9. Kết cấu của luận văn
3.3.3. xuất biện pháp quản lýmôitrường (từ tổng kết thực tiễn)
Việc quản lý xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản với công đồng dân cư hiện nay được xã hội rất quan tâm bởi vì đây là một ngành nghề thế mạnh của địa phương, làm sao phải duy trì hoạt động, không để doanh nghiệp nào phải đóng cửa vì lý do không đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường. Chính các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn công dân địa phương, đây là một ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, đem lại tỷ trọng kim ngạch xuất khấu rất lớn cho kinh tế tỉnh nhà.
Thực tế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua đã chỉ rõ rằng nhiều vấn đề nan giải về ô nhiễm môi trường hiện nay, xuất phát từ việc phát triển kinh tế nhưng thiếu quy hoạch môi trường trong các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
Một số giải pháp định hướng trong bảo vệ môi trường đối với các vùng trọng điểm kinh tế Bạc Liêu như sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường theo hướng thống nhất, đồng bộ và khả thi.
- Cải cách hành chính mạnh mẽ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về TN&MT.
- Tăng cường phối hợp liên ngành và thúc đẩy xã hội hóa để phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học & kỹ thuật, công nghệ thông tin, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Các giải pháp cụ thể như sau:
Về chính sách, thể chế:
- Phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về quản lý môi trường, tạo nguồn cán bộ chuyên môn cho tỉnh. Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương, tô chức đào tạo bằng cách kết hợp với các nhà khoa học trong vùng tham gia các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và địa phương. Thu hút nhân tài và phát huy nguồn lực cho công tác BVMT.
81
- Ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả trong và ngoài nước tham gia quản lý và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải.
-Ban hành quy chế về phân loại, tái chế, sử dụng, thu gom và xử lý chất thải nguy hại.
Về mặt tổ chức
- Tổ chức lại hệ thống quản lý ngành sao cho chức năng quản lý và chức năng thực hiện được tách biệt và được phân cấp rõ ràng.
- Qui hoạch các chi tiết việc xây dựng các công trình dự án cụ thể, gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư BVMT, bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, vốn từ các doanh nghiệp, vận động quyên góp một cách tự nguyện, vốn từ các tổ chức quốc tế tài trợ...
- Giữ có mối liên hệ trong công tác quản lý môi trường, đặc biệt là trong việc điều phối và phối hợp giữa các bên. Xây dựng cơ cấu phối hợp quản lý môi trường giữa các ngành và các tỉnh trong khu vực vùng.
Về mặt quản lý và công tác chuyên môn tronglĩnh vực bảo vệ môi trường
- Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường tại địa phương, hướng dẫn các quy định về kiểm soát ô nhiễm, kiểm tra việc thực hiện nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án.
- Tăng cường thanh tra và kiểm tra môi trường tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
- Tổ chức quan trắc, theo dõi đánh giá và dự báo thường xuyên diễn biến hiện trạng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của địa phương nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ môi trường
82
-Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức cộng đồng, góp phần giử gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị thông qua giáo dục tại trường học, tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng…
-Nâng cao nhận thức về phát triển gắn liền với các vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp.
- Chuẩn hóa các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác BVMT.
-Tổ chức hội thảo khoa học phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm cải tại ô nhiễm môi trường và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho các đơn vị trong tỉnh.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như áp dụng lý thuyết vào trong thực tế nghiên cứu thực tế mối liên hệ giữa xung đột môi trường với vấn đề môi trường, Luận văn đã đi đến một số kết luân như sau:
- Xung đột môi trường có nguyên nhân từ vấn đề môi trường, từ những mâu thuẫn, bức xúc trong việc môi trường sống bị lạm dụng, xâm chiếm bởi một số đối tượng, gây mâu thuẫn, xung đột với công đồng dân cư. Từ những sự kiện tổng hợp được, có thể kết luận: ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn không khí, nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư.
