Các xung đột môitrường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 52)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Các xung đột môitrường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Qua khảo sát số doanh nghiệp CBTS đóng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, thuộc 7 đơn vị hành chính cấp huyện là thành phố Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai, Đông Hải, Hồng Dân và Phước Long. Trong số tất cả hơn 40 doanh nghiệp hầu hết đều nằm rải rác dọc theo tuyến sông Bạc Liêu- Cà Mau và hàng trăm cơ sở thu mua nhỏ lẻ năm rải rác ở khắp các địa phương trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở huyện Giá Rai với các ngành nghề kinh doanh thu mua, chế biến trong lĩnh vực thủy sản, sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, chiếm tỉ lệ 60% trong tổng số các doanh nghiệp. Tại huyện Giá Rai các nhà máy chế biến thủy sản tập trung nhiều ở các xã Phong Tân và xã Phong Thạnh vì nơi đây có nguồn cung cấp nguyên liệu rất lớn, thuận tiện giao thông do nằm sát quốc lộ 1A và dọc con sông Bạc Liêu Cà Mau. Tại địa phương này chỉ cách trung tâm tỉnh Cà Mau chưa đầy 20 km nên cũng tiếp nhận nguồn nguyên liệu rất lớn từ các xã lân cận thuộc tỉnh Cà Mau.

STT Huyện/TP Số Doanh nghiệp CBTS

53 nghiệp lớn) 01 TP Bạc Liêu 5 12% 02 Hòa Bình 6 14% 03 Vĩnh Lợi 1 2% 04 Giá Rai 25 60% 05 Đông Hải 5 12% 06 Phước Long 0 0% 07 Hồng Dân 0 0% Tổng 42

(Nguồn tổng hợp từ cổng thông tin điện tử sở KHĐT tỉnh Bạc Liêu)

Bảng 2.3. Phân bố các doanh nghiệp CBTS trên địa bàn tỉnh Tình hình giải quyết các đơn thư trong lĩnh vực BVMT của Phòng Cảnh sát PCTP môi trường:

Năm 2008: tiếp nhận 18 đơn và 04 tin báo, xử lý 07 đơn và 1 tin báo, phối hợp sở Tài nguyên & Môi trường xử lý 01 đơn chuyển công an huyện, thị xã và UBND thị xã Bạc Liêu xử lý 7 đơn và 4 tin báo.

Năm 2009: tiếp nhận 18 đơn thư, tin báo, xử lý 11 đơn, kết hợp các cơ quan chức năng xử lý 02 đơn, phối hợp sở Tài nguyên & Môi trường xử lý 01 đơn.

Năm 2010: tiếp nhận 12 đơn và 30 tin báo, đã làm rõ và xử lý 12/12 đơn và 30/30 tin báo.

Năm 2011: Tiếp nhận 60 đơn thư, tin báo xử lý 34 đơn, kết hợp các cơ quan chức năng xử lý 20 đơn, tin báo, phối hợp sở Tài nguyên & Môi trường xử lý 06 đơn, tin báo.

Năm 2012: Tiếp nhận 18 đơn thư và 23 tin báo xử lý 41/41 đơn, tin báo.

Năm 2013: Tiếp nhận 07 đơn thư và 07 tin báo xử lý 14/14 đơn, tin báo. Như vậy tình hình khiếu kiện về môi trường có chiều hướng gia tăng, nhất là từ năm 2010 số đơn tăng khá nhanh tăng gấp đôi so với năm trước đó, đặc biệt năm 2011 có đơn gấp 3 lần của năm 2009, năm 2012 và 2013 số đơn khiếu kiện có giảm hơn so với các năm trước.

54 Năm Số đơn nhận (kể cả tin báo) Đã giải quyết Phối hợp giải quyết Không thuộc thẩm quyền 2008 22 8 12 2 2009 18 11 3 4 2010 42 42 0 0 2011 60 34 26 0 2012 41 41 0 0 2013 (6 tháng đầu năm) 14 14 0 0

(Nguồn: Phòng cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bạc Liêu)

Bảng 2.4. Thống kê tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại về môi trường

Sau khi thống kê số lượng đơn thư khiếu kiện của người dân gửi tới cơ quan cảnh sát môi trường, tố cáo các hành vi xâm hại đến môi trường trên địa bàn thì số lượng đơn thư khiếu nại các doanh nghiệp CBTS như sau:

Trong số 12 đơn và 30 tin báo của năm 2010 có 2 đơn kiện với 1 nội dung liên quan đến ô nhiễm môi trường do chế biến thuỷ sản đó là:

Vào ngày 25/10 và ngày 19/11/2010 đơn khiếu kiện của người dân về hộ ông Ba Thành và chị Phượng thu mua vỏ đầu tôm về đổ vào hố xử lý không đúng nên gây ra hôi thối khu vực xung quanh.

