9. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Khái niệm về doanh nghiệp, doanh nghiệp thủy sản
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều khái niệm về doanh nghiệp, mỗi khái niệm đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định.
Theo Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”
Theo trang giáo trình mở voer.edu.vn có các định nghĩa khác về doanh nghiệp như sau: 10
Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi
Xét theo quan điểm chức năng: “Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy.
(M.Francois Peroux).
Xét theo quan điểm phát triển: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có
9 Xem thêm Vũ Cao Đàm (chủ biên), Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Nghĩa, Nghiên cứu xã hôi về môi trường, Nxb KH&KT 2010, trang 53
10
27
lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được “
Xét theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng " doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự.
Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những khái niệm khác nữa khi xem xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa các khái niệm về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:
- Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính.
- Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
- Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.
- Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được.
Doanh nghiệp được phân chia theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.
Căn cứ vào hình thức pháp lý thì có các loại hình doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân…
28
Thủy sản: Là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước (ngọt và lợ/mặn) và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm.
Doanh nghiệp thuỷ sản: là doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế biến, xuất nhập khẩu những mặt hàng có nguồn gốc từ thuỷ sản.