Hệ thống tổ chức quản lýmôitrường tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 72)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Hệ thống tổ chức quản lýmôitrường tỉnh Bạc Liêu

Tại tỉnh Bạc Liêu đã từng bước kiện toàn tổ chức, bộ máy và hoạt động của các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp theo quy định của nghị định 81/2007/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2007 quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Cụ thể:

Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bạc Liêu “là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc – bản đồ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo quy định của pháp luật”.[3, Điều 6.1]

Ngày 07 tháng 7 năm 2008, theo quyết định số 1365/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thành lập Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu. Chi cục bảo vệ môi trường

73

của tỉnh được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ phòng Môi trường của sở Tài nguyên và Môi trường, số lượng biên chế là 10 người.

Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành.

Ở sáu huyện và Thành phố bạc Liêu đều có phòng Tài nguyên và Môi trường , mỗi phòng có từ 01 đến 02 cán bộ phụ trách công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn mình. Riêng các xã, phường, thị trấn (là cấp xã loại 1), được bố trí 01 biên chế chuyên trách về môi trường, đối với cấp xã loại 2 thì do cán bộ địa chính - nông nghiệp - xây dựng (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - đô thị - xây dựng (đối với xã) kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường (theo Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn).

Tuyến xã, phường, thị trấn hiện nay chỉ có 8 xã và 7 phường có cán bộ phụ trách về môi trường được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Các xã, thị trấn khác chỉ có một cán bộ địa chính kiêm phụ trách về môi trường tham mưu giúp chủ tịch UBND phường, xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác bảo vệ môi trường.

Theo nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của chính phủ quy định về phóng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường. Nghị định nêu rõ: “Cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thuộc ngành Công an”.[4; Điều 4.1]

74

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường

Lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thường gọi tắt là cảnh sát môi trường có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trực tiếp tiến hành các mặt công tác điều tra chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; tiến hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thực hiện công tác kiểm định tiêu chuẩn môi trường…được tiến hành các biện pháp, công tác nghiệp vụ, các hoạt động điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, thăm dò khai

Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Phòng cảnh sát PCTP về môi trƣờng Chi cục bảo vệ môi trƣờng UBND Thành Phố và các huyện

Đội cảnh sát PCTP về môi trường

… … UBND TỉnhCông an Thành Phố và các huyện Phòng TN & MT cấp huyện Đội 1 Đội 2 Đội 3 Công an tỉnh

75

thác tài nguyên, khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn…

Như vậy, khi phát hiện bất cứ vấn đề nào mà người dân cảm thấy xâm hại đến môi trường sống của mình thì có quyền gửi đơn hoặc tin báo trực tiếp đến bất cứ cơ quan quản lý môi trường nào trong hệ thống quản lý môi trường kể cả bên Cảnh sát môi trường lẫn bên các cơ quan quản lý hành chính về môi trường. Khi tiếp nhận thông tin, nếu thuộc thẩm quyền thì cơ quan đó giải quyết, nếu không thuộc thẩm quyền thì sẽ phối hợp hoặc chuyển các đơn thư, tin báo đến đúng thẩm quyền giải quyết.

Quy trình và thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc giải quyết theo nội dung đơn yêu cầu của công dân:

Đơn yêu cầu, khiếu nại về môi trường của công thường xảy ra các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: đơn yêu cầu của công dân gửi tại UBND cấp xã, thì UBND cấp xã cử cán bộ quản lý về công tác môi trường đến xác minh hiện trạng tại vị trí nêu trong đơn yêu cầu của công dân, lập biên bản làm việc và buộc cở sở vi phạm khắc phục trong thời gian ngắn nhất, sau đó báo cáo về Phòng TNMT.

- Trường hợp 2: đơn yêu cầu của công dân gửi trực tiếp tại Phòng Tài nguyên & Môi trường thì phòng TN&MT sẽ cử cán bộ phối hợp với địa phương xác minh sự việc sau đó báo cáo lãnh đạo phòng, lãnh đạo UBND huyện để có hướng giải quyết.

- Trường hợp 3: đơn yêu cầu của công dân gửi tại cơ quan tiếp dân của UBND huyện, thì UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn là Phòng TN&MT xem xét giải quyết, sau đó báo cáo UBND huyện và đề xuất hướng xử lý.

- Trường hợp 4: đơn yêu cầu của công dân gửi tại Sở TN&MT thì Sở TN&MT chỉ đạo Phòng TN&MT hoặc kết hợp với phòng TN&MT xem xét, giải quyết.

76

- Trường hợp 5: đơn yêu cầu của công dân gửi tại phòng CSMT thì phòng sẽ cử trinh sát xác minh làm rõ và xử lý. Nếu các vi phạm môi trường không thuộc thẩm quyền của cơ quan CSMT thì sẽ phối hợp giải quyết hoặc chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh trong việc quản lý môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 72)