Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với các hộ nuôi trồng thủy

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 60)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với các hộ nuôi trồng thủy

thủy sản

Mới đây, trên báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 02/07/2013 có đăng thông tin hàng trăm nông dân xã Vĩnh Hậu A, huyện Hoà Bình kêu cứu vì bị Công ty TNHH Anh Tuấn gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại đến việc nuôi trồng thuỷ sản của họ. Để phục vụ cho hàng trăm hộ dân ở ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu lấy nước nuôi tôm, Nhà nước đã đầu tư nạo vét con kênh thủy lợi đi qua ấp 12 đó là kênh 9. Thế nhưng vài năm trở lại đây, con kênh này gọi là “kênh chết” vì bị Nhà máy Chế biến vỏ đầu tôm của Công ty TNHH Anh Tuấn (trước đây là Công ty TNHH Gia Khang) đầu độc bằng cách xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Việc xả thẳng nước thải ra sông đã gây ô nhiễm nặng nguồn nước ở kênh 9, người dân sống trong khu vực này không còn nguồn nước sạch để phục vụ cho việc nuôi tôm. Trước thực trạng này, hàng trăm hộ nông dân ở địa phương đã nhiều lần kêu cứu đến các cơ quan chức năng nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù Công ty này đã bị ngành chức năng lập biên bản nhiều lần, nhưng nước “bẩn” thì hàng ngày vẫn xả thẳng ra sông.

Theo người dân địa phương, quy trình sơ chế vỏ đầu tôm là dùng các bồn chứa a xít (HCl), rồi sau đó cho nguyên liệu vào. Cứ mỗi đơn vị vỏ đầu tôm cần ít nhất 2 đơn vị nước hóa chất, phải qua 3 lần khử bằng hóa chất mới đạt tiêu chuẩn sản phẩm sơ chế. Vỏ đầu tôm sau khi sơ chế xong được công nhân của công ty vớt ra, còn nước trong các bồn chứa sẽ theo một lỗ xả nước thải, được nối với ống xả chung xả thẳng ra sông, diễn ra nhiều năm như vậy khiến nguồn nước dưới con kinh 9 bị ô nhiễm trầm trọng. Việc xả nước thải chưa qua xử lý của Công ty TNHH Anh Tuấn (tiền thân là Công ty TNHH Gia Khang), trước đó, Công ty TNHH Gia Khang bị chính quyền địa phương lập biên bản đến 5 lần.

61

Cụ thể, ngày 28/6/2012, UBND xã Vĩnh Hậu đề nghị Công ty phải xử lý nước thải trước khi xả ra kinh nhưng doanh nghiệp này không chấp hành. Đến ngày 12/7/2012, UBND xã Vĩnh Hậu A tiếp tục lập biên bản đề nghị Công ty Gia Khang không được xả nước thải chưa xử lý ra môi trường nhưng vẫn không có kết quả. Tiếp đến ngày 3/8/2012, chính quyền địa phương lại lập biên bản nhưng Công ty Gia Khang vẫn không thực hiện. Sau đó, chính quyền địa phương đã liên tiếp 2 lần lập biên bản xử phạt hành chính đối với Công ty Gia Khang, nhưng ông Nguyễn Văn Linh (giám đốc công ty lúc bấy giờ) bất hợp tác.

Đến ngày 27/5/2013, khi Công ty Gia Khang đã đổi chủ và đổi tên thành Công ty TNHH Anh Tuấn, đại diện UBND xã Vĩnh Hậu A cùng Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bạc Liêu tiếp tục lập biên bản về hành vi xả nước thải trực tiếp ra môi trường đối với Công ty này. Lãnh đạo Công ty cũng đã từng hứa sẽ khắc phục.

Ông Lại Văn Tích, ngụ ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, cho biết: “Lúc chưa có nhà máy, nguồn tôm ngoài tự nhiên nhiều vô số. Quân bình mỗi con nước người dân nơi đây thu hoạch tôm tự nhiên khoảng 5kg/ha, nhưng kể từ khi nhà máy chế biến vỏ đầu tôm của Công ty Gia Khang (nay là Anh Tuấn) đi hoạt động thì nguồn tôm tự nhiên mất dần (mỗi con nước thu hoạch chưa tới 1kg/ha). Đó là chưa nói đến việc người dân nuôi tôm công nghiệp. Tôm cứ thả nuôi được khoảng 20 ngày là chết sạch”.Chính vì vậy mà những người dân nơi đây phải tạm ngưng thả tôm giống để nuôi. Thiệt hại môi trường từ vụ việc này chưa thể thông kê được.

Sau khi nghiên cứu các trường hợp khiếu kiện về môi trường, tác giả đã tìm gặp chủ nhân các lá đơn để tìm hiểu thêm . Bà Thạch An ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, Bạc Liêu cho biết: “Ban đầu thấy nước xả tử nhà bà Út xả qua ao cá của nhà mình theo quan sát bằng mắt thường thì thấy không đen, nghỉ tình hàng xóm tui không thắc mắc gì nhưng dần dần cơ sở của bà Út mở rộng thêm, nước xả nhiều và có màu đen, gây chết cá, ảnh hưởng đến lợi ích nhà

62

bà thì tui mới gửi đơn kiện”. Khi xung đột môi trường bộc lộ thì lúc đó nó đã gây hậu quả nghiêm trọng rồi.

Đối với trường hợp như mâu thuẫn giữa bà Thạch An với cơ sở kinh doanh của bà Út, sau khi tiếp nhận đơn kiện, phòng Cảnh sát môi trường có đến lập biên bản, xử phạt và bắt buộc cơ sở của bà Tô Thị Út phải làm bản cam kết bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở Bà Út đã chấp hành tốt nên không có sự cố do ô nhiễm môi trường kể từ tháng 11/2012 đến nay.

2.3.4. Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 60)