Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ dạng thức câu hứa hẹn

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 36)

Trong lôgic, người ta xây dựng những phương pháp tiếp cận và nhận thức thế giới. “Lôgích như là một điểm tựa của việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp)” [19, tr. 64]. Các phương pháp tiếp cận của lôgích học, đó là xây dựng những khái niệm, phán đoán, suy luận, nêu giả thuyết, chứng minh, bác bỏ,…Trong giao tiếp, con người cũng thông báo, biểu đạt tư tưởng, cũng chứng minh, thuyết phục, lập luận, chất vấn, nghi ngờ, hứa hẹn, … nghĩa là cũng tư duy. Do vậy, cũng có những quy luật ngôn từ để biểu đạt, phản ánh tư duy và tiếp nhận thông tin. Trong lôgích, người ta quan tâm đến phương diện hình thức biểu đạt chúng. Người ta cũng xây dựng nên các quy ước để các biểu thức lôgích. Ngược lại, trong ngôn ngữ có những cách khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung với những sắc thái nghĩa khác nhau. Nghĩa là ngôn ngữ tự nhiên có hiện tượng đa trị về cấu trúc. Có thể nói “Một cấu trúc ngôn ngữ, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh có thể biểu hiện những HVNN khác nhau.” [10, tr. 37]

Hành vi hứa hẹn trong tiếng Việt được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau dù chỉ mang cùng một nội dung. Ví dụ: “Anh hứa ngày mai anh sẽ đưa em đi thăm thầy”; “Chắc chắn ngày mai bọn mình sẽ đi thăm thầy”; “Em yên tâm đi/ em cứ yên tâm mai chúng ta sẽ đến thăm thầy”… Tương ứng với từng loại ngôn cảnh giao tiếp sẽ hình thành nên những kiểu kết cấu biểu đạt HVHH khác nhau. Trên cơ sở khảo sát thực tế giao tiếp và các nguồn cứ liệu, chúng tôi nhận thấy HVHH thường mang những đặc trưng:

34

+ Đặc trưng thứ nhất được thể hiện ở các từ ngữ chuyên dùng trong các kiểu kết cấu hứa hẹn, như: hứa, thề, nguyện sẽ; (Cho) dẫu/ dù thế nào đi chăng nữa ... cũng sẽ/ sẽ không ...; (Cứ) yên tâm đi; đảm bảo (rằng); chắc chắn; nhất định sẽ (không) v.v…

+ Đặc trưng thứ hai là quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề trong kết cấu của HVHH. Quan hệ giữa động từ ngữ vi “hứa” với Sp1 và Sp2 được thể hiện ở sự chi phối, sự ảnh hưởng qua lại của hai yếu tố này. Khi ta hứa với ai một điều gì, ngay lúc hứa ta đã bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện cho được lời hứa và người nghe có quyền lợi chờ đợi, được hưởng kết quả của lời hứa đó.

+ Đặc trưng thứ ba được thể hiện ở một thành tố quan trọng nằm trong kết cấu của HVHH, đó là động từ ngữ vi. Động từ mang chức năng của HVHH là động từ: “hứa”, “thề”, “cam đoan”, “cam kết”... Sự có mặt của các động từ này quyết định tới bản chất tường minh hay không tường minh của biểu thức ngữ vi “hứa”.

Ngoài ra, sự hành chức của HVHH trong thực tế hội thoại cũng rất linh hoạt. Đó là do sự chi phối sâu sắc của nhiều nhân tố trong hội thoại như: đối tượng giao tiếp, tâm lí các đối ngôn, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh tồn tại HVHH… Vì vậy, hình thức thể hiện của HVHH hết sức đa dạng, có khi là hứa hẹn trực tiếp, khi lại là hứa hẹn gián tiếp. Trực tiếp là cách người nói đưa ra lời hứa mà không cần viện dẫn một HVNN phụ trợ nào khác. Ngược lại, gián tiếp là cách người nói đưa ra lời hứa thông qua một HVNN trung gian. Các phương thức ngôn ngữ biểu đạt HVHH trong tiếng Việt và có so sánh với tiếng Anh được trình bày ở chương hai và chương ba của luận văn.

35 1.5. TIỂU KẾT

Để nghiên cứu bản chất, dạng thức cấu trúc, các chiến lược, các bình diện của HVHH, chúng tôi tìm hiểu HVHH dựa trên cơ sở những định hướng của các giới thuyết về HVNN theo từng khía cạnh biểu hiện trong những điều kiện, cảnh huống cụ thể. Do đó, Những khái niệm về hành vi ngôn ngữ và

hành vi hứa hẹnlà vấn đề được quan tâm trước nhất.

