Cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ môitrường của các doanh

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 46)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.4.Cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ môitrường của các doanh

nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Là một tỉnh còn non trẻ, mới được chia tách từ tỉnh Minh Hải hơn mười năm nên cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Hơn vài năm trở lại đây các cơ sở

47

chế biến thủy sản mọc lên một cách tự phát, nhiều doanh nghiệp cứ xây bừa rồi nộp phạt và được cho hoạt động, hơn 20 nhà máy xây dựng không phép vi phạm các điều kiện về bảo vệ môi trường, hậu quả do ô nhiễm môi trường không được quan tâm đúng mức.

Đến năm 2010 UBND tỉnh ban hành quyết định buộc một số doanh nghiệp hoặc phải đóng cửa hoặc phải cam kết các điều kiện bảo vệ môi trường, không ảnh hưởng đến khu dân cư. Lần dầu tiên, Bạc Liêu quy hoạch lại vị trí các nhà máy chế biến thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý cũng như sản xuất của các nhà máy. Dẫu chậm, nhưng chính việc công bố quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản giữa lúc các doanh nghiệp cũng như dân cư trên địa bàn lâu nay đã quá mệt mỏi vì hứng chịu ô nhiễm môi trường công nghiệp... Sau khi lấy ý kiến của các ngành, gần đây UBND tỉnh ban hành văn bản 1883/UBND-TH điều chỉnh quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó các doanh nghiệp CBTS thủy sản được chia làm 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất: bao gồm các nhà máy đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định thì cho tồn tại lâu dài đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp mở rộng sản xuất nhưng phải đảm bảo môi trường, không ảnh hưởng đến địa bàn dân cư. Các nhà máy thuộc nhóm này gồm: công ty xuất nhập khẩu thủy sản Girimex, công ty thủy sản Bạc Liêu, công ty TNHH Minh Hiếu, công ty TNHH Nigico, công ty Cổ phần Nha Trang, công ty Cổ phần Quốc Lập, công ty TNHH Thiên Phú, công ty TNHH Âu Vững, công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy Seaprodex sản Bạc Liêu, công ty TNHH Phương Anh, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Lợi, công ty Chế biến thủy sản Việt Cường, Seaprodex Bạc Liêu, Nhà máy F79.

Nhóm thứ 2: là các nhà máy đã và đang xây dựng chưa đúng thủ tục vẫn cho tồn tại 10 năm nhưng doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo môi trường, nước thải, rác thải... Sau 3 năm, UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra, nếu doanh nghiệp đạt được những điều kiện đã cam kết thì cho tồn tại lâu dài, nếu không đạt phải di dời vào khu công nghiệp tập trung. Nhóm này bao gồm

48

các nhà máy của: công ty TNHH Phú Gia, công ty TNHH Minh Bạch, công ty TNHH Phúc Hậu, công ty TNHH Bạch Linh, DNTN Đình Duy.

Nhóm thứ 3: bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản mới, đề nghị thực hiện đúng quy hoạch mà các huyện, thị đã thỏa thuận với Sở Xây dựng tại các vị trí đã được công bố. Theo tinh thần văn bản của UBND tỉnh, tại Bạc Liêu có nhiều vị trí được phép xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản. Cụ thể, tai huyện Giá Rai vị trí từ ấp 2 chợ Láng Tròn đến Xóm Lung (giáp huyện Hòa Bình); khu vực ấp 4, thị trấn Hộ Phòng (khu vực Lò gạch cũ). Huyện Đông Hải gồm các vị trí khu vực xã Định Thành, đoạn từ UBND xã Định Thành đi cầu Định Thành; tuyến đường Giá Rai - Gành Hào. Huyện Hòa Bình: Ấp A, thị trấn Hòa Bình. Thị xã Bạc Liêu gồm các vị trí: Liên tỉnh lộ 38 - đường Nam Sông Hậu; đoạn từ xã Vĩnh Trạch - giáp huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng).Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bac Liêu, doanh nghiệp trước khi xây dựng nhà máy phải thỏa thuận vị trí, địa điểm với huyện, thị và được sự chấp thuận của Sở Xây dựng. Những địa điểm quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến thủy sản mới đều xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông, kể cả đường thủy và đường bộ. Theo chủ trương của tỉnh, việc quy hoạch lại các nhà máy chế biến thủy sản trước thực trạng hầu hết còn thiếu các thủ tục cần thiết là nhằm tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư lâu dài tại Bạc Liêu trong lĩnh vực chế biến thủy sản vốn là thế mạnh của Bạc Liêu. Được biết, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng chính thức cho phép một số nhà máy xây dựng không phép, thiếu các thủ tục cần thiết trước đây vẫn tồn tại nhưng phải cam kết thực hiện đúng quy định.

