9. Kết cấu của luận văn
1.1.8. Khái niệm quản lýmôi trường
Theo khái niệm về quản lý đã tìm hiểu ở trên thì quản lý môi trường là việc tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, theo những cách tiếp cận khác nhau thì có những định nghĩa khác nhau về quản lý môi trường.
Theo trang thông tin của tổng cục môi trường thì: "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".13
Theo Vũ Cao Đàm, quản lý môi trường “ Là sự điều khiển hành vi của những con người hoặc nhóm người trong cộng đồng (đối tượng trực tiếp), nhằm định hướng cho họ tác động lên các yếu tố của môi trường (đối tượng gián tiếp), sao cho có thể duy trì được một chuẩn mực chất lượng môi trường phù hợp với những chuẩn mực được một cộng đồng chấp nhận”.[15;Tr.33]14
Quản lý môi trường nhìn từ giác độ quan hệ xã hội có nghĩa là quản lý biến đổi xã hội, hòa giải những đối lập về mặt xã hội giữa:
- Lợi ích tư nhân và lợi ích nhà nước
- Quyền lợi chính phủ và quyền lợi phi chính phủ - Đối lập về mặt nghề nghiệp
12
Nguyễn Phú Hùng, Giáo trình Quản lý dự án,, Dùng cho các lớp Cao học tại trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia-Hà Nội.
13 http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/Quảnlýmôitrườnglàgì.aspx
14
30 - Giữa hiện tại và tương lai
- Giữa quy mô toàn cầu và quy mô khu vực - Giữa bảo tồn và phát triển15
“Quản lý xung đột môi trường có bản chất là sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách về môi trường cũng như các chính sách xã hội có liên quan để thiết lập trật tự trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như việc xử lý chất thải các loại.”[15;Tr.33]16
Khái niệm trên chỉ đề cập đến môi trường theo nghĩa là môi trường tự nhiên. Nếu xem xét môi trường theo nghĩa rộng thì cần phải xem xét cả môi trường nhân tạo như hạ tầng sản xuất.
Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường.
1.2. Quan hệ giữa xung đột môi trƣờng với vấn đề môi trƣờng và quản lý môi trƣờng.
Xung đột bao giờ cũng có nguyên nhân của nó. Sự đối lập về quyền lợi của các đương sự là cơ sở của sự xung đột. Ban đầu chỉ là những mâu thuẫn nhỏ về quyền lợi giữa bên này với bên kia. Khi đó xung đột không được bộc lộ rõ do có một sự nhượng bộ nào đó của bên bị hại hoặc khi chức năng môi trường bị lấn át ở mức độ chưa có biểu hiện rõ ra bên ngoài. Chỉ đến khi nào đó mức độ mâu thuẫn quá mức chịu đựng của bên bị hại hoặc mức độ thiệt hại biểu hiện thì xung đột mới được biểu hiện. Quyền lợi của các đương sự chỉ có thể được thỏa mãn với sự ưng thuận hay ngược lại với sự chống đối của đương sự khác.
Xung đột môi trường có nguyên nhân từ vấn đề môi trường. Trong các vấn đề ô nhiễm môi trường mà con người dễ nhận thấy nhất và cũng dễ gây tranh chấp nhất đó là ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước. Bởi vì các yếu tố này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày
15 Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Nghĩa, Nghiên cứu xã hôi về môi trường, Nxb KH&KT 2010, trang 102.
16
31
của người dân, hơn nữa, nước và không khí là yếu tố thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không khí có mùi khó chịu thì người ta sẽ đi tìm nguyên nhân và ngăn chặn những hành động gây ra ô nhiễm không khí. Nếu người dân nhận biết được nguồn nước mà họ đang sư dụng bị ô nhiễm bởi một tác nhân là do doanh nghiệp X xả nước thải không qua xử lý, ảnh hưởng đến quyền lợi thì chắc chắn họ sẽ có phản ứng.
Khi một bên đương sự vì lợi ích kinh tế, họ bất chấp các quy định hoặc lén lút thải chất bẩn không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường thì bên thiệt hại sẽ có phản ứng là điều tất yếu. Việc nhìn nhận cách phản ứng của người dân một mặt giúp ta nhận biết được nhu cầu về mặt chất lượng môi trường môi trường mặt khác cũng phản ánh việc người dân nhìn nhận và ý thức về môi trường ngày càng tăng. Họ nhận thấy bị tước đoạt lợi thế về môi trường trong khi lẽ ra họ phải được hưởng (bầu không khí trong lành, nguồn nước tinh khiết, mát trong…)
Để nhận diện tốt các dạng xung đột môi trường, ta có thể dựa trên các loại xung đột môi trường, từ căn nguyên dẫn đến xung đột ta có thể nhìn nhận được các dạng xung đột đó.
