Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 64)

2. 3 Nghiên cứu các bình diện hứa hẹn liên quan đến quy tắc

2.5. Tiểu kết chương 2

“Ngữ dụng học nghiên cứu sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ thực sự trong những ngữ cảnh chuyên biệt (Specific situations)”[10, tr. 49] có nghĩa là ngữ dụng học quan tâm đến các thông điệp thực tiễn bằng ngôn ngữ đã được con người vận dụng như thế nào trong những hoàn cảnh giao tiếp thực. Qua khảo sát HVHH, chúng tôi đưa ra cách phân loại hành vi hứa hẹn trực tiếp hành vi hứa hẹn gián tiếp. Chương này khảo sát HVHH trực tiếp và các phương thức ngôn ngữ biểu hiện nó trong tiếng Việt.

HVHH trực tiếp thường được biểu đạt bằng động từ ngữ vi “hứa”, “thề”, hoặc các biểu thức ngữ vi có chứa từ “sẽ”. Khảo cứu các ngữ liệu tiếng Việt, các phương thức ngôn ngữ thường dùng gồm: phương thức sử dụng động từ ngữ vi: hứa và các cụm từ sẽ/ phải/ sẵn sàng/ bằng mọi giá/ dù thế nào cũng sẽ/ sẽ không; phương thức sử dụng các cụm từ: (Xin) cam đoan; cam kết; (Xin) bảo đảm; chắc chắn; nhất định sẽ/ sẽ không; phương thức sử dụng các cụm từ: thề danh dự; tuyệt đối; độc; có trời đất; có Chúa; quỷ thần chứng giám; bằng tất cả những gì thiêng liêng; nguyện; tuyên thệ; di chúc.

Hứa hẹn liên quan đến quy tắc quan hệ liên nhân thể hiện trên nhiều bình diện. Cả HVHH trực tiếp và gián tiếp đều đặt trong các bối cảnh giao tiếp và các quan hệ liên cá nhân nhất định, song chương này khảo cứu HVHH trên các bình diện quan hệ xã hội – đoàn thể, quan hệ tình yêu- hôn nhân, quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè. Và phân loại HVHH theo nội dung.

62

Chƣơng 3: HÀNH VI HỨA HẸN GIÁN TIẾP

3.1. Bối cảnh giao tiếp

Thực tế giao tiếp, thường xảy ra nhiều tình huống, một phát ngôn có thể không phải chỉ có một đích ở lời, mà “đại bộ phận các phát ngôn được xem là thực hiện đồng thời một số hành vi… Hội thoại không phải là một chuỗi các phát ngôn kế tiếp, mà là ma trận của các phát ngôn và các hành động (actions) gắn bó với nhau trong một mạng những hiểu biết và phản ứng… Trong hội thoại, những người tham gia sử dụng ngôn ngữ để thuyết giải cho nhau ý nghĩa của các sự kiện hiện hữu hay tiềm ẩn vây bọc chung quanh họ, từ đó rút ra những hệ quả cho những hành động đã qua hay sẽ tới ” [10, tr. 492]. Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt HVƠL này nhưng lại nhằm hiệu quả ở một HVƠL khác được gọi là hiện tượng sử dụng HVNN theo lối gián tiếp. Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện HVƠL này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Đó là tiền ước (Presumption) là điều kiện để nhận biết hiệu lực ở lời ấy [10, tr. 146]

Mọi HVNN khi hành chức đều tiềm ẩn tính đe doạ thể diện của những người tham gia tương tác xã hội. Nằm trong hệ thống các HVNN nói chung, HVHH không phải là một ngoại lệ. Mặc dù bản thân HVHH có xu hướng nghiêng về sự tôn vinh thể diện của các đối ngôn trong giao tiếp, nhưng trong những cảnh huống giao tiếp nhất định nó vẫn có thể làm ảnh hưởng tới thể diện của người thực hiện HVHH và người tiếp nhận. Do đó, cần có những chiến lược giao tiếp cụ thể và áp dụng các chiến lược này trên các bình diện