Đến nay, trong văn bản báo cáo số 146/ STNMT của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bạc Liêu ngày 24 tháng 06 năm 2013, trong phần đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nêu rõ “Nhìn chung, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các nhà máy chế biến thủy sản nằm xen kẽ trong khu dân cư, tập trung nhiều nhất là ở huyện Giá Rai, huyện Đông Hải,

49

huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu. Đối với việc xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh (cụ thể là nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản), hiện tại có trên 85% nhà máy có hệ thống xử lý nước thải, các nhà máy còn lại đang trong quá trình xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải hoặc tìm đơn vị tư vấn để tiến hành thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định.”

Về công nghệ xử lý nước thải, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, xử lý theo công nghệ men vi sinh đạt theo tiêu chuẩn quy định như công ty Thiên Phú, Cty Cổ phần XNK Girimex Giá Rai…Ngoài ra các công ty này còn ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước trong tất cả các khâu chế biến và sản xuất. Hiện nay, nhờ áp dụng các quy trình công nghệ hiện đại, tiết kiệm nước, sắp xếp sản xuất hợp lý và khoa học đã giảm đi rất nhiều lượng nước thải xả ra môi trường. Hệ thống xử lý nước thải tách biệt với khuôn viên nhà máy, lượng nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu mới cho thoát ra sông, lượng căn bùn sau khi tích tụ đầy bể chứa sẽ được chuyển đi nơi khác làm phân bón cho hoa màu rất có hiệu quả.

Đối với các cơ sở thu mua mua với số lượng nhỏ thì thực hiện cam kết theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Nước thải đi vào hồ chứa đá, than, rồi sau đó đi qua hồ lắng lọc được xử lý Clorin. Nước thải phải đảm bảo trong và không mùi mới thải ra sông.

Về cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện nay đang có 3 khu công nghiệp đó là khu công nghiệp Trà Kha quy mô 64 ha, địa điểm tại phường 8, TP. Bạc Liêu; là khu công nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020, được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Tuy nhiên hiện nay chỉ mới đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khu công nghiệp Láng Trâm, thuộc huyện Giá Rai với quy mô 96,54 ha và khu công nghiệp Ninh Quới huyện

50

Hồng Dân có diện tích 257 ha. Hiện nay cả hai khu công nghiệp này cũng đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.21

2.3. Các dạng xung đột và nguyên nhân từ vấn đề môi trƣờng

2.3.1. Các dạng xung đột môi trường - Xung đột nhận thức - Xung đột nhận thức

Xung đột nhận thức biểu hiện sự khác biệt nhau trong nhận thức của những nhóm đối tượng khác nhau dẫn tới hành động khác nhau. Đây là dạng xung đột đơn giản nhất. Tuy nhiên để nhận diện các vấn đề môi trường cũng cần phải tìm hiểu về xung đột nhận thức để biết thêm được những suy nghĩ và hành động của các nhóm người trong việc bảo vệ môi trường.

