Bi kịch hôn nhân gia đìn h:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 58)

Vấn đề hôn nhân gia đình từng là vấn đề đặt ra đối với ngƣời trí thức trong văn học Việt Nam thời kỳ trƣớc. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ và ở mỗi tác giả, vấn đề gia đình lại có một ý nghĩa khác nhau. Trong văn chƣơng của Tự Lực Văn Đoàn, vấn đề gia đình gắn với vấn đề giải phóng con ngƣời cá nhân khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Trong sáng tác của Nam Cao, vấn đề gia đình gắn với vấn đề nỗi lo cơm áo. Còn trong sáng tác của Ma Văn Kháng thì vấn đề gia đình không chỉ gắn với vấn đề kinh tế mà còn gắn cả với vấn đề đạo đức con ngƣời. Cũng chính vì vậy, bi kịch của ngƣời trí thức trong sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn gắn với sự thất bại của tƣ tƣởng mới trƣớc thành trì kiên cố của hệ tƣ tƣởng cũ, bi kịch của ngƣời trí thức trong sáng tác của Nam Cao gắn với sự nhƣờng chỗ của lý tƣởng trƣớc vấn đề áo cơm, bi kịch của ngƣời trí thức trong sáng tác của Ma Văn Kháng gắn liền với sự gia tăng của tính ích kỷ, những dục vọng cá nhân và sự xuống cấp về đạo đức gia đình của con ngƣời trong xã hội. Xét một cách công bằng thì ngƣời trí thức của Ma Văn Kháng bất hạnh hơn ngƣời trí thức của Nam Cao, bởi với họ, những ngƣời vợ đâu chỉ là gánh nặng cơm áo mà còn là nỗi đau bị phản bội. Những trƣờng hợp vợ chồng hòa thuận yêu thƣơng nhau, cùng chung vai chia sẻ những gánh nặng đời sống, những nỗi buồn vui nhƣ vợ chồng Luận- Phƣợng trong Mùa lá rụng trong vườn là rất ít.

Bi kịch gia đình của ngƣời trí thức xuất phát từ nguyên nhân đầu tiên đó là nguyên nhân đời sống kinh tế. Ở Đám cưới không có giấy giá thú, vợ chồng Tự là hai thái cực trong quan niệm và cách ứng xử trƣớc vật chất. Xuyến là một ngƣời có đầu óc thực dụng, với cô điều quan trọng nhất là phải có cuộc sống vật chất đầy đủ trong khi đó Tự lại là ngƣời coi nhẹ chuyện vật chất, coi trọng đời sống tinh thần. Xuyến thuộc tầng lớp dân chúng phổ thông, ít suy tư rắc rối, vụ lợi một cách giản đơn, thảng hoặc có được học hành thì

chỉ tiếp thu nổi khía cạnh thực dụng của các lý thuyết [18, tr.24]trong khi Tự

lại là một kẻ phóng tâm, coi nhẹ chuyện việc ăn uống may mặc...quen với nếp sống đạm bạc như tu hành... yêu vẻ đẹp của kẻ quân tử ăn không cầu no ở

không cầu yên [18, tr.23]. Cũng chính vì ảnh hƣởng cốt cách của ngƣời quân

tử mà ở Tự có lòng tự trọng rất cao. Là một thầy giáo giỏi nổi tiếng đã từng cả báo chí, ti vi ca ngợi, nhƣng Tự không nghĩ tới việc dạy thêm cho học trò để kiếm tiền. Anh không thể làm nhƣ Thuật, anh không thể lợi dụng tri thức để kinh doanh trục lợi. Có lẽ Tự là ngƣời cần tiền hơn ai hết, nhƣng Tự không thể làm trái với tâm mình, Tự không thể nhận quà biếu xén của cha mẹ học trò, không thể nhận những đồng tiền thù lao của học trò khi anh dạy phụ đạo. Với Tự, bán chữ là việc làm hạ thấp nhân cách của ngƣời thầy. Biết mình kém cỏi trong công cuộc mưu sinh, anh giảm thiểu tối đa các nhu cầu sinh hoạt

của mình. Rƣợu không, thuốc lá không, phở thưởng thức một cách tỉ mỉ bằng

toàn bộ giác quan chủ yếu qua tùy bút Phở của nhà văn họ Nguyễn, ngay cả

lót dạ buổi sáng lâu nay cũng bỏ, ngày chỉ mong đủ hai bữa cơm mỗi bữa ba

lưng bát với rau dưa thôi [18, tr.23]. Quần áo lên lớp trừ một bộ cánh đƣợc

Ủy ban nhân dân quận tặng nhân ngày 20-11 thì còn lại thì chục năm nay vẫn là mấy bộ Tô Châu mang từ bộ đội về đã cũ mèm và bạc phếch. Những thứ anh sử dụng ngoài mấy bộ cánh trên thì chỉ còn chiếc xe đạp cũ. Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là yên ổn. Tự thƣờng xuyên bị Xuyến, vợ của anh, bóng gió rồi chì chiết nặng lời, buông những lời xúc phạm ghê gớm vì gia cảnh khó khăn. Tự không dám trách Xuyến bởi nhu cầu về vật chất của Xuyến cũng là