HVHH còn được nghiên cứu dưới góc độ hành chức của nó trong môi trường giao tiếp hội thoại. Vấn đề hội thoại là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong ngữ dụng học. Qua hội thoại, các yếu tố, đơn vị của ngôn ngữ được đóng dấu chứng nhận tư cách đơn vị ngôn ngữ của mình. Từ đó các quy tắc, cơ chế vận hành các yếu tố, các đơn vị mới bộc lộ và phát huy tác dụng. HVHH là một hành vi hết sức thông dụng, song các bình diện hứa hẹn được thể hiện cụ thể như thế nào cần được khảo cứu nghiêm túc. HVHH ngoài cái ý nghĩa được biểu đạt trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp…) mà ta thường gọi là ý nghĩa tường minh, còn có ý nghĩa được biểu hiện gián tiếp, phải viện đến thao tác suy ý (inference) dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các quy tắc điều khiển HVNN, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại v.v. Vì vậy, vấn đề lí thuyết thứ hai được đặc biệt quan tâm đó là:

Hứa hẹn và hội thoại hay các bối cảnh giao tiếp thể hiện hành vi hứa hẹn.

Bên cạnh đó, tính tế nhị, lịch sự là yếu tố có tác động, ảnh hưởng mạnh tới các cách biểu hiện HVNN nói chung và HVHH nói riêng trong quá trình giao tiếp. Phép lịch sự có hiệu lực giải thích các phát ngôn, các cách thức nói năng và giải thích cái mà ngữ dụng học thường đề cập tới: hàm ngôn, hành vi gián tiếp. Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tương tác. Do đó, hành vi hứa hẹn liên quan đến những quy tắc về

36

Trong giao tiếp, con người cũng thông báo, biểu đạt tư tưởng, cũng chứng minh, thuyết phục, lập luận, chất vấn, nghi ngờ, hứa hẹn, … nghĩa là cũng tư duy. Do vậy, cũng có những quy luật ngôn từ để biểu đạt, phản ánh tư duy và tiếp nhận thông tin. Lôgích được coi như là một điểm tựa của việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên. Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ - dạng thức

37

Chƣơng 2 : HÀNH VI HỨA HẸN TRỰC TIẾP

Có mặt thường xuyên trong đời sống giao tiếp của con người, HVHH giữ vai trò cần yếu trong chức năng biểu hiện thông tin giao tiếp của cộng đồng. Theo cách phân loại của J. Austin (1962), HVHH thuộc lớp Cam kết là một hành vi hết sức thông dụng, ngoài cái ý nghĩa được biểu đạt trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp…) hay ý nghĩa tường minh, còn có ý nghĩa được biểu hiện gián tiếp, phải viện đến thao tác suy ý (inference) dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các quy tắc điều khiển HVNN

HVHH trực tiếp là hình thức hứa hẹn biểu hiện bằng những phát ngôn ngữ vi có kết cấu là một BTNV và ĐTNV “hứa” hoặc các tổ hợp từ, tổ hợp phụ từ biểu đạt HVHH. Những ĐTNV tường minh hoá HVHH gồm hứa, cam đoan; cam kết, bảo đảm, nguyện, tuyên thệ, thề, ... Và các tổ hợp từ chắc chắn; nhất định sẽ, … Những cấu trúc này được thể hiện thông qua các phương thức ngôn ngữ đặc thù.

2.1. Những dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù của hành vi hứa hẹn trực tiếp

Trong số các HVNN của người Việt, hứa hẹn là một hành vi rất thú vị, bởi lẽ có nhiều cách để biểu đạt hành vi này trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau, trên các bình diện khác nhau. Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các HVNN trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp. Lựa chọn cách nói thẳng hay nói vòng còn tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và truyền thống văn hóa của cộng đồng. Người Anh thiên về lịch sự âm tính nên thường chọn cách nói vòng là cách yêu cầu gián tiếp. Người Việt lại thiên về lịch sự dương tính nên ưa cách nói thẳng. Nói thẳng thể hiện sự tin cậy, tình thân hữu. Tuy nhiên,

38

trong những tình huống giao tiếp mà hành vi yêu cầu có tính áp đặt cao, gây tổn hại cho người nghe, người Việt vẫn dùng lối nói gián tiếp và coi đó là lịch sự [34, tr. 107]. Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng. Trong cấu trúc hội thoại, PNNV có một vị trí quan trọng trong quá trình tạo lập một sự kiện lời nói. BTNV là một yếu tố cần yếu tạo nên PNNV. BTNV là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các HVƠL. Nhờ các BTNV chúng ta nhận biết được các HVƠL. Những từ ngữ chuyên dùng trong các BTNV là dấu hiệu nhờ chúng mà ta biết được hành vi nào đang thực hiện.