Về phía các doanh nghiệp, họ biết và nhận thức rất rõ về ngành nghề mà họ đang hoạt động, biết rõ rác thải và nước thải nhà máy chế biến thủy sản có gây ô nhiễm môi trường hay không? Mặc khác trước khi tiến hành xây dựng nhà máy hay cơ sở mua bán thuỷ sản, các doanh nghiệp phải thông qua một thủ tục cần thiết là phải cam kết các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Về phía người dân, hầu hết đều nhận thức được nguồn gây ô nhiễm từ đâu? Một số ít không nhận thấy việc ô nhiễm do các hoạt động đời sống của họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự ô nhiễm.

Như vậy, về phía doanh nghiệp và phần lớn cộng đồng dân cư hầu như không có sự xung đột về nhận thức, hoặc nếu có thì cũng chỉ diễn ra rất mờ nhạt. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tồn tại sự khác biệt trong mức độ khi đánh giá về ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm chứ không phải là sự đối lập nhau trong nhận thức.

- Xung đột mục tiêu

Xung đột mục tiêu xảy ra khi các bên liên quan có sự khác biệt về mục tiêu đã định và kết quả đạt được. Ngay cả giữa những cộng đồng dân cư cũng đã có những nhóm người khác nhau với những mục tiêu khác nhau và khác với mục tiêu của các doanh nghiệp. Môi trường sống là của chung, một khi bị

21 Trích Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật môi trường giai đoạn 2005 đến nayc của Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu

51

tước đoạt lợi thế về môi trường thì cộng đồng dân cư đó phải có những phản ứng để yêu cầu được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đó là mục tiêu được sống trong một môi trường trong lành, an toàn, không có ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một nhóm người khác thì mong muốn không bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất. Còn về phía các doanh nghiệp thì mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Về phía chính quyền, các nhà quản lý thì mong muốn ổn định và phát triển kinh tế xã hội…

Một số doanh nghiệp CBTS với mục tiêu ngày càng mở rộng sản xuất, làm ăn lâu dài đã lập đủ các thủ tục và cam kết các điều kiện bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đúng quy chuẩn. Tuy nhiên, để vận hành hệ thống thiết bị này đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và hao mòn máy móc, điều này ảnh hưởng phần nào đến giá thành sản xuất sản phẩm và lợi nhuận. Do đó chính họ lại quyết định cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động cầm chừng chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra, số nước thải chưa qua xử lý được xả thẳng ra sông. Như vậy có sự xung đột về mục tiêu ngay chính bản thân các doanh nghiệp, lý do cuối cùng vẫn là tối ưu hoá lợi nhuận.

- Xung đột lợi ích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xung đột giữa các doanh nghiệp CBTS với cộng đồng dân cư là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp về quyền lợi. Xung đột lợi ích là xung đột chính và chủ yếu nhất, nó thể hiện sự khác biệt về lợi ích và là nguyên nhân gây ra xung đột. Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể bắt nguồn từ một hay nhiều loại xung đột, nhưng cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích. Vì lợi ích, vị kỷ của một nhóm đã làm cho môi trường bị hủy hoại. Như ở trên ta đã phân tích, lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp đạt được là rất lớn nếu không trang bị hệ thống xử lý nước thải, cứ cho nước thải xả thẳng ra môi trường mà không cần xử lý. Giả sử đã xây dựng hệ thống xử lý rồi mà họ vẫn không vận hành hoặc chỉ cho hoạt động cầm chừng là nguyên nhân do đâu? Chính là do họ đánh giá lợi ích nào cao hơn thì họ

52

chọn. Nguồn vốn, nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất sao cho giảm đến mức tối thiểu thì sẽ mang lại lợi ích tối đa về kinh tế cho doanh nghiệp. Cộng đồng dân cư sống xung quanh thì không được lợi ích gì mà còn bị hành hạ đến khó chịu vì mùi của ô nhiễm, tiếng ồn, nước sinh hoạt nhiễm bẩn… Còn người nông dân thì bị lúa chết, tôm, cá chết dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Đối với cộng đồng dân cư không sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản thì họ xem lợi ích về sức khỏe là quan trọng, đối với những người trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, tuy họ cũng biết sức khỏe là quan trong nhưng họ quan tâm đến lợi ích kinh tế nhiều hơn. Bản thân họ mang trong mình hai loại xung đột : xung đột thứ nhất về sức khỏe và thu nhập, xung đột thứ hai là xung đột với những người xung quanh. Họ đang gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng vì những mục tiêu lợi nhuận của chính mình.

2.3.2. Các xung đột môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Qua khảo sát số doanh nghiệp CBTS đóng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, thuộc 7 đơn vị hành chính cấp huyện là thành phố Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai, Đông Hải, Hồng Dân và Phước Long. Trong số tất cả hơn 40 doanh nghiệp hầu hết đều nằm rải rác dọc theo tuyến sông Bạc Liêu- Cà Mau và hàng trăm cơ sở thu mua nhỏ lẻ năm rải rác ở khắp các địa phương trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở huyện Giá Rai với các ngành nghề kinh doanh thu mua, chế biến trong lĩnh vực thủy sản, sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, chiếm tỉ lệ 60% trong tổng số các doanh nghiệp. Tại huyện Giá Rai các nhà máy chế biến thủy sản tập trung nhiều ở các xã Phong Tân và xã Phong Thạnh vì nơi đây có nguồn cung cấp nguyên liệu rất lớn, thuận tiện giao thông do nằm sát quốc lộ 1A và dọc con sông Bạc Liêu Cà Mau. Tại địa phương này chỉ cách trung tâm tỉnh Cà Mau chưa đầy 20 km nên cũng tiếp nhận nguồn nguyên liệu rất lớn từ các xã lân cận thuộc tỉnh Cà Mau.

STT Huyện/TP Số Doanh nghiệp CBTS

53 nghiệp lớn) 01 TP Bạc Liêu 5 12% 02 Hòa Bình 6 14% 03 Vĩnh Lợi 1 2% 04 Giá Rai 25 60% 05 Đông Hải 5 12% 06 Phước Long 0 0% 07 Hồng Dân 0 0% Tổng 42

(Nguồn tổng hợp từ cổng thông tin điện tử sở KHĐT tỉnh Bạc Liêu)

Bảng 2.3. Phân bố các doanh nghiệp CBTS trên địa bàn tỉnh Tình hình giải quyết các đơn thư trong lĩnh vực BVMT của Phòng Cảnh sát PCTP môi trường:

Năm 2008: tiếp nhận 18 đơn và 04 tin báo, xử lý 07 đơn và 1 tin báo, phối hợp sở Tài nguyên & Môi trường xử lý 01 đơn chuyển công an huyện, thị xã và UBND thị xã Bạc Liêu xử lý 7 đơn và 4 tin báo.

Năm 2009: tiếp nhận 18 đơn thư, tin báo, xử lý 11 đơn, kết hợp các cơ quan chức năng xử lý 02 đơn, phối hợp sở Tài nguyên & Môi trường xử lý 01 đơn.

Năm 2010: tiếp nhận 12 đơn và 30 tin báo, đã làm rõ và xử lý 12/12 đơn và 30/30 tin báo.

Năm 2011: Tiếp nhận 60 đơn thư, tin báo xử lý 34 đơn, kết hợp các cơ quan chức năng xử lý 20 đơn, tin báo, phối hợp sở Tài nguyên & Môi trường xử lý 06 đơn, tin báo.

Năm 2012: Tiếp nhận 18 đơn thư và 23 tin báo xử lý 41/41 đơn, tin báo.

Năm 2013: Tiếp nhận 07 đơn thư và 07 tin báo xử lý 14/14 đơn, tin báo. Như vậy tình hình khiếu kiện về môi trường có chiều hướng gia tăng, nhất là từ năm 2010 số đơn tăng khá nhanh tăng gấp đôi so với năm trước đó, đặc biệt năm 2011 có đơn gấp 3 lần của năm 2009, năm 2012 và 2013 số đơn khiếu kiện có giảm hơn so với các năm trước.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 46)