Các dạng xung đột môitrường

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 50)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Các dạng xung đột môitrường

- Xung đột nhận thức

Xung đột nhận thức biểu hiện sự khác biệt nhau trong nhận thức của những nhóm đối tượng khác nhau dẫn tới hành động khác nhau. Đây là dạng xung đột đơn giản nhất. Tuy nhiên để nhận diện các vấn đề môi trường cũng cần phải tìm hiểu về xung đột nhận thức để biết thêm được những suy nghĩ và hành động của các nhóm người trong việc bảo vệ môi trường.

Về phía các doanh nghiệp, họ biết và nhận thức rất rõ về ngành nghề mà họ đang hoạt động, biết rõ rác thải và nước thải nhà máy chế biến thủy sản có gây ô nhiễm môi trường hay không? Mặc khác trước khi tiến hành xây dựng nhà máy hay cơ sở mua bán thuỷ sản, các doanh nghiệp phải thông qua một thủ tục cần thiết là phải cam kết các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Về phía người dân, hầu hết đều nhận thức được nguồn gây ô nhiễm từ đâu? Một số ít không nhận thấy việc ô nhiễm do các hoạt động đời sống của họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự ô nhiễm.

Như vậy, về phía doanh nghiệp và phần lớn cộng đồng dân cư hầu như không có sự xung đột về nhận thức, hoặc nếu có thì cũng chỉ diễn ra rất mờ nhạt. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tồn tại sự khác biệt trong mức độ khi đánh giá về ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm chứ không phải là sự đối lập nhau trong nhận thức.

- Xung đột mục tiêu

Xung đột mục tiêu xảy ra khi các bên liên quan có sự khác biệt về mục tiêu đã định và kết quả đạt được. Ngay cả giữa những cộng đồng dân cư cũng đã có những nhóm người khác nhau với những mục tiêu khác nhau và khác với mục tiêu của các doanh nghiệp. Môi trường sống là của chung, một khi bị

21 Trích Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật môi trường giai đoạn 2005 đến nayc của Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu

51

tước đoạt lợi thế về môi trường thì cộng đồng dân cư đó phải có những phản ứng để yêu cầu được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đó là mục tiêu được sống trong một môi trường trong lành, an toàn, không có ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một nhóm người khác thì mong muốn không bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất. Còn về phía các doanh nghiệp thì mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Về phía chính quyền, các nhà quản lý thì mong muốn ổn định và phát triển kinh tế xã hội…

Một số doanh nghiệp CBTS với mục tiêu ngày càng mở rộng sản xuất, làm ăn lâu dài đã lập đủ các thủ tục và cam kết các điều kiện bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đúng quy chuẩn. Tuy nhiên, để vận hành hệ thống thiết bị này đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và hao mòn máy móc, điều này ảnh hưởng phần nào đến giá thành sản xuất sản phẩm và lợi nhuận. Do đó chính họ lại quyết định cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động cầm chừng chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra, số nước thải chưa qua xử lý được xả thẳng ra sông. Như vậy có sự xung đột về mục tiêu ngay chính bản thân các doanh nghiệp, lý do cuối cùng vẫn là tối ưu hoá lợi nhuận.

- Xung đột lợi ích

Xung đột giữa các doanh nghiệp CBTS với cộng đồng dân cư là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp về quyền lợi. Xung đột lợi ích là xung đột chính và chủ yếu nhất, nó thể hiện sự khác biệt về lợi ích và là nguyên nhân gây ra xung đột. Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể bắt nguồn từ một hay nhiều loại xung đột, nhưng cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích. Vì lợi ích, vị kỷ của một nhóm đã làm cho môi trường bị hủy hoại. Như ở trên ta đã phân tích, lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp đạt được là rất lớn nếu không trang bị hệ thống xử lý nước thải, cứ cho nước thải xả thẳng ra môi trường mà không cần xử lý. Giả sử đã xây dựng hệ thống xử lý rồi mà họ vẫn không vận hành hoặc chỉ cho hoạt động cầm chừng là nguyên nhân do đâu? Chính là do họ đánh giá lợi ích nào cao hơn thì họ

52

chọn. Nguồn vốn, nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất sao cho giảm đến mức tối thiểu thì sẽ mang lại lợi ích tối đa về kinh tế cho doanh nghiệp. Cộng đồng dân cư sống xung quanh thì không được lợi ích gì mà còn bị hành hạ đến khó chịu vì mùi của ô nhiễm, tiếng ồn, nước sinh hoạt nhiễm bẩn… Còn người nông dân thì bị lúa chết, tôm, cá chết dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Đối với cộng đồng dân cư không sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản thì họ xem lợi ích về sức khỏe là quan trọng, đối với những người trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, tuy họ cũng biết sức khỏe là quan trong nhưng họ quan tâm đến lợi ích kinh tế nhiều hơn. Bản thân họ mang trong mình hai loại xung đột : xung đột thứ nhất về sức khỏe và thu nhập, xung đột thứ hai là xung đột với những người xung quanh. Họ đang gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng vì những mục tiêu lợi nhuận của chính mình.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 50)