9. Kết cấu của luận văn
2.3.6. Các vấn đề môitrường thông qua nhận diện xung đột môitrường
phải thống nhất với nhau. Chính sự không nhất quán trong việc xử lý vấn đề môi trường là nguyên nhân khiến cho vấn đề môi trường không được giải quyết triệt để. Những mâu thuẫn bên trong các cơ quan quản lý về lâu dài có thể dẫn đến hủy hoại môi trường và làm giảm hiệu quả quản lý về môi trường tại địa phương.
2.3.6. Các vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường trường
Tỉnh Bạc Liêu có bờ biển dài, thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy sản. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành xuất khấu thủy sản phát triển với sự hình thành các cơ sở chế biến thủy sản nhanh chóng, tăng vọt trong một thời gian ngắn thiếu kiểm soát, các doanh nghiệp tuy không thực hiện đúng các cam kết về bảo vệ môi trường vẫn hoạt động dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt trên sông, rạch ở Bạc Liêu.
Đại diện chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu ngẫu nhiên phân tích nồng độ các chỉ tiêu môi trường tại 30 điểm quan trắc nước mặt trong những năm gần đây cho thấy chất lượng môi trường nước mặt tại hầu hết các điểm quan trắc đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng, đa số các cơ sở sản xuất xử lý nước thải không đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Lượng nước thải này khi đi vào kênh, rạch sẽ làm suy giảm và ô nhiễm chất lượng nước mặt, gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, đặc biệt đe dọa hệ sinh thái thủy sinh và sức khỏe con người. Toàn tỉnh hiện có trên 40 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy hải sản và nhiều cơ sở thu mua, chế biến thuỷ sản nhỏ lẻ khác, nguồn nước mặt trên địa bàn là nơi tiếp nhận nước thải ra từ các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến thủy sản. Hơn nữa, Bạc Liêu là vùng sông nước, kênh ngòi chằng chịt đan xen nhau, một khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến cả nguồn nước cả khu vực. Điều lo lắng hơn, do đặc thù tập quán sinh sống còn một bộ phận không nhỏ người dân xây nhà ở trên kênh rạch,
65
dùng nguồn nước trên sông để sinh hoạt. Theo thời gian, việc ô nhiễm sẽ không dừng ở tầng nước mặt, dẫn đến các tầng nước ngầm cũng bị ô nhiễm theo. Người dân khi sử dụng cả hai nguồn nước này sẽ bị mắc nhiều chứng bệnh rất khó điều trị.
Lĩnh vực ô nhiễm môi trường nhạy cảm và gây bức xúc nhất là ô nhiễm môi trường không khí do mùi của các chất thải thủy sản sau khi phân hủy phát tán ra môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Đây cũng là lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu kiện trong cộng đồng dân cư hơn cả, tuy nhiên việc quản lý các cơ sở gây ô nhiễm là vấn đề khó khăn do ngành nghề kinh doanh của họ quá nhạy cảm với môi trường và quá dễ gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến những hộ dân sống xung quanh.
Những vấn đề môi trường cần phải quan tâm hiện nay như sau:
- Một là: sự phát triển khá nhanh và tự phát của ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản sẽ dẫn đến một sự phát triển không bền vững giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Hai là: trong khi tỉnh đang hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp để khuyến khích và ưu đãi các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh thì vấn đề các nhà máy, cơ sở sản xuất đang nằm xen kẽ giữa các khu dân cư là một nan giải. Rác thải thủy sản gây ô nhiễm môi trường và lan tỏa rất nhanh, gây ảnh hưởng lập tức đến đời sống của công đồng dân cư như khó chịu, mất ăn, mất ngủ, đau ốm, bệnh tật…
- Ba là: vẫn còn một số doanh nghiệp thủy sản chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp thủy sản khác tuy có đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng do hạn chế về công nghệ và kinh nghiệm quản lý nên nước thải đầu ra chưa ổn định, chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Ngoài ra công nghệ xử lý nước thải có thay đổi so với đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, do đó chưa được xem xét cấp giấy xác nhận.
- Bốn là: tại địa phương hiện nay chưa có doanh nghiệp nào có đủ khả năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại tại
66
các cơ sở chỉ được thu gom, lưu trữ tại cơ sở, chưa được vận chuyển, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Năm là: ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, vẫn còn nhiều thói quen xấu như quăng rác, xác xúc vật bừa bãi ra đường, nơi công cộng, ao hồ, kênh rạch, nhất là tại các chợ. Một số doanh nghiệp thủy sản lợi dụng vị trí xây dựng ngay cạnh dòng sông Bạc Liêu- Cà Mau nên xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông. Trong khi đó công tác kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý chưa được tiến hành thường xuyên, một phần do thiếu trang thiết bị phương tiện kỹ thuật, con người.