Thứ nhất là xung đột nhận thức, khi nghiên cứu dạng xung đột này cần tìm hiểu xem trong trong công đồng dân cư hay các doanh nghiệp họ nhận thức về vấn đề môi trường như thế nào? Ở các nhóm đối tượng có hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hủy hoại môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của bản thân và của công đồng hay không.
Thứ hai là xung đột lợi ích, đó là sự xung khắc giữa các bên liên quan về lợi ích mà các nhóm đều mong muốn đạt được. Tất cả những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm cuối cùng cũng có nguyên nhân vì sự tư lợi về phần mình mà bất chấp sự xâm hại đến quyền lợi của người khác. Đối với các doanh nghiệp, vì lợi ích riêng, họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên. Những mâu thuẫn khác biệt về lợi ích là giá trị được coi là căn nguyên gây ra xung đột lợi ích. Lợi ích chung mà người dân mong muốn là lợi ích được hưởng một môi trường trong
32
lành, không bị ô nhiễm. Lợi ích mà nhóm doanh nghiệp hướng đến là lợi ích về kinh tế.
Thứ ba là xung đột quyền lực, nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của các nhóm khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Thứ tư là xung đột chức năng môi trường, khi một trong các chức năng của môi trường bị chiếm dụng quá mức, dẫn đến suy giảm các chức năng có ích của môi trường đối với con người. Đây là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với môi trường vì ban đầu xung đột còn ở dạng tiềm ẩn, khi xung đột bộc lộ thì nó đã gây hậu quả rất lớn cho cuộc sống con người.17
Quản lý môi trường không phải là ngăn chặn, lấp liếm, giữ kín xung đột và cũng không phải là đưa xung đột ra khỏi sự kiểm soát vì bản thân xung đột không phải là xấu, có thể xem xung đột như là một điều kiện để thay đổi và phát triển, vì nó có thể làm sáng tỏ những vấn đề đang tồn tại, thúc đẩy sự biến đổi.
Vai trò của cơ quan quản lý môi trường trong lúc này là rất cần thiết để điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn môi trường và xử lý các xung đột môi trường, điều cần làm là giải quyết tận gốc nguyên nhân của của xung đột. Giải pháp đầu tiên, và có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết xung đột môi trường là xử lý vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
Thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa các nhóm xã hội và công đồng dân cư trong việc tranh chấp quyền lợi về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, các nhà quản lý có thể tìm ra các biện pháp để điều hòa lợi ích giữa các nhóm trên cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về chuẩn mực môi trường. Cuối cùng là điều hòa xung đột môi trường, điều hòa quyền lợi giữa các nhóm xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các thiết chế và giải pháp quản lý môi trường.
17
33
* Kết luận chƣơng I
Trong chương 1 của luận văn đã đưa ra được cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vấn đề môi trường với xung đột môi trường. Trong đó nêu lên các cơ sở lý thuyết về xung đột môi trường, các khái niệm liên quan đến môi trường, xung đột môi trường vấn đề môi trường và quản lý môi trường; các khái niệm về doanh nghiệp thủy sản, công đồng dân cư. Trong chương này cũng nêu lên được cách thức nhận diện các loại xung đột môi trường phân loại dựa trên nguyên nhân như xung đột nhận thức, xung đột mục tiêu, xung đột lợi ích, xung đột quyền lực và cuối cùng là xung đột chức năng môi trường. Xung đột, mâu thuẫn là một trạng thái tự nhiên nhưng chỉ bộc lộ khi có tác động từ bên ngoài, đó là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Để nhận diện tốt các vấn đề môi trường thì nhà quản lý cần nhận diện tốt các dạng xung đột diễn ra ở địa phương và nguyên nhân của nó để kiểm soát và kiềm chế nó thông qua các công cụ quản lý là thiết chế xã hội, là công cụ pháp luật để điều chỉnh kiểm soát xã hội theo đúng chuẩn mực môi trường.
34
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU
2.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có toạ độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00” đến 105052’30” kinh độ đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía Bắc). Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu được tái lập ngày 01-01-1997 với diện tích đất tự nhiên là 2.594 km2. Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Bạc Liêu và
35
6 huyện là Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải với tổng cộng 64 xã, phường và thị trấn. Thành phố Bạc Liêu là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh. Tính đến năm 2012 dân số của Bạc Liêu là 856.250 người.
Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,... Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn.
Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển.