Theo chúng tôi, HVHH mang các dấu hiệu đặc thù sau:

1. Các kết cấu hứa hẹn chuyên dùng những từ ngữ, đó là hứa, cam đoan, cam kết, bảo đảm, nguyện, tuyên thệ, thề, chắc chắn, nhất định, sẽ, (cho) dẫu/ dù thế nào cũng...

2. Hành động hứa phải được thực hiện trong một cuộc thoại có người nói và người nghe, nếu người nghe không có mặt trực tiếp thì cũng phải hướng đến người nghe.

3. Hành động được nêu trong lời hứa phải là hành động trong tương lai và có lợi cho người nghe. Điều này khác hẳn với hành động đe dọa hay phản bác, đó là hành động tương lai thường không có lợi cho người nghe.

4. Người nói có thái độ chân thành và có ý định thực sự sẽ thực hiện hành động tương lai. Ngược với hành động khuyên thường thì người nghe sẽ thực hiện hành động tương lai.

5. Người nghe mong muốn người nói thực hiện hành động hứa hơn là không thực hiện. Đương nhiên, như đã nêu ở trên, người nghe hoàn toàn không muốn người nói sẽ thực hiện hành động tương lai, đặc biệt là với hành động đe dọa.

39

Khi bàn tới HVNN thì một trong những vấn đề quan trọng cần phải đề cập đến đó là “đích” của hành vi. Theo Searle, đích tại lời của một HVNN là mục đích của hành vi đó. HVHH cũng vậy, cái mà Sp1 hướng tới là cam kết với Sp2 hãy tin tưởng là mình (hoặc một người khác) sẽ thực hiện hành động A. Cùng là một HVNN nhưng trong những ngôn cảnh khác nhau nó sẽ đảm nhiệm nhiều mục đích khác nhau. Tuỳ theo ngôn cảnh, tình huống giao tiếp mà HVHH hướng đến những mục đích giao tiếp khác nhau. Đây là cơ sở quan trọng để phân loại HVHH. Chúng tôi đã khảo cứu, thu thập và phân tích nguồn tư liệu gồm khoảng 800 đoạn thoại đơn, đoạn thoại phức có chứa HVHH trực tiếp hoặc gián tiếp, được trích dẫn từ những nguồn tư liệu chính như các tác phẩm văn học Việt Nam, tiếng Anh, tư liệu truyền hình, Internet, hội thoại hàng ngày. Căn cứ vào một số tiêu chí nêu trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách phân loại HVNN này, đó là hành vi hứa hẹn trực tiếp hành vi hứa hẹn gián tiếp.

2. 2. Các phƣơng thức ngôn ngữ biểu đạt hành vi hứa hẹn trực tiếp

Phương thức ngôn ngữ biểu đạt HVHH trực tiếp chuyên dùng những động từ ngữ vi: hứa, cam đoan, cam kết, bảo đảm, nguyện, tuyên thệ, thề, thề độc, thề có trời đất, thề có Chúa, di chúc … hoặc các biểu thức ngữ vi có chứa các tổ hợp phụ từ, tổ hợp tính từ như chắc chắn sẽ/ sẽ không, nhất định sẽ/ sẽ không (bao giờ) ... Theo kết quả thống kê ngữ liệu, HVHH trực tiếp trong tiếng Việt thường được biểu hiện qua ba phương thức cơ bản sau:

1. Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng động từ ngữ vi: Hứa

2. Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các động từ và các tổ hợp từ:

(Xin) cam đoan; cam kết; (Xin) bảo đảm; chắc chắn; nhất định

3. Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: Thề danh dự/ tuyệt đối/ độc/ có trời đất/ có Chúa/ có quỷ thần chứng giám/ bằng tất cả những gì thiêng liêng; nguyện; tuyên thệ; di chúc

40

2.2.1. Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng động từ ngữ vi: Hứa

Chủ ngôn Động từ ngữ vi Yếu tố đánh dấu nội dung hứa hẹn Sp 1 hứa sẽ/ phải sẵn sàng bằng mọi giá dù thế nào cũng sẽ/ không/ sẽ làm tất cả

“Hứa hẹn” là một từ ghép hai yếu tố “hứa” và “hẹn”.

