Bối cảnh giao tiếp

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 28)

Ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động giao tiếp trong bối cảnh xã hội. Hoạt động giao tiếp bao gồm không chỉ HVNN như thỉnh cầu, chào vv… mà còn bao gồm cả sự tham gia vào những kiểu hội thoại khác nhau và sự tiếp nhận tương tác trong những sự kiện lời nói phức hợp. Có thể nói “Ngữ dụng học là sự nghiên cứu ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh của con người. Sử dụng là một quá trình theo đó con người giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt đến những mục đích khác nhau. Quá trình đó bị chi phối bởi những điều kiện xã hội, những điều kiện này sẽ quyết định việc con người dùng đến và kiểm soát những phương tiện nào. Do đó cũng có thể xem ngữ dụng học là ngôn ngữ học bị định hướng vào và bị ràng buộc bởi xã hội” [15, tr. 291]

Có thể hiểu hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hoá, tôn giáo, lịch sử và các ngành khoa học, nghệ thuật cũng như thời điểm và không gian đang diễn ra cuộc thoại. Bởi vì nói tức là sống cho nên phải nói với nhau trong hiện thực thực tại tức là hiện

26

thực chúng ta đang sống. Thêm nữa, một cuộc giao tiếp phải diễn ra trong một không gian cụ thể, ở một thời gian cụ thể. Đó là thoại trường hay còn gọi là

hoàn cảnh giao tiếp hẹp [10, tr. 250]

Hymes đã dùng từ SPEAKING để tóm tắt các nhân tố có mặt trong hoạt động giao tiếp [15, tr. 277]. Đó là:

S Setting: thời gian, không gian.

* Sence: thoại cảnh (thoại trường tâm lí – psychological setting): quy thức, phi quy thức; hội lễ (festive), trang trọng (serious).

P Participants: người tham gia, người nói/ người phát; người nghe/ người nhận, thính giả.

E Ends (purposes) đích: mục đích, hiệu quả.

A Acts sequence: chuỗi hành vi: thông điệp, hình thức và nội dung.

K Key: giọng: sắc điệu (tone), cách thức hay tinh thần.

I Instrumentalities (phương tiện): đường kênh, (không khí hay viết) và hình thức (ngôn ngữ chung, phương ngữ, ngữ vực) như là phương tiện nói.

N Norms of interaction (chuẩn mực của tương tác): đặc tính bị chi phối bởi quy tắc của việc nói (liên tục, thì thầm trong nhà thờ vv…)

* Norms of interpretation (chuẩn mực thuyết giải) cách thức theo đó mà người này thuyết giải hành vi của người kia.

G Genres (loại thể): thơ, thần thoại, bài giảng vv…

Khảo sát HVNN nói chung, HVHH nói riêng phải đặt trong hoạt động giao tiếp hội thoại với tám tham tố mà Hymes đã đề xuất.

[17] - “Các Ngài có thể thay mặy tôi báo tin về dinh thự của Giáo Hoàng ở Kaxten Ganđônfô được không? Hiện giờ tôi quá bận và không thể đích thân đến đấy được.”

27 [17] là phát ngôn trong đó:

S Sence: thoại cảnh quy thức, trang trọng (serious).

P Participants: người nói – Giáo Hoàng mới; người nghe – Cha Ranfơ đơ Brikaxxa.

E Ends (purposes) đích: mục đích, hiệu quả - Chúng tôi sẽ báo tin

A Acts sequence: chuỗi hành vi thông điệp – Sp1 yêu cầu Sp2 một việc – “Các Ngài có thể thay mặy tôi báo tin về dinh thự của Giáo Hoàng ở Kaxten Ganđônfô được không? Hiện giờ tôi quá bận và không thể đích thân đến đấy được”

K Key: giọng: sắc điệu trang trọng.

I Instrumentalities (phương tiện): Ngôn ngữ chung có hình thức trang trọng là phương tiện nói – Các Ngài – Các Hạ.

N Norms of interaction (chuẩn mực của tương tác): đặc tính bị chi phối bởi quy tắc của việc nói (liên tục) – yêu cầu – hứa chấp nhận.

G Genres (loại thể): tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh (Trang 28)