2.4. Đánh giá ô nhiễm môi trƣờng
Để đánh giá ô nhiễm môi trường tại địa phương hiện nay, tác giả xin trích một số ý kiến tham luận trong “diễn đàn doanh nghiệp về xử lý chất thải công nghiệp năm 2012” do Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu tổ chức, vấn đề nổi cộm hiện nay là vi phạm về xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh ngày càng phổ biến. Dù có vô tình hay cố ý thì hành vi của phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của con người và sinh vật.
Tham luận của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu tại diễn đàn này đã cho thấy nhiều vi phạm ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Lĩnh vực có mức độ gây ô nhiễm cao và có số lượng cơ sở vi phạm nhiều là: y tế, giết mổ gia súc gia cầm, chế biến thủy sản và thu mua sơ chế phế liệu. Trong số 75 cơ sở y tế (gồm 64 trạm y tế xã, phường, 11 bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh) chỉ có 1 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế nhưng không vận hành thường xuyên. Trong số 40 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thì có đến 35 cơ sở không xây dựng hoặc xây dựng công trình xử lý môi trường không đúng với bản cam kết bảo vệ môi trường. Đáng chú ý, ở các cơ sở chế biến thủy hải sản, hầu hết cơ sở không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải mà đưa nó trực tiếp ra sông. Hơn 90% cơ sở thu mua, sơ chế phế liệu chưa có
67
cam kết bảo vệ môi trường hoặc có cam kết nhưng không thực hiện đầy đủ các nội dung trong bản cam kết. Vấn đề quản lý chất thải nguy hại, thu gom, phân loại, sơ chế phế liệu chưa được các cơ sở này xử lý tốt.
Thượng tá Lê Minh Hải, Phó trưởng Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, cho biết: “Kết quả kiểm tra trên 600 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến bảo vệ môi trường, có trên 90% cơ sở vi phạm. Lỗi vi phạm chủ yếu là không cam kết bảo vệ môi trường và không xử lý chất thải trước khi đưa nó ra sông, rạch”.22
Như vậy ngành thủy sản là một ngành đáng lưu ý đối với các cơ quan quản lý môi trường, mức độ vi phạm các chuẩn mực môi trường của ngành này đã đến mức báo động. Đối với tỉnh Bạc Liêu, ngành thủy sản là ngành công nghiệp thế mạnh vì nơi đây là vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào, có điều kiện thuận lợi giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thủy sản phát triển, bên cạnh chính sách ưu đãi đó còn bộc lộ những nhược điểm như là các doanh nghiệp thủy sản chưa hoàn thành đánh giá tác động môi trường, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải không đúng quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường.
* Kết luận Chƣơng 2
Qua chương 2, chúng ta đã nhận diện xung đột môi trường giữa cộng đồng dân cư đối với các doanh nghiệp thủy sản để thấy được mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, nguyên nhân của xung đột, các đương sự trong xung đột môi trường. Xung đột nhận thức giữa các nhóm đối tượng diễn ra khá mờ nhạt và không nghiêm trọng trong khi đó xung đột mục tiêu và xung đột lợi ích diễn ra rõ nét, căng thẳng và khá nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của các xung đột môi trường trên địa bàn tỉnh là do có sự tranh giành lợi thế, trong khai thác và sử dụng tài nguyên giữa các nhóm xã hội. Các đối tượng khai thác, phá hoại môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư sống xung quanh. Các đương sự trong xung đột bao gồm các doanh nghiệp
22
68
thủy sản đối với cộng đồng dân cư và đối với các cơ quan quản lý môi trường. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xung đột môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trên địa bàn và trong khu vực.
Thực trạng môi trường tại tỉnh Bạc Liêu thông qua nhận dạng xung đột môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản đó là ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm không khí thì dễ nhận biết và ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến cộng đồng nên mức độ phản ứng là rất nhanh và gay gắt. Ô nhiễm nguồn nước tại Bạc Liêu hiện đang rất nghiêm trọng nhưng rất khó nhận biết nên xung đột hiện đang ở dạng tiềm ẩn. Hơn nữa điều kiện sử dụng nước sạch ở địa phương tương đối tốt nên sự ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước đến người dân chưa thể hiện rõ. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại xung đột giữa những hộ nuôi trồng thủy sản với các doanh nghiệp thủy sản. Nước thải nhiễm bẩn đã ảnh hưởng đến nguồn nước trong vùng nuôi tôm của các hộ dân nuôi tôm, cá gây thiệt hại nặng nề. Việc người dân có khiếu kiện các doanh nghiệp gây ô nhiễm cho thấy họ luôn mong muốn một môi trường sống chất lượng hơn, một mặt khác cũng cho thấy nhận thức của người dân về môi trường ngày càng tăng. Do đó việc tăng cường công tác quản lý môi trường của các ngành các cấp, hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ môi trường, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các công nghệ sạch hơn, thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG
3.1. Đặt vấn đề
Xung đột là một trong những trạng thái thường xuyên của cuộc sống. Xung đột phát sinh không phải do ý thức của chủ thể mà còn có vai trò tác động rất lớn từ bên ngoài. Phải có những mâu thuẫn bất đồng nào đó ở mức độ đỉnh điểm thì mới nảy sinh xung đột. Xung đột môi trường được coi là một dạng của xung đột xã hội, nó xảy ra khi một bên có sự bất đồng, đối lập về lợi ích và quyền lợi của các đương sự. Hành động này diễn ra khi con người nhận thức ra rằng: chính sự chống đối của mình sẽ làm cho đương sự “thức tỉnh” để rồi thay đổi thái độ có lợi cho người chống đối.
