1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ
2.2.1.1. Những hành động chân chính
Mục đích viết sử của Ngô Sĩ Liên là: Nêu gương trị đạo cho đời sau, giáo huấn bài học về luân lý, nêu cao chính thống chống nguỵ triều. Những con người có nhân cách cao thượng, có lương tâm trong sáng thì được ca ngợi hết lời “sáng tỏ như mặt trời, mặt trăng”, những tên phản tặc thì lời lẽ gay gắt “như sương thu lạnh buốt”. Đứng trên quan niệm Nho giáo: Những nhân cách trong sáng như Chu Văn An và Trương Đỗ đời Trần được các sử gia ca gợi hết lời
Người thầy Chu Văn An hiện lên với vài nét phác hoạ rất đơn sơ thoáng qua nhưng chân dung, cốt cách thể hiện rõ nét.
Chu Văn An: học vấn tinh thông, học trò đầy cửa, những người học ông đều đỗ đạt cao. Chu Văn An được Minh Tông mời làm Quốc tử giám tu nghiệp dạy Thái tử học. Dụ tông ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Ông nhiều lần khuyên can Dụ Tông nhưng không nghe, bất bình trước việc làm ngang tai trái mắt, chán nản về thời thế rối ren, ông bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần (đều là những người được vua yêu). Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ áo về quê.
Trương Đỗ thuộc kỷ nhà Trần, ông học rộng, nổi tiếng là thanh liêm, thẳng thắn, con cháu nối đời làm quan có tiếng là nghèo mà sạch không hề gây dựng điền sản.
Ba lần dâng sớ can vua nhưng không được bèn treo mũ từ quan xa rời vòng danh lợi. Những hành động khẳng khái cương trực trên của Chu Văn An và Trương Đỗ là sự phản kháng tình trạng vô đạo của xã hội phong kiến. Nho giáo quan niệm bề tôi phải trung với vua nhưng khi vua làm những điều bất chính thì họ sẵn sàng đứng về phía nhân dân, đứng về phía đạo đức chân chính của cuộc đời để lên tiếng với những kẻ cầm quyền, từ chối danh lợi để giữ khí tiết thanh cao, tâm hồn trong sáng. Con đường công danh của họ đi từ chức phận của nhà nho hành đạo sang nhà nho ẩn dật. Họ muốn thực hiện đạo “Trung quân”, muốn giúp cho dân cho nước nhưng chốn quan trường rối loạn, bon chen, kẻ cầm quyền bạc nhược làm cho họ chán nản. Nhiều lần Dụ Tông đem mũ áo ban cho Chu Văn An nhưng ông không nhận, sau đó ông trở về quê sống cuộc đời thanh bạch: “cày ăn, đào uống đòi yên đời phận” .
Như vậy, chỉ cần phác hoạ một vài hành động tiêu biểu chân dung nhân cách nhân vật đã hiện lên rõ rệt. Gấp trang sử lại không ai có thể quên được một Chu Văn An và một Trương Đỗ khẳng khái, cương trực, thanh cao. Nhưng xét cho cùng đây không phải là cá tính mà là tính cách chung của một kiểu người– nhà nho ẩn dật.