nhu cầu đáng đƣợc tôn trọng, nhƣng khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa. Để giải quyết vấn đề cơm áo, anh đã phải cầm lòng bán đi một số quyển sách gia bảo và chiếc xe đạp cũ là phƣơng tiện đi lại duy nhất để lấy tiền đƣa vợ. Thế nhƣng, những cố gắng và nỗi khổ tâm của Tự cũng không tìm đƣợc sự cảm thông chia sẻ nơi Xuyến. Xuyến càng ngày càng tỏ ra quá đáng và thiếu tôn trọng chồng, trong mắt Xuyến Tự là một thằng chồng ngu, hèn và vô tích sự. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Xuyến phản bội chồng.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bi kịch gia đình của ngƣời trí thức là sự

không hòa hợp về đời sống tình dục.

Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú là một ngƣời không quá đam mê chuyện gối chăn mà coi trọng sự hòa hợp tinh thần trong khi vợ anh lại là một con ngƣời đơn giản, thô mộc và có khát khao tình dục mãnh liệt. Vốn là một ngƣời vị tha, anh không hề coi thƣờng Xuyến, anh rất cảm thông và trân trọng những mong muốn của vợ, đã có lúc anh bỏ qua sự khác biệt để đến với Xuyến với mong muốn hòa hợp và nâng đỡ cho nhau. Nhƣng anh đã không làm đƣợc điều đó bởi vì Xuyến dƣờng nhƣ không bao giờ đƣợc thỏa mãn. Đã có lúc người đàn bà không thỏa dục trong Xuyến vùng ngay dậy, cay uất tiết đỏ khé hai con mắt...thông thốc trút toàn bộ căm hận gia cảnh nghèo hèn lên

đầu anh [18, tr.28]. Từ chỗ coi thƣờng chồng cả về khả năng kiếm tiền lẫn

khả năng tình dục. Xuyến đã tìm đến Quỳnh, một kẻ dở trí thức dở ma cô để thỏa mãn. Chúng đã rủ nhau sang nhà Quỳnh ngay cả khi Tự ở nhà, chúng đã làm tình với nhau ngay trên căn gác xép là thánh địa thiêng liêng của Tự, Còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau này! Vợ chồng là cái quan hệ trao xương gửi thịt cho nhau. Là sự dính liền cộng sinh của hai nửa cơ thể. Là sự gửi gắm thể xác và linh hồn cho nhau. Là mối quan hệ thiêng liêng độc quyền cá nhân cao độ. Là sự tồn tại mang tính người đặc sắc... Hành động tính giao là bữa tiệc

hai người dọn riêng cho nhau[18, tr.285], vậy mà giờ đây cái thể xác ô trọc

tất yếu sẽ đến, đặc biệt là khi Xuyến còn tới trƣờng khóc lóc lu loa rằng anh là kẻ lọc lừa phản bội khi đọc lá thƣ của cậu học trò giấu tên gửi cho anh do bí thƣ Dƣơng đƣa tới nhà.

Không chỉ Tự mà Khiêm trong Ngược dòng nước lũ cũng phải chịu nỗi đau tƣơng tự. Khiêm và Thoa - vợ anh- cũng là hai con ngƣời quá khác xa nhau. Thoa gần với một đời sống dung tục, giản đơn [24, tr.232] chị chỉ cần

chồng là một người đàn ông dồi dào sức lực và kiếm được nhiều tiền [24,

tr.233]. Còn anh, anh là một kẻ kỹ tính và tuyệt đối hóa các giá trị của đời

sống tinh thần [24, tr.230]. Trong suy nghĩ của Khiêm, bản năng ai mà chẳng

có, nhưng đâu có phải vì thế mà xã hội trở thành khu rừng của muông thú

[24, tr.231]. Mƣời lăm năm là vợ chồng, đã bao lần Khiêm phải chịu nỗi xỉ nhục của một thằng đàn ông bị vợ cắm sừng. Thoa có quan hệ thân mật với nhiều đàn ông: gã phụ trách nhà ăn ở xí nghiệp, gã phóng viên nhiếp ảnh ở một tờ báo tỉnh, gã mồm méo to con có chiếc xe MZ150 phân khối... Có lần công an còn đến thông báo với anh về việc bắt đƣợc một cặp tình nhân làm tình ở chân cầu Cốc Lý mà ngƣời nữ lại là vợ anh, nếu anh đồng ý thì họ sẽ cho qua chuyện. Năm năm chồng đi xa ở nhà Thoa ba lần phá thai. Và Khiêm,

kẻ tuyệt đối giá trị tinh thần không thể tự lừa dối mình. Cố tình âu yếm để xóa đi vết thương lòng thì cũng chỉ là gượng gạo...vì mặc cảm lừa dối thường