“Hứa” là động từ chỉ hành vi nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình sẽ làm một việc gì đó trong tương lai (sau khi nói hoặc ngay lúc nói) mà người đó quan tâm.

“Hẹn” là động từ chỉ hành vi nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình làm một việc gì đó trong quan hệ liên nhân với nhau theo sự thỏa thuận giữa đôi bên.

“Hứa hẹn” là động từ mang nghĩa khái quát chỉ các hành vi nhận làm một việc gì đó với đối tác, có thời gian thực hiện nhất định. Cái việc gì đó tuy khó khăn nhưng có sự thỏa thuận của đôi bên.

Theo từ điển tiếng Việt hành động “hứa hẹn” được định nghĩa là hành vi nhận làm và định thời gian thực hiện” hay “nhận sẽ làm gì tuy có khó khăn”[51, tr. 264]. Hành vi này được biểu hiện trực tiếp qua các động từ ngữ vi: Hứa sẽ/ phải/ sẵn sàng/ bằng mọi giá/ dù thế nào cũng sẽ/ sẽ không/ sẽ làm tất cả, trong đó động từ “hứa” là hạt nhân.

41

“Hứa” mang tính cam kết, ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền. Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời, tức là thực hiện như một hành vi ở lời với đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc.Xét các ví dụ sau:

[18] Anh hứa một ngày không xa sẽ đưa em về thăm con suối thần tiên ấy. [NL 3; 129]

[19] Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em đi Sidney. Xin hứa lời hứa của O’Nin. [NL 10; 46]

Trong các phát ngôn này, người nói hứa hẹn trực tiếp bằng cách sử dụng động từ ngữ vi “hứa”. Các phát ngôn có kết cấu là các BTNV tường minh hứa. Đồng thời với việc phát âm chúng cùng với BTNV, người nói thực hiện luôn cái HVOL do chúng biểu thị. Có nghĩa là, khi đưa ra phát ngôn, người nói thực hiện luôn hành vi “hứa hẹn” do ĐTNV “hứa” biểu hiện.

[20] Thưa Đức Ông, thú thực, là ở mức độ nào đó, ở đấy tiếng nói của tôi có tác dụng quyết định, tôi xin hứa sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi ảnh hưởng của mình. [NL 10; 75]

[21] Thuỷ hứa sẽ không có chuyện gì. Thuỷ cần biết sự thật. [NL3; 495] [20] và [21] được hiểu là các phát ngôn ngữ vi mở rộng. Trong các phát ngôn trên, ngoài kết cấu lõi là một BTNV tường minh hứa “Tôi xin hứa sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi ảnh hưởng của mình”, “Thủy hứa sẽ không có chuyện gì”, còn có thêm thành phần mở rộng “thú thực, là ở mức độ nào đó, ở đấy tiếng nói của tôi có tác dụng quyết định” và “Thuỷ cần biết sự thật”

nhằm giải thích mức độ quan trọng của lời hứa.

Tuy nhiên, xét theo khả năng có thể hay không thể dùng với chức năng ngữ vi thì động từ biểu hiện HVHH nằm trong nhóm những động từ nói năng vừa có thể dùng với chức năng ngữ vi, vừa có thể dùng với chức năng miêu

42

tả. Trong [22] và [23], “hứa” không được dùng với hiệu lực ngữ vi như trong các phát ngôn trên (phát ngôn dùng ngôi thứ nhất – người nói Sp1, thời hiện tại – hiện tại phát ngôn, thể chủ động và thức - thực thi) mà “hứa” được dùng trong thời quá khứ hoặc với ngôi thứ ba trong [26], nên nó được dùng với chức năng mô tả thông thường.

[22] Con dã hứa với lòng mình là sẽ khôngbao giờ gặp lại anh ấy nữa. [TLTH 605]

[23] Anh ta hứa ngày mai đưa đám về sẽ có khoản thù lao riêng.[NL3; 450]

2.2.2. Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng động từ và các tổ hợp từ: (Xin) cam đoan; cam kết; (Xin) bảo đảm; chắc chắn; nhất định

Chủ ngôn Động từ ngữ vi Yếu tố đánh dấu nội dung hứa hẹn

Sp1

(Xin) cam đoan Cam kết (Xin) bảo đảm

chắc chắn

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)