Về nhân văn, người Bạc Liêu mang đậm tính cách của người Nam Bộ: hiền hòa, cần cù lao động, thẳng thắn, giàu ước mơ…Với tính cách đó họ luôn luôn là những người tiên phong trong việc tìm kiếm những phương thức sản xuất mới, cách quản lý mới để làm giàu cho quê hương, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cùng với quá trình hội nhập phát triển kinh tế của đất nước, Bạc Liêu cũng đang trong quá trình xây dựng và đổi mới và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây . Cơ cấu kinh tế của Bạc liêu trong năm 2012 như sau:
Năm Tổng số Công nghiệp
và xây dựng Nông, lâm nghiệp và thủy sản Thương mại dịch vụ 2008 12.338.189 2.881.404 6.657.504 2.799.281 2009 14.464.750 3.422.029 7.666.305 3.376.416 2010 17.507.467 4.222.439 9.131.312 4.153.707 2011 21.690.487 5.319.281 11.213.055 5.158.151 2012 24.324.833 6.063.980 12.267.082 5.993.771
(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Bạc Liêu 2012)
36
GDP theo nganh kinh te
Công nghiệp và xây dựng Thương mại dịch vụ Nông, lâm nghiệp và thủy sản Hình 2.2. GDP theo ngành kinh tế
2.1.1. Diễn biến chất lượng không khí, tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ kinh doanh dịch vụ
Nồng độ bụi lơ lửng: trong mùa khô, nồng độ bụi dao động trong khoảng 0,19-0,546mg/m3, trong đợt quan trắc có 5/25 cơ sở sản xuất có nồng độ bụi vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.
So với các năm trước, năm 2012 số lượng cơ sở sản xuất của tỉnh đã tăng lên, một số cơ sở sản xuất đã có dấu hiệu gây ô nhiễm. Ngoài các cơ sở nhựa, giấy thì một số cơ sở chế biến thủy sản có nồng độ bụi và khí SO2 vượt quy chuẩn cho phép như : Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Âu Vững, Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu, nhà máy chế biến chả cá xuất khẩu thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, một vài cơ sở có xuất hiện khí H2S, NH3. Với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay thì cần phải thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên các cơ sở gây ô nhiễm, khuyến khích cơ sở xây dựng hệ thống xử lý khí thải, áp dụng các biện pháp thông thoáng nhà xưởng, quy hoạch địa điểm các cơ sở sản xuất hợp lý, đưa các cơ sở sản xuất vào khu hoặc cụm công nghiệp để dễ kiểm soát ô nhiễm.18
18
Xem thêm Báo cáo tổng hợp Diễn biến môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2012 GDP theo ngành kinh tế
37
2.1.2. Diễn biến nước thải công nghiệp
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa với tốc độ phát triển nhanh trong hoạt động công nghiệp, xây dựng và năng lượng đã tác động mạnh đến môi trường. Trong công nghiệp chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm, tỉ lệ thành phẩm là 25-30%, còn lại 70-75% trọng lượng tồn dưới dạng chất thải rắn và lỏng. Ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: ô nhiễm không khí do mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải, chất thải rắn bao gồm vỏ đầu tôm và các phế phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Nước thải trong quá trình chế biến thủy sản nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn có chất thải khác do quá trình sử dụng các nhiên liệu, vật liệu khác. Về nước thải, do nhu cầu nước cho các cơ sở chế biến thủy sản, thực phẩm thường rất lớn, hầu hết các khâu trong sản xuất đều sử dụng nước, từ khâu rửa nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm cho đến vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ thiết bị. Lượng nước thải trong quá trình sản xuất nếu không được xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả, chảy tràn tự nhiên, gây ô nhiễm nặng nề, đây cũng là nguồn ô nhiễm môi trường nước cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều xí nghiệp chế biến thực phẩm, đông lạnh đã có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên một số cơ sở chỉ xây dựng hệ thống xử lý nước thải chiếu lệ, thường không vận hành, hàng ngày vẫn thải ra môi trường một lượng nước thải lớn không đạt tiêu chuẩn quy định.
STT Thông số ô nhiễm Đơn vị Khảo sát Đợt 1 Khảo sát Đợt 2 QCVN /BTNMT (Cột B) Số cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 PH 6,8-8,3 7,1-8,2 5,5 – 9 29/29 2 TSS mg/l 13-200 42-176 100 19/29 3 BOD 5 mg/l 24-168 25-172 80 19/29 4 COD mg/l 45-435 62-385 50 19/29
38 5 Amoni mg/l 5-20 3-20 10 18/29 6 Tổng Nitơ mg/l 15,9-72,2 11,8-63.5 40 23/29 7 Tổng Phốtpho mg/l 0.3-45,7 0.7-35,6 6 9/29 8 Sunfua mg/l 0,12-1,64 0,19-1,7 0,5 21/29 9 Clo dư mg/l 0,01-3,7 0,01-4,57 2 23/29