Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với chính quyền các cấp và

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 62)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.4.Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với chính quyền các cấp và

Vấn đề xung đột giữa các doanh nghiệp CBTS với chính quyền các cấp và cơ quan quản lý môi trường nảy sinh là do trước sức ép phát triển kinh tế của địa phương, các cơ quan chính quyền đã có phần ưu ái cho các doanh nghiệp do chính sách mời gọi đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp khi không có đủ điều kiện cũng vẫn được ưu ái cho xây dựng và hoạt động, khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến môi trường xung quanh. Mặc khác các doanh nghiệp cũng vì vấn đề lợi ích và lợi nhuận, lợi dụng sự ưu ái của các cấp chính quyền đã “phớt lờ” những cam kết trước đó đối với công tác bảo vệ môi trường. Vấn đề này từng xảy ra tại Bạc Liêu, ban đầu là do chính quyền thiếu kiên quyết trong việc quản lý cấp phép cho hoạt động. Đến khi doanh nghiệp vi phạm thì đóng phạt cho xong rồi “chây lì” mà vẫn tiếp tục được hoạt động.

Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Trang Khanh, phường 5, thị xã Bạc Liêu xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với quy mô khá lớn, nhưng không phép, không đúng quy hoạch và cũng không có hệ thống xử lý môi trường. Các đơn vị thanh tra của sở Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường nhiều lần kiểm tra, phát hiện DN này vi phạm, và đã ra nhiều quyết định xử phạt hành chính, buộc DN ngưng thi công, khắc phục lại hiện trạng cũ. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp Trang Khanh vẫn không chấp hành và cứ tiếp tục xây dựng mở rộng nhà máy với quy mô ngày càng lớn, ngày càng

63

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…Vì vậy, mới đây, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định buộc nhà máy này ngưng hoạt động, làm cho hàng trăm lao động tại doanh nghiệp này mất việc làm, khiến chủ doanh nghiệp và người lao động hoang mang.

Ngoài doanh nghiệp Trang Khanh, hiện nay, ở Bạc Liêu có gần 20 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu khác cũng xây dựng trái phép và bất chấp quy hoạch (chủ yếu tập trung xây dựng trên tuyến quốc lộ 1A), như: Công ty TNHH Phú Gia, Công ty TNHH Minh Bạch, Công ty TNHH Phúc Hậu, Công ty TNHH Bạch Linh, DNTN Đình Duy…Những doanh nghiệp này khi bị phát hiện vi phạm xây dựng không phép…chỉ bị phạt hành chính, rồi tiếp tục cho hoạt động.

Việc các doanh nghiệp xây dựng không phép và không tuân theo quy hoạch ở Bạc Liêu chính là do từ nhiều năm nay tỉnh chưa có khu công nghiệp tập trung, chưa có quy hoạch xây dựng cụ thể cho các nhà máy chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp tự tiện xây dựng, còn chính quyền địa phương lại “nhẹ tay” trong xử lý. Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đều vi phạm lỗi không bảo đảm xử lý môi trường, tất cả chất thải độc hại từ chế biến thủy sản đều được các nhà máy xả trực tiếp xuống sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 62)