Trong số 60 đơn và tin báo của năm 2011 có 3 đơn kiện với nội dung liên quan đến ô nhiễm môi trường do chế biến thuỷ sản đó là:

Vào ngày 4/7/2011, tin báo cơ sở Vinh Giang ở xã Phong Tân Huyện Giá Rai thu mua thuỷ sản gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường.

Ngày 26/12/2011 Ông Thạch Ca tố giác công ty cổ phần CBTS Việt Cường, xã Vĩnh Trạch thành phố Bạc Liêu xả nước thải ra ruộng, không sản xuất nông nghiệp được.

Ngày 29/12/2011, tập thể ấp Nhàn dân B, xã Tân Phong, huyện Giá Rai tố giác bà Cái Thu Phương thu mua vỏ đầu tôm gây ô nhiễm môi trường.

55

Trong số 41 đơn và tin báo của năm 2012 có 7 đơn kiện với nội dung liên quan đến ô nhiễm môi trường do chế biến thuỷ sản đó là:

Ngày 7/3/2012, ông Bùi văn Chiến, ngụ tại ấp Nhàn dân B, xã Tân Phong, huyện Giá Rai có đơn khiếu kiện bà Cái Thị Phương thu mua vỏ đầu tôm gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 14/3 và ngày 23/3/2012, bà Đinh Kiều Thanh Thuỵ, ngụ tại ấp Nhàn dân B, xã Tân Phong, huyện Giá Rai có đơn khiếu kiện ông Cái Trường Giang thu mua vỏ đầu tôm gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 28/3/2012, quần chúng nhân dân ấp 2, thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai có đơn khiếu kiện bãi cá Sơn, ấp 2 Thị trấn Giá Rai trong quá trình hoạt động kinh doanh gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường.

Ngày 10/7/2012, bà Đinh Kiều Thanh Thuỵ ngụ tại ấp Nhàn dân B, xã Tân Phong, huyện Giá Rai có đơn khiếu kiện Bà Cái Thị Phương thu mua vỏ đầu tôm phát tán mùi hôi thối nồng nặc, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người dân trong khu vực.

Ngày 16/10/2012 tin báo đường ống của xí nghiệp chế biến thuỷ sản F78, phường 8, thành phố Bạc Liêu bị bể, phát tán mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhiều hộ dân trong khu vực.

Ngày 13/11/2012, ông Thạch An, ấp Công Điền, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu tố giác cơ sở mua tôm của bà Tô Thị Út xả nước thải làm chết cá của nhà ông Thạch An.

Trong số 14 đơn và tin báo trong 6 tháng đầu năm 2013 có 3 đơn kiện

với nội dung liên quan đến ô nhiễm môi trường do chế biến thuỷ sản đó là: - Ngày 13/3/2013, có đơn khiếu kiện Bà Cái Thị Phương thu mua vỏ đầu tôm phát tán mùi hôi thối nồng nặc, làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Ngày15/5/2013 ông Nguyễn Văn Bảy khiếu kiện ông Nguyễn Văn Đương xả nước thải trong chế biến thuỷ sản gây ô nhiễm môi trường.

- Ngày 28/5/2013, bà Đinh Kiều Thanh Thuỵ ngụ tại ấp Nhàn dân B, xã

56

đầu tôm phát tán mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người dân trong khu vực.

Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường thường được nhắc đến nhiều nhất là các doanh nghiệp thu mua tôm, chế biến vỏ đầu tôm. Bởi vì ô nhiễm không khí là lĩnh vực nhạy cảm nhất, chỉ bằng các giác quan tự nhiên của con người là có thể nhận biết được, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của những người xung quanh. Ô nhiễm không khí đặc biệt là mùi khó chịu sẽ làm cho con người mất đi các cảm giác khác, mất ăn, mất ngủ dẫn đến bệnh tật, đau ốm và nhiều chứng bệnh truyền nhiễm khác.

Trong số 15 đơn liên quan đến lĩnh vực thủy sản chỉ có 02 đơn nêu lên vấn đề ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Còn lại 13 đơn đều đề cập đến vấn đề ô nhiễm không khí (chiếm 87%). Điều này cho thấy ô nhiễm môi trường không khí dễ dễ nhận biết, dễ dẫn đến phản ứng của người dân hơn lĩnh vực ô nhiễm nước thải.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)