- Tại Bạc Liêu môi trường nước mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ do chất thải, nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của người dân và của các doanh nghiệp không được xử lý, thải trực tiếp xuống sông, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường.
- Đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa ý thức trong công tác bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn đều có ít nhất từ 01 chỉ tiêu môi trường trở lên trong nước thải có giá trị vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
83
- Tình trạng tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, khu dân cư và từ hoạt động chế biến thủy sản vẫn còn tái diễn, gây ô nhiễm môi trường, làm mất vẻ mỹ quan đô thị gây bức xúc cho công đồng dân cư. Nguyên nhân là do công tác thu gom còn nhiều bất cập như thiếu trang thiết bị, máy móc chuyên dùng, thiếu cơ sở chuyên thu gom xử lý chất thải chuyên nghiệp.
- Để giải quyết những xung đột môi trường, cần giải quyết tận gốc những nguyên nhân của xung đột, đồng thời ngăn chặn những xung đột sắp xảy ra. Điều này cần phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường sử dụng các “thiết chế xã hội”;” hệ thống pháp luật”;”chính sách xã hội”; „chính sách môi trường” để điều khiển các hành vi của toàn xã hội trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên tuyền, thông tin kiến thức về tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và cách thức xử lý ô nhiễm môi trường cho toàn dân.
KHUYẾN NGHỊ
Về phía địa phương: tiếp tục thực hiện tốt chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở trung tâm các huyện, thành phố và các khu dân cư. Phối hợp với các cơ quan ban ngành cùng nhau giải quyết vấn đề môi trường. Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng thu phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp và công đồng dân cư. Lập quỹ bảo vệ môi trường giúp cho doanh nghiệp có kinh phí khắc phục sự ô nhiễm.
Tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra, rà soát lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở y tế và các mô hình sản xuất khác trên địa bàn tỉnh, trong quá trình hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phải khẩn trương thực hiện trong thời gian tới.
Về phía doanh nghiệp:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất bảo vệ môi trường. Tiếp cận, học hỏi các doanh nghiệp trong tỉnh đã áp dụng thành công các công nghệ
84
sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, tận dụng nguồn chất thải đã xử lý không ô nhiễm môi trường làm phân bón cho nông nghiệp vừa mang lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Về phía người dân:
- Tiếp thu tốt các kiến thức trong những chương trình giáo dục về môi trường để áp dụng trong cuộc sống. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường từ các thói quen hàng ngày, từ bỏ thói quen vứt rác và các chất thải khác xuống dòng sông, nhất là tại các chợ ven sông.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi mình đang sống, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường.
- Khi có sự cố về môi trường, phải báo ngay với cơ quan quản lý môi trường gần nhất, sẵn sàng tố giác các hành vi tội phạm môi trường đồng thời cũng sẵn sàng chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp khi có những sự cố bất khả kháng xảy ra./.
85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ TN&MT QCVN 11:2008/BTNMT, Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007, Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010, Quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có xả nước thải ra môi trường (gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp).
6. Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu (2012), Niên giám thống kê Tỉnh Bạc Liêu năm 2012.
7. Hữu Duyên (2013), Báo động tình trạng vi phạm xử lý chất thải nguy hại, Báo Bạc Liêu số ra ngày 03/01/2013
8. Vũ Cao Đàm, chủ biên (2010), Nghiên cứu xã hội về môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Vũ Cao Đàm, (2007) Giáo trình Lý thuyết hệ thống trường Đại học khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm, giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường.
86
11. Hoàng Hạnh (2013), Hàng trăm hộ nông dân kêu cứu, Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 02/07/2013
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/48/48/112041/hang-tram-ho- nong-dan-keu- cuu.aspx
12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo về môi trường (Luật số 52/2005/QH11)-2005.
13. Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu (2013), Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật môi trường giai đoạn 2005 đến nay.
14. Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu, (2012) Báo cáo tổng hợp Diễn biến Môi trường tỉnh Bạc Liêu 2012.
15. Nguyễn Thị Thanh Thanh, (2012) Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.