Hành động nhân vật góp phần thể hiện tính cách, mỗi hành động khác nhau sẽ phản ánh tính cách khác nhau. Trong các nhà khoa học nghiên cứu về con người chỉ có duy nhất nhà văn mới quan tâm đến hành động của nhân vật nhưng ở đây ta thấy các nhà sử học cũng chú trọng đặc biệt đến hành động của nhân vật qua đó thấy được tính cách và khái quát thành kiểu người trong xã hội. Như vậy cách chép sử của các nhà nho cũng giống như cách phản ánh cuộc sống của nhà văn. Chính lối chép sử như trên đã tạo lên giá trị văn học cho tác phẩm. Bên cạnh những hành động thẳng thắn, cương trực của những nhà nho giàu khí tiết, đó là hành động yêu nước, căm thù giặc của những con người quả cảm. Tiêu biểu là nhân vật Trần Quốc Tuấn thuộc kỷ nhà Trần:
Tại hội nghị các Vương hầu ở Bình Than, họp bàn về kế sách đánh giặc Nguyên. Nhưng lúc đó Văn hầu Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi không được dự họp bàn, Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phấn khích tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Một thời gian sau, Quốc Toản lui về huy động hơn nghìn gia nô và người thân, sắm vũ khí đóng thuyền chiến viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch báo hoàng ân”. Khi đối mặt với giặc tự mình xông lên trước quân sỹ, giặc trông thấy phải tránh lui không dám đối địch. Rõ ràng chân dung nhân vật Trần Quốc Toản được các nhà sử học dựng lên bằng những hành động chọn lọc và ấn tượng. Tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, tích tụ, dồn nén, không thể kìm chế được đã được bộc lộ ra ngoài bằng hành động bộc phát “bóp nát quả cam” rồi sắm vũ khí đóng thuyền chiến viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch báo hoàng ân”. Tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc của Trần Quốc Toản vốn bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của con người Việt nam từ xa xưa. Lên ba tuổi chàng trai Phù Đổng đã nhổ tre diệt thù, tiếng nói đầu tiên của chàng là tiếng nói đánh giặc. “Con người Việt Nam vốn là những con người có ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước rất mãnh liệt. Họ xem ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng, khác hẳn với người phương Tây sống du mục, lang thang nay đây mai đó nên ranh giới quốc gia đối với họ không là vấn đề “sống còn” cần kíp giữ gìn bảo vệ. Đối với người Việt Nam hễ kẻ nào đến xâm phạm bờ cõi, lãnh thổ là “bị đánh tơi bời” và chống trả quyết liệt”(39,tr43)
Đại Việt sử ký toàn thư không chỉ là những trang sử hào hùng về lòng yêu nước căm thù giặc, mà còn là bài ca bất hủ về tư tưởng trung quân. Đứng trên quan điểm Nho giáo để nhìn nhận lịch sử, các sử gia luôn tôn thờ tư tưởng trung quân. Những tấm gương trung quân đã được các sử gia ca gợi hết lời. Tiêu biểu là nhân vật Phụng Hiểu đời Trần.
Trước những việc làm vô đạo đức, trái nhân luân, làm loạn kỷ cương, thì một con người giàu nghĩa khí như Phụng Hiểu không thể khoanh tay đứng nhìn. Khi
Lý Thái Tổ vừa băng hà, linh cửu chưa được an táng, thái tử vâng di chiếu chuẩn bị lên ngôi. Vậy mà ba anh em Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức đem quân phục sẵn trừ khử thái tử nhằm cướp đoạt ngôi báu. Phụng Hiểu – một bề tôi trung thành rất phấn khích tức giận rút gươm chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc hô to rằng; “bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa con tôi”.(1,tr248) “Vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng, rồi xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương, Vương quay ngựa ngã khuỵ xuống bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của ba vương thua chạy, quan quân đuổi theo chém giết không sót một mống chỉ có hai vương là Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát”(1,tr149).
Hành động lao đầu vào chốn loạn quân và bất chấp tính mạng của Phụng Hiểu là kết quả của sự phẫn uất trước đạo lý cương thường bị đảo lộn, anh em cốt nhục giết nhau để tranh dành ngôi báu, không coi di chiếu vua ban là gì. Hành động đó là đỉnh cao của tư tưởng trung quân, trung quân chính là một phẩm quan trọng nhất của bề tôi, không phải “vua bảo chết, thần chết” mà vì đạo lý, vì lẽ sống cương thường của Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Chức năng của sử học là phản ánh lịch sử chính xác, cung cấp thông tin, sự kiện còn văn học thiên về chức năng thẩm mỹ, giáo dục. Nhưng qua những tấm gương yêu nước như Trần Quốc Toản, trung quân như Phụng Hiểu, thì những trang sử của Đại Việt sử ký toàn thư đã mang chức năng giáo dục, thẩm mỹ của văn chương. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích viết sử của các bậc đại nho. Nhà sử học dựng lại chân dung nhân vật lịch sử giống như quá trình sáng tạo của nhà văn. Nhà văn chọn lọc, khái quát ghi nhận những hành động ấn tượng từ thực tế cuộc sau đó tái hiện vào trong tác phẩm của mình, còn nhà sử học chép lại có chọn lọc và sắp xếp những hành tiêu biểu để tạo dựng chân dung nhân vật lịch sử. Chính sự tương đồng trong quá trình sáng tác văn học và quá trình chép sử đã tạo lên giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư .