Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với những người dân sống

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 56)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Xung đột giữa các doanh nghiệp thủy sản với những người dân sống

sống xung quanh.

Tại địa bàn Giá Rai là nơi có nhiều đơn thư khiếu kiện nhất vì chính nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp, hơn nữa khu vực dân cư sinh sống dọc theo quốc lộ 1, giữa Bạc Liêu và Cà Mau tập trung ở hai thị trấn lớn là thị trấn Hộ Phòng và Thị trấn Giá Rai chỉ cách nhau chưa đầy 6 km, cách Tp Cà Mau 20 km, với điều kiện dân trí cao hơn hẳn một số nơi trong vùng. Các nhà máy đặt xen giữa khu dân cư đông đúc như vậy rất dễ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nếu không xử lý tốt vấn đề môi trường.

Điều gây thắc mắc là phải chăng các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản không gây ô nhiễm môi trường nên không có đơn khiếu kiện? Đồng chí Trần Hoàng Linh, đội trưởng đội cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bạc Liêu giải thích: “Thực tế trên địa bàn tỉnh hiện nay vấn đề các doanh nghiệp thủy sản gây ô nhiễm môi trường là có. Nhiều công ty chế biến thuỷ sản sau khi chúng tôi kiểm tra bằng các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện vi phạm các điều kiện bảo vệ môi trường rất nghiêm trọng, đã bị xử

57

phạt, thậm chí bị phạt nhiều lần nhưng không có đơn khiếu kiện của người dân đối với các doanh nghiệp đó. Bởi vì những trường hợp đó thì người dân không thể phát hiện bằng mắt thường được”.

Cụ thể từ năm 2009 đến năm 2012 các cơ quan ban ngành đã phát hiện hơn 70 cơ sở, doanh nghiệp vi phạm các điều kiện bảo vệ môi trường và đã xử phạt trên 200.000.000 triệu đồng (Mức phạt hành chính với một cơ sở kinh doanh không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết BVMT trung bình là 2.000.000 đồng/lần). Trong số các doanh nghiệp vi phạm phải kể đến là Xí nghiệp chế biến thủy sản Gành Hào địa chỉ Ấp 3 Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải vào ngày 26/06/2012 với nội dung vi phạm: “Không xây lắp công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (vi phạm lần thứ 4)”. Xử phạt hành chính 150.000.000 đồng. Tiếp đó ngày 25/09/2013 quyết định số 2073 do phó chủ tịch UBND tỉnh ký phạt doanh nghiệp này số tiền 170.000.000 đồng. Cùng thời gian này công ty Âu Vững do ông Âu Ngọc Vững làm giám đốc cũng nhận quyết định xử phạt 160.000.000đồng vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải không đúng quy chuẩn, nước thải của doanh nghiệp này vào thời điểm đo thử có những thông số vượt quy chuẩn cho phép trên 3 lần.

Để tìm hiểu tại sao người dân không phát hiện được nguồn nước ở địa phương mình bị ô nhiễm. Qua theo dõi số liệu tỉ lệ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân ở Bạc Liêu đạt mức khá cao, trong năm 2008 tỉ lệ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân thành thị là 97%, ở nông thôn là 91.6%; trong năm 2010 tỉ lệ này ở thành thị là 97,8%, ở nông thôn là 92,3% trong năm 2011 tỉ lệ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân thành thị là 99.8%, ở nông thôn là 97,2% , Năm 2012 tỉ lệ này ở thành thị là 99.9% và ở nông thôn là 98.6 (Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2012).

Có thể vì lý do trên nên môi trường nước ở đây mặc dù có bị các doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm nhưng công đồng dân cư không bị ảnh hưởng trực tiếp, hoặc đôi khi có ảnh hưởng nhưng họ không biết nên không cảnh báo với

58

các cơ quan quản lý môi trường. Với chỉ số ô nhiễm vượt mức quy chuẩn nhưng nếu không phát sinh mùi hôi thì việc nhận biết là đều rất khó.

Khi tiếp xúc một người dân sống ở xã Phong Thạnh Huyện Giá Rai, gần khu vực ô nhiễm của công ty Âu Vững thì được trả lời: “Nhà tôi ở gần công ty lâu nay cũng không thấy có ô nhiễm gì công ty này tốt lắm con cháu tui ba bốn đứa đều làm công nhân ở đây, lương cũng khá.” Sau khi hỏi vật ở khu vực này có công ty nào gây ô nhiễm không thì được trả lời là: “Có bị ô nhiễm do các hộ thu mua vỏ đầu tôm đã phơi vỏ đầu tôm ngay tại khu dân cư, vỏ đầu tôm bị phân hủy gây ra mùi hôi thối rất khó chịu”.