xuyên ám ảnh [24, tr.232- 233]. Điều đó làm cho hai ngƣời càng ngày càng xa

nhau. Việc chuyển công tác về thành phố với mục đích làm Thoa khuây quên chuyện cũ đã không đạt đƣợc. Dù ở cạnh chồng Thoa vẫn không thay đổi, lại một lần nữa Thoa đi nạo thai...Khiêm đã ký vào tờ khai cho vợ mà tan nát cõi

lòng. Bao lâu nay anh có động chạm tới thân thể Thoa đâu! [24, tr.233]. Mâu

thuẫn giữa Khiêm và Thoa đã đi đến mức không thể dung hòa. Khi Khiêm trở thành nạn nhân của thói lọc lừa phản trắc, của âm mƣu tranh quyền đoạt vị, Thoa không những không tỏ ra thông cảm, xẻ chia với anh dù chỉ một chút mà còn cùng với tên y tá Mộc mƣợn cớ đến nhà chữa bệnh cho anh đã làm tình ngay trong nhà anh sau khi chôn kim vào các huyệt khiến anh mê man

nằm bất động. Và cuối cùng, Thoa đã bỏ đi cùng tình nhân vào Sài Gòn và chết trong đó vì phá thai.

Không chỉ có Tự, Khiêm, ông Quyết Định trong Một mình một ngựa

cũng là một con ngƣời đau khổ trong đời sống vợ chồng tuy rằng ở giai đoạn khởi đầu, tình yêu của Yên và ông mang màu sắc của một cuộc tình lý tƣởng giữa giai nhân và tài tử. Yên đến với ông từ tình cảm mến phục một ngƣời hùng, Yên tự nguyện hiến dâng cả linh hồn và thể xác cho ông. Yên đã theo ông suốt cuộc trường chinh vạn dặm. Tuyên Quang, Yên Bái, Hoàng Liên. Cuộc xâm nhập vào hậu phương của địch năm 1948. Chiến dịch giải phóng biên giới 1950. Công cuộc tiễu phỉ gian nan kéo dài suốt từ năm 1950 đến hòa bình lập lại. Và cả bây giờ, vẫn là tại Hoàng Liên, khi cả nước bước vào

cuộc chiến tranh thần thánh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước[26,

tr.239]. Có thể nói, nhìn bên ngoài, đó là một tình yêu đầy chất lý tƣởng. Nhƣng về phía ông Quyết Định, cái gọi là lý tƣởng đó chỉ có ở giai đoạn đầu,

tình yêu của ông và Yên là tổ hợp của hai ngọn lửa. Nhưng cho đến lúc này thì dần dần ông nhận ra ngọn lửa của nàng bao giờ cũng sôi sục và bốc cao

hơn... Nàng đòi hỏi ông phải ham mê hơn, phải mạnh mẽ hơn... [26, tr 239].

Ông cảm thấy mình thật yếu đuối kém cỏi cô đơn. Thực tình, ông biết mình chƣa già, nhƣng ông không thể làm theo những mong muốn của Yên là vứt bỏ

tất cả mọi ý nghĩ trong đầu, chỉ nhăm nhăm vào từng thao tác ái ân [26,

tr.239] bởi ngoài việc là một ngƣời chồng, ông còn là một ngƣời đứng mũi chịu sào, là ngƣời đứng đầu một đảng bộ tỉnh với bao nhiêu việc phải lo phải làm. Ông hòa tan, hòa đồng, đồng nhất với công việc. Ông không có thời gian tâm sự hứng thú dành cho gia đình. Tựu chung như định mệnh từ ông bước ra, trước sau ông vẫn chỉ là một chiến binh một người một ngựa xông pha nơi

chiến trận. Ông là một trang nam nhi ham mê chiến công[26, tr 198]. Ông

giống như các thầy tu các nghệ sĩ dồn hết đam mê vào tôn giáo và sáng tạo nghệ thuật, ông đã dồn hết những hứng thú và tâm lực vào một sự nghiệp cao

tr.240]. Những lời đồn đại về mối quan hệ giữa giáo Cầu và Yên đã trở thành câu chuyện tiếu lâm anh em trong văn phòng tỉnh ủy làm ông thêm đau khổ. Đó là một nỗi đau ngấm ngầm không thể ngỏ cùng ai, chẳng lẽ đã có lần mình phải giả làm mèo cào vào vách để cảnh báo Yên và giáo Cầu trong cơn

hành lạc ? [26, tr.340]

Nỗi đau về hôn nhân gia đình của ngƣời của ngƣời trí thức một lần nữa cho thấy sự chà đạp của những cái dung tục lên những giá trị tinh thần cao quý. Nó cảnh báo về lối sống ích kỷ, thực dụng, sự suy thoái về đạo đức của con ngƣời trong xã hội hiện nay đang là nguyên nhân gây nên sự tổn thƣơng tinh thần cho những con ngƣời chân chính. Cho dù nguyên nhân từ đời sống kinh tế hay từ đời sống tình dục thì bi kịch hôn nhân gia đình của ngƣời trí thức cũng thực sự là vấn đề đáng phải suy nghĩ. Phải chăng ngƣời trí thức chỉ hạnh phúc khi họ tìm đƣợc hồng nhan tri kỷ thực của đời mình nhƣ Luận ?

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)