1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ
2.2.1. Phân loại nhân vật theo quan niệm đạo đức phongkiến
Đại Việt Sử ký toàn thư là công trình sử học lớn của Việt Nam thời trung đại, chép sử nước ta từ thời Hồng bàng cho đến năm 1675. Thời kỳ mà Đại Việt sử ký toàn thư được biên soạn cũng là thời kỳ mà Nho giáo đóng vai trò chính thống chi phối đến mọi vấn đề của đời sống con người.
Các sử gia - đồng thời cũng là những nhà nho. Họ đã đứng trên lập trường Nho giáo để đánh giá, phán xét nhân vật lịch sử. Nho giáo nhìn nhận con người trong xã
hội theo chức năng, xem xét con người dưới góc độ đạo đức. Nhà nho đề cao đạo đức hơn cả sự giàu có, sự giàu có chỉ là “nhân tước”, còn đạo đức mới là “thiên tước”. Đạo đức chính là thước đo để đánh giá hành vi của con người, điều này xuất phát từ chủ trương trị nước bằng đạo đức của Nho giáo.
Trong văn chương trung đại (văn chương của những nhà nho) , nhân vật thường được chia làm hai tuyến: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện là những con người có hành vi đạo đức tốt phù hợp với chuẩn mực đạo đức phong kiến. Ngoại hình nhân vật nữ chính diện “tất phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn” còn nếu là phái nam tất hào hoa phong nhã hoặc kỳ vĩ phi thường. Về tài năng, nhân cách, lý tưởng của họ hầu như vươn tới những giá trị tinh thần siêu việt. Nhìn chung họ là tấm gương, là mẫu người lý tưởng mà người đời vươn tới. Nhân vật chính diện trong truyện kiều như : Thuý Kiều, Từ Hải, Kim Trọng…
Nhân vật phản diện là những con người vô đạo đức, họ thường có quan hệ tiêu cực, có những hành vi mang tính chất phá hoại đối với những nhân vật chính diện và trái với phép tắc của xã hội phong kiến.
Nhân vật phản diện trong truyện Kiều như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc Hạnh…Cách phân chia nhân vật thành hai tuyến như trên một mặt do sự chi phối của tư tưởng nho gia, một mặt do sự kế thừa thi pháp của văn học dân gian. Xuyên suốt các tác phẩm văn học dân gian là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính và tà. hay chính là cuộc đấu tranh giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn của những nhà nho nên cũng không nằm ngoài quy luật nói trên. Nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng được chia thành hai tuyến.
Một là, tuyến của nhân vật chính diện: bao gồm những ông vua chân chính, những bề tôi trung thành, những anh hùng dân tộc tài giỏi, tâm công, trung hiếu.
Hai là tuyến nhân vật phản diện: là những tên vua gian ác, hoang dâm, ăn chơi vô độ hoặc những tên nghịch thần.
Việc phân chia nhân vật lịch sử ra thành hai loại như trên của các sử gia là điển hình cho tư duy phân loại nhân vật của văn học trung đại.