63

giao tiếp khác nhau. J. Thomas đã từng nhấn mạnh vấn đề này khi giải thích định nghĩa về lịch sự của Brown & Levinson: “… cái hình ảnh này (thể diện của Sp1 và Sp2) có thể bị tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác.” [10, tr. 264] Vậy, làm gì để bảo toàn được yếu tố thể diện của hai phía nói – nghe? Trả lời cho câu hỏi này chính là phát ngôn có kế hoạch, chiến lược hợp lí của người nói trong từng cảnh huống giao tiếp khác nhau.

Để đạt hiệu quả giao tiếp cao, Sp1 có thể sử dụng đồng thời nhiều loại HVNN - một HVNN trung tâm và một số HVNN bổ trợ. Có nhiều phương thức biểu đạt HVHH gián tiếp, tuy nhiên, ý nghĩa hứa hẹn chỉ hiểu được trong ngữ cảnh cụ thể theo quy ước của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Qua khảo cứu thực tế, HVHH gián tiếp thường được biểu đạt bằng các phương thức:

+ Phương thức hứa hẹn gián tiếp thông qua các phương tiện từ ngữ. + Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: Dẫu/ dẫu rằng; dù bất kể thế nào/ cho dù/ dẫu; dù

+ Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: (Cứ) yên tâm đi/

tin đi/ vô tư đi; bằng mọi giá phải.

+ Một số phương thức biểu hiện lời hứa gián tiếp thong thường.

3. 2. Các phƣơng thức ngôn ngữ biểu đạt hành vi hứa hẹn gián tiếp

3.2.1. Phương thức hứa hẹn gián tiếp thông qua các phương tiện từ ngữ

Có thể nhận thấy cách thức hứa hẹn gián tiếp hay hình thức cấu trúc của HVHH gián tiếp là hết sức đa dạng, phong phú. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của HVHH gián tiếp không chỉ dừng lại ở việc mô tả đặc điểm của đoạn thoại ứng với từng cảnh huống giao tiếp, trên cơ sở khảo sát các phương thức biểu hiện nó giúp chúng ta có phương pháp giao tiếp hiệu quả hơn.

Trên cơ sở khảo sát hội thoại có chứa HVHH và phân tích tư liệu đề tài, chúng tôi nhận thấy các đối ngôn thường sử dụng một số loại tác tử ngôn ngữ

64

làm gia tăng hiệu quả giao tiếp và tạo tính lịch sự: sử dụng trợ từ, HVNN phụ trợ, dấu hiệu từ vựng – tình thái đặc thù, từ ngữ xưng hô, kính ngữ ...

3.2.1.1. Sử dụng trợ từ

Nằm trong hệ thống các lớp từ tiếng Việt, trợ từ có vai trò quan trọng trong sự hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp của người Việt, tạo nên tính uyển chuyển của phát ngôn. Theo tác giả Phạm Hùng Việt:“Trợ từ là lớp từ tình thái, không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý nghĩa như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá, … của người nói đối với nội dung phát ngôn, đối với hiện thực và/hay đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn.” [58, tr. 71]

Mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp và sự nhận xét, đánh giá về vị thế xã hội, tuổi tác, trình độ, sự thân thiện … của người nói đối với người nghe được thể hiện bằng các tác tử ngôn ngữ. Trong hệ thống các tác tử ngôn ngữ, trợ từ là một yếu tố quan trọng không thể vắng mặt khi các đối ngôn muốn nâng cao hiệu lực phát ngôn. HVHH thường sử dụng các trợ từ như:“dạ”, “ạ”, “cứ”, “vô tư đi”, ... như:

[88] Harri Hôfơ giải thích: - “Hãy bác bỏ bản di chúc, Petdi, tôi xin ông đấy! Tôi sẽ tìm cho ông một luật sư giỏi nhất nước Úc.” [NL10; 29]