Xung đột môi trường có thể xuất hiện giữa các hộ dân cư với nhau, song cũng có thể xuất hiện giữa các địa phương, giữa các ngành, thậm chí giữa các quốc gia, không loại trừ trường hợp dẫn đến xung đột vũ trang, đe doạ đến an ninh quốc gia. Không phải vô cớ mà ngày nay đã xuất hiện khái niệm "an ninh môi trường", và thậm chí được đặt vào phạm trù an ninh quốc gia. Khiếu kiện môi trường chính là những bộc lộ bên ngoài của xung đột môi trường. 23
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường giữa cộng đồng dân cư đối với các doanh nghiệp thủy sản, trong đó các nguyên nhân chính có thể kể ra là do quá bức xúc do ô nhiễm môi trường: tiếng ồn, mùi hôi thối gây khó chịu, nguồn nước nhiễm bẩn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây ảnh hưởng đến sản xuất. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường có thể do công nghệ, do nhận thức của con người dẫn tới ô nhiễm, ngoài ra còn có nguyên nhân về quan hệ xã hội dẫn tới ô nhiễm. Vì
23
Xem thêm Vũ Cao Đàm Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề, nôi dung tất yếu của quản lý môi trường http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/09-2k1-31.htm
70
môi trường là của chung, các nhóm người đã tận dụng ưu thế , quyền lực của mình để chiếm dụng, xâm hại môi trường gây bất lợi cho nhóm người khác.
Như vậy có mối liên hệ mật thiết giữa quyền lợi và xung đột, khi một bên đương sự bị xâm phạm quyền lợi, gây mâu thuẫn đến một mức độ nhất định sẽ xảy ra xung đột. Xung đột là tất yếu, chúng ta không nên tìm giải pháp để tránh xung đột khi nó xuất hiện mà nên xem xét các vấn đề để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng do đó nó thuộc sở hữu chung chứ không phải của cá nhân ai. Xung đột môi trường xuất hiện khi các chức năng của môi trường lấn át lẫn nhau. Như chúng ta biết, xét trong quan hệ với con người, môi trường có ba chức năng: (1) môi trường là không gian sinh sống cho con người; (2) Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên; (3) Môi trường là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Khi một chức năng bị chiếm dụng quá mức, nó sẽ lấn át chức năng khác, dẫn đến xung đột chức năng của môi trường. 24
Chức năng môi trường bị lấn át khi:(1) Chất lượng của các yếu tố môi trường sau sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường qui định; (2) Lượng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng lớn hơn lượng thay thế; (3) Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc phân huỷ tự nhiên.
Các biểu hiện của xung đột ban đầu ở dạng tiềm ẩn, không thể hiện rõ, tiếp đến là thể hiện xung đột và có định hướng ngăn ngừa, giảm thiểu. Tiếp theo là giai đoạn đỉnh điểm của xung đột, giai đoạn này cần đến sự hòa giải, quản lý xung đột và giải quyết xung đột.
Xung đột được bộc lộ là tốt, xung đột tiềm ẩn mới nguy hiểm. Các nhà quản lý tại địa phương cần phải nắm bắt được xung đột (cho dù nó mới ở
24 Phạm Thị Bích Hà . Xung đột chức năng môi trường Trong Vũ Cao Đàm (chủ biên), Nghiên cứu xã hôi về môi trường, NXB KH&KT 2010-Trang 102.
71
dạng tiềm ẩn) để có thể nhìn nhận ra các vấn đề môi trường tại địa phương mình để tìm cách tháo gỡ, quản lý nó.
3.2. Cách thức nhận diện xung đột môi trƣờng
Dựa trên cơ sở lý thuyết của xung đột môi trường, có thể áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để nhận diện các dạng xung đột môi trường. Có thể kể ra các cách thức nhận diện xung đột môi trường sau đây:
3.2.1. Quan sát xã hội
Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc quan sát các đối tượng. Với phương pháp này, người nghiên cứu sẽ tiếp cận các địa điểm được