Như vậy đối người dân này không thấy có xung đột lợi ích với công ty Âu Vững nhưng lại xung đột với hộ kinh doanh vỏ đầu tôm, đối tác của công ty, về phần công ty xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép người dân không biết vì họ không nhận thấy được và cũng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hành vi xâm phạm môi trường nghiêm trọng này. Qua những con số thực tế kiểm tra của các cơ quan chức năng về môi trường, chất lượng của các yếu tố môi trường kém hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường qui định. Như vậy đã có “xung đột chức năng môi trường” ở đây. Đây mới thực sự là vấn đề nguy hiểm vì xung đột chưa bộc lộ. Khi xung đột xuất hiện thì lúc đó hiểm hoạ môi trường đã đến mức trầm trọng.

Nhiều người dân ở huyện Giá Rai cho biết đã làm đơn rất nhiều lần đối với các hộ thu mua vỏ đầu tôm nhưng lâu lâu lại có bốc mùi khó chịu. Về sự việc này Anh Dương Văn Trung, cán bộ phụ trách môi trường thuộc phòng Tài nguyên môi trường huyện Giá Rai cho biết: “Sau khi nhận được tin báo hay đơn khiếu kiện của người dân thì phòng trực tiếp đến hiện trường lập biên bản và xử lý vi phạm. Ví dụ hộ kinh doanh Cái Trường Giang đã nhiều lần bị xử phạt, mức phạt cao nhất là 15.000.000 đồng và yêu cầu cam kết không vi phạm, nhưng họ vẫn tái phạm.” Xem lý do nộp phạt của DNTN Cái Trường Giang thì vi phạm: ”Không xây dựng, xây dựng không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình xử lý môi

59

trường đã cam kết trong bản cam kết BVMT, đề án BVMT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”

Đối với các doanh nghiệp chế biến vỏ đầu tôm họ chỉ cần chậm xử lý chất thải trong vài giờ là đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên vì đây là ngành nghề kinh doanh rất nhạy cảm với môi trường, các cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương bắt buộc họ phải ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Khi trao đổi với một cán bộ đã từng xử lý vụ của DNTN chế biến vỏ đầu tôm của ông Cái Trường Giang, anh cho biết:”Căn cứ vào mức độ vi phạm của doanh nghiệp cơ quan có thẩm quyền đã xử lý nghiêm khắc đối với doanh nghiệp này.” Khi được hỏi tại sao có sự thưa kiện lặp lại giữa các đối tượng này trong những khoảng thời gian nhất định là do: “Những người bị ảnh hưởng trực tiếp mùi ô nhiễm thì họ sẽ có phản ứng. Sau khi bị xử lý thì doanh nghiệp này có khắc phục hậu quả và không vi phạm nữa nhưng sau một thời gian, tại một thời điểm do sự cố về vấn đề vận chuyển dẫn đến ùn tắc nguyên liệu sẽ nảy sinh khiếu kiện tiếp”.

Khi được hỏi doanh nghiệp này có khả năng bị đình chỉ hoạt động không thì đồng chí Trần Hoàng Linh, đội cảnh sát môi trường tỉnh Bạc Liêu trả lời:

“Theo nghị định 117, thẩm quyền áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động doanh nghiệp gây ô nhiễm là chủ tịch UBND cấp tỉnh, với điều kiện doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý môi trường trong thời hạn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, nếu trong khoảng thời gian chấp hành hình phạt mà doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện thì sẽ không bị mức hình phạt cưỡng chế hoạt động, chỉ có khi nào doanh nghiệp không khắc phục được tình trạng môi trường ô nhiễm thì mới bị xử lý.

Về phía người dân thì họ không thông cảm cho doanh nghiệp khi bị sự cố nào cả, họ chỉ biết có mùi hôi thối khó chịu là viết đơn kiện vì đó là quyền lợi của họ. Những người này biết rất rõ về quyền lợi hợp pháp của mình là được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, những người này

60

sợ vì ô nhiễm sẽ dẫn đến bệnh tật, đau ốm, mà công ty, doanh nghiệp gây ô nhiễm đâu có trách nhiệm đối với họ, nên việc người dân viết đơn nhiều lần để đòi quyền lợi về môi trường, việc khiếu kiện xảy ra là điều đương nhiên.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)