3.2.1.2. Hành vi ngôn ngữ phụ trợ

Trong hội thoại, không phải lúc nào các đối ngôn cũng sử dụng chỉ duy nhất một loại HVNN. Tuỳ từng cảnh huống giao tiếp, hội thoại có thể gồm một HVNN trung tâm và một số HVNN bổ trợ nhằm tạo hiệu quả giao tiếp cao hơn. Hội thoại hứa hẹn cũng vậy, nhiều tình huống Sp1 phải sử dụng đồng thời nhiều loại HVNN. Những HVNN được sử dụng để phụ trợ cho HVHH bao gồm:

65

Hỏi để lấy thông tin, để thăm dò đối phương về các mặt: tình cảm, thái độ, tư tưởng … giúp cho Sp1 có cơ sở đưa ra cách thức đề xuất phát ngôn hợp lí, thoả đáng và lịch sự.

[89] - “Bà có bằng lòng hứa với tôi một điều không, Fia?”

- “Vâng, con hứa.” [NL 10; 36]

+) HVNN bày tỏ

Nằm trong chiến lược tạo sự cảm thông tiến đến xoá nhoà khoảng cách giữa các đối ngôn, HVNN bày tỏ là loại hành vi được Sp1 sử dụng khá phổ biến trong hội thoại hứa hẹn. Trên cơ sở những điều bày tỏ, Sp1 sẽ khéo léo đưa hành động của mình đến đích cần đạt.

[90] Cám ơn ông, Petđi. Cứ yên tâm, tôi sẽ chăm lo sao cho ông không bao giờ thiếu thứ gì. [NL 10; 31]

[91] I don’t know how to survived without your love. [NL 13 ; 516]

(Anh không thể sống khi tình yêu của em không còn) +) HVNN xin lỗi

Trong những cảnh huống giao tiếp nhất định, HVHH có nguy cơ đe doạ thể diện của Sp2. Do vậy hành vi xin lỗi đi kèm hành vi từ chối hứa hẹn sẽ làm giảm mức độ đe doạ thể diện của Sp2, đồng thời tránh được nguy cơ gây áp lực về tâm lí cho Sp2 khi tiếp nhận hành vi từ chối của Sp1.

[92] Anh xin lỗi. Quay lại đi em, anh sẽ không thế nữa. [NL 7; 191]

[93] It’s my loss. But in a way I’ll never be free of you again. [NL 13; 517] (Đó là lỗi của tôi. Nhưng theo một nghĩa nào đó, sẽ chẳng bao giờ tôi muốn xa em)

+) HVNN cảm thán

HVNN cảm thán là loại hành vi được dùng để thể hiện tình cảm, thái độ của Sp1 trong cuộc thoại hứa hẹn. Phương tiện ngôn ngữ thường được

66

dùng trong HVNN cảm thán đó là những từ cảm bổ trợ cho các phát ngôn trong việc thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thái độ… của Sp1.

[94] Chao ôi/ ối dào/ trời ơi! Tin tôi đi. Sẽ không bao giờ lặp lại chuyện này một lần nữa đâu/ sẽ không bao giờ có lần thứ hai đâu. [TLTT]

[95] - Oh, Pa!” Cried Scarlett impatiently – “If I married him, I’d change all that. [NL 11; 518] (Kìa ba! Scarlett thốt lên đầy vẻ giận dữ – Nếu con lấy anh ấy, con sẽ thay đổi tất cả).

[96] Whist, darlin’, listen to me! I’ll leave Tara to you and Cade. [NL

11; 502] (Ôi/ nào, con gái yêu của cha! hãy nghe cha nói. Ta sẽ tặng cho con và Cade cả điền trang Tara này)

3.2.1.3. Dấu hiệu từ vựng tình thái

Hoạt động hội thoại luôn bị chi phối bởi những nguyên tắc giao tiếp nhất định. Theo P. Grice, có một cơ chế chi phối việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn. Trên cơ sở thực tế giao tiếp, ông đưa ra nguyên tắc hợp tác (cooperative principle) bao gồm bốn phương châm: lượng, chất, sự thích hợp và cách thức hội thoại. Tuy nhiên, vì những lí do nhất định khiến các đối ngôn rơi vào tình huống vi phạm phương châm hội thoại. Giải pháp hữu hiệu đó là các đối ngôn sử dụng một loại tác tử ngôn ngữ có giá trị biện minh cho sự vi phạm ấy, chúng được gọi là những dấu hiệu từ vựng tình thái như: nhỉ, chứ nhỉ, đúng không nào, biết không, thấy không…Các dấu hiệu từ vựng tình thái có vai trò như những tín hiệu ngôn ngữ nêu lí do tạo bằng chứng cho HVHH của Sp1, trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả giao tiếp, giữ gìn thể diện cho bản thân và giữ phép lịch sự với người tiếp nhận.

3.2.1.4. Từ ngữ xưng hô

Là thành tố quan trọng của lĩnh vực nghi thức ngôn ngữ, hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giao tiếp của người Việt. Với một số lượng không nhỏ và phương thức hành chức

67

hết sức linh hoạt, thành tố này đã xuất hiện thường xuyên trong mọi ngữ cảnh hội thoại, đáp ứng mọi yêu cầu tương tác ngôn ngữ của con người. Tính linh hoạt trong hành chức của từ xưng hô tiếng Việt được thể hiện ở sự biến đổi và thích ứng trong các ngôn cảnh khác nhau. Từ ngữ xưng hô là một tác tử quan trọng, trợ giúp đắc lực cho việc tạo lực ngôn trung của HVHH, thể hiện đặc trưng văn hoá ứng xử lịch sự của người Việt. Vì vậy, việc dùng đúng từ xưng hô thể hiện vốn văn hoá, tính lịch thiệp, sự tôn trọng đối với người nghe.

Có thể nói hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Tùy từng bình diện quan hệ, từng ngôn cảnh, vị trí thứ bậc giao tiếp các đối ngôn sử dụng linh hoạt các từ ngữ xưng hô cho phù hợp.

Cách xưng hô khi thì lãng mạn, âu yếm “chàng – nàng” trong [81], khi thì thân mật, tình cảm “chú – cháu”, “bọn anh – bé” ở phát ngôn [82], [83]

[97] Chàng nhìn thẳng vào đôi mắt trong veo của nàng và thì thầm: - “Bao giờ hai hòn sỏi nổi lên mặt nước trôi đi, lúc ấy hai người mới lìa nhau.” [NL 3; 130]

[98] Nhà cửa của cháu đã ổn chưa? Lúc nào rảnh rỗi, chú sẽ xuống thăm và hỏi ý kiến mẹ cháu. [NL 3; 406]

[99] Đến với bọn anh đi. Rừng núi và sông nước sẽ đón em. Anh sẽ

đón em. ơi![ NL 3; 408]

Nhưng khi lại khách khí, xã giao, dứt khoát “ta – ngươi” như: [100] Ta sẽ không bao giờ đấu kiếm với ngươi. [NL 7; 184]

3.2.1.5. Kính ngữ

Nằm trong hệ thống tôn ngôn, kính ngữ là một thành tố quan trọng tham gia vào hoạt động giao tiếp của người Việt. Thông thường, kính ngữ được các đối ngôn sử dụng vào mục đích tăng cường tính trang trọng, lịch sự cho phát ngôn. Hầu hết, các cuộc thoại có sử dụng kính ngữ là những cuộc thoại mà ở đó quan hệ đối ngôn mang tính lịch thiệp, trong bối cảnh giao tiếp

68

ấy đã tồn tại hoặc tiềm ẩn một loaị hình giao tiếp mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt như:

[101] Lạy bà. Bà linh thiêng ban cho con một con số đẹp, chỉ cần một số thôi, con sẽ phúng nhiều thứ cho bà. [NL 3; 397]

