9. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh trong việc quản lýmôitrường thông
Nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VIII, kỳ họp thứ 3 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ về quan điểm phát triển: “Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, hình thành cho được vùng trọng điểm Khu kinh tế Gành Hào; phát triển nhanh công nghiệp, du lịch và dịch vụ; gắn Bạc Liêu trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong vùng và các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng để phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch”,…với mục tiêu “phấn đấu xây dựng Bạc Liêu thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ”. Bên cạnh những thành tựu đạt được, tỉnh Bạc Liêu đang phải đối mặt với những hệ quả khi phát triển kinh tế không bền vững, nổi bật lên là vấn đề ô nhiễm môi trường. Có một điều mà trong chúng ta ai cũng đều có thể nhận ra rằng có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa hoạt động của nhà máy với người nông dân nuôi tôm và với người nông dân sản xuất nông nghiệp… Vì chúng ta đang sống trong một môi trường chung, nếu biết bảo vệ nó thì đó cũng là việc chúng ta đang bảo vệ chính chúng ta. Nếu nhà máy xả nước thải chưa được xử lý tốt ra môi trường bên ngoài thì khi người nuôi tôm lấy nước đó nuôi tôm sẽ không đạt hiệu quả do nguồn nước ô nhiễm, tôm chết dẫn đến không có nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thì hoạt động kinh doanh sẽ trì trệ, giá cả nguyên liệu tăng cao, giảm lợi nhuận. Đối với người nuôi tôm, việc sử dụng các chất kháng sinh cho tôm nếu dư lượng kháng sinh còn tồn tại trong nước thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm
77
trọng, lượng thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng cho cây trồng khi tồn dư cũng ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, hậu quả đó không chỉ một người mà cả xã hội phải gánh chịu.
Tại diễn đàn doanh nghiệp về xử lý chất thải công nghiệp năm 2012 Bà Giang Dạ Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường nói: “Theo quy định, người gây ô nhiễm phải trả tiền, các cơ sở gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm với xã hội. Không chỉ bắt buộc các cơ sở đó phải xây dựng công trình xử lý chất thải, đưa vào hoạt động, mà còn buộc phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp”.25
Tuy nhiên, bà Thảo cũng đề xuất tỉnh cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường, kêu gọi đầu tư các mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải.
Qua tìm hiểu về chính sách đóng phí bảo vệ môi trường như bà Thảo đề cập thì đã có Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có xả nước thải ra môi trường (gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp). Tuy nhiên đến nay vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định trên nên gây khó khăn trong việc áp dụng thực hiện. Tỉnh đã có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. Theo quy định tại nghị định này thì “Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của một mét khối nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng”.
Theo ông Lữ Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở TN&MT: “Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn trước hết chính là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đến tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô
25
78
nhiễm. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm đối với những ai không chấp hành”.
Hiện nay, với hơn 40 doanh nghiệp chế biến thủy sản và hàng trăm cơ sở thu mua thủy sản nếu không được quản lý, kiểm tra chặt chẽ thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Ông Đỗ Thanh Trực, phó trưởng Phòng TN&MT huyện Giá Rai cho biết: “Riêng địa bàn huyện Giá Rai có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản nhất so với các địa phương trong tỉnh nên huyện rất chú ý đến công tác thanh tra kiểm tra. Phòng TN&MT huyện Giá Rai đã tham mưu với UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra, trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra 2 đợt. Nhìn chung các cơ sở đa số đã đều được cam kết các điều kiện BVMT và đề án bảo vệ môi trường đơn giản, tuy nhiên có một số cơ sở thì chưa thực hiện tốt”.
Cũng theo Ông Trực, hiện nay Theo Khoản 3 Điều 39 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản thì ngày 05/6/2013 sẽ là thời điểm chấm dứt việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, hồ sơ đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Do đó các cơ sở chưa lập hồ sơ đăng ký đề án bảo vệ môi trường khi bị kiểm tra lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật thì các cơ sở này cũng có mong muốn có đề án bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn, phải chờ văn bản hướng dẫn mới. Trong khi chờ đợi thì phòng cũng hướng dẫn các cơ sở trước mắt phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong khi chờ đợi có hướng dẫn mới sẽ cho lập hồ sơ bổ sung. 26
Để công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả, cần có sự phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành, tăng cường tuyên truyền phổ
26
79
biến chính sách pháp luật bảo vệ môi trường để các cơ sở, doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc chung tay, góp sức cùng cộng đồng bảo vệ môi trường, như việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường thông qua việc đóng phí bảo vệ môi trường thông qua lượng nước thải do sản xuất và sinh hoạt thải ra môi trường.
Đối với các doanh nghiệp: một mặt hỗ trợ về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, một mặt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm, xử lý công bằng đới với các cơ sở vi phạm. Như ông Tùng, Phó Giám đốc Sở TN&MT phát biểu: “Chế tài xử phạt nặng nhất đối với cơ sở, doanh nghiệp vi phạm là buộc đóng cửa, chấm dứt mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Đối với công đồng dân cư: một trong các vấn đề quản lý môi trường mà Đảng và nhà nước quan tâm đó là công tác giáo dục BVMT, điều đó thể hiện trong điều 107, luật BVMT 2005: ”Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.”
[12; Điều 107]. Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2003 đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng và cần thiết, đây vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mọi người nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Ở Bạc Liêu cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có tập tục mua bán ven sông, sông và chợ đã tạo thành một nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước, song bên cạnh đó vẫn còn những thói quen làm xâm hại đến môi trường. Chính tập quán mua bán trên sông rồi thải rác trên sông cũng góp phần không kém cùng với các doanh nghiệp thủy sản “bức tử” những dòng sông. Như vậy chính ở những người dân nếu có ý thức tốt thì sẽ góp phần trong việc chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường.
80