Trong những cảnh huống giao tiếp nhất định, giữa một phát ngôn có sử dụng kính ngữ và một phát ngôn không sử dụng kính ngữ sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả giao tiếp và trong chừng mực nhất định, sự thiệt hại trong tương tác ngôn ngữ của các đối ngôn là không tránh khỏi. Văn hoá hay không văn hoá, lịch thiệp hay không lịch thiệp, điều này còn tuỳ thuộc vào chiến lược sử dụng hợp lí các kính ngữ trong giao tiếp. Hội thoại hứa hẹn cũng vậy, kính ngữ là một trong những tác tử không thể thiếu khi Sp1sử dụng chiến lược lịch sự qua các cụm từ trang trọng, phép tắc.

[102] - "Bà hãy chăm sóc Mecghi, đừng bỏ quên cháu. Cháu nó cần đến dự các buổi khiêu vũ, gặp các chàng trẻ tuổi. Hãy để cho nó nghĩ đến chuyện lấy chồng.”

- “Xin lĩnh ý Cha, con hứa, thưa Cha Ranfơ.” [NL 10; 37]

3.2.1.6. Dấu hiệu uyển thanh

Dấu hiệu uyển thanh là những tác tử ngôn ngữ làm giảm sự nặng nề của HVHH, thể hiện tính khiêm tốn của Sp1 trong giao tiếp. Trong tiếng Việt, loại tác tử ngôn ngữ này gồm: chỉ, chỉ xin, chỉ xin được,…Xét các phát ngôn:

[103] Tôi chỉ yêu mỗi một mình Thảo thôi. [NL 3; 393]

[104] Tôi xin chịu trách nhiệm toàn bộ về những điều xảy ra với em.

Xin hãy tin tôi. [NL 7; 482]

[105] Ừ, không sao. Chỉ lần này thôi. Về đi! [NL 3; 462]

[106] Cả ba giao ước với nhau sinh nhật này của Oanh chỉ dành cho ba người, sẽ đi chơi quanh thị xã. [NL 3; 462]

69

3.2.2. Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: Dẫu/ dẫu

rằng; dù bất kể thế nào/ cho dù/ dẫu; dù đi chăng nữa Yếu tố đánh dấu nội

dung hứa hẹn Chủ ngôn Yếu tố đánh dấu nội dung hứa hẹn

Dẫu/ dẫu rằng Dù bất kể thế nào

Cho dù/ dẫu Dù ... đi chăng nữa

SP 1

sẽ

sẽ không bao giờ sẽ chẳng bao giờ

Cùng là một HVNN nhưng trong những ngôn cảnh khác nhau nó sẽ đảm nhiệm mục đích khác nhau. Do vậy, đích tại lời của HVHH rất đa dạng. Trong thực tế giao tiếp, phát ngôn có thể gồm một HVNN trung tâm và một số HVNN bổ trợ, hay các hành vi rào đón nhằm làm tăng hiệu quả giao tiếp. Tính tế nhị, lịch sự là yếu tố tác động tới các hiện tượng, quy luật và cấu trúc ngôn ngữ. Nó ảnh hưởng rất mạnh đến các phát ngôn. Phép lịch sự có hiệu lực giải thích các phát ngôn, các cách thức nói năng và giải thích cái mà ngữ dụng học thường đề cập tới. Việc Sp 1 sử dụng những cụm từ như: Dẫu/ dẫu rằng; dù bất kể thế nào/ cho dù/dẫu; dù ... đi chăng nữa ... sẽ/ sẽ không bao giờ nhằm nhấn mạnh tính chắc chắn, sự ràng buộc: Hứa là ghi nhận trách nhiệm. Khi A hứa với B sẽ thực hiện việc C là A đã ghi nhận trách nhiệm với B rằng “Sự thực hiện việc C đã trở thành một trách nhiệm, một nghĩa vụ tinh

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)