Trong thực tế cuộc sống, không phải khi nào những ngƣời làm việc trong môi trƣờng lao động trí óc cũng là những ngƣời trí thức thực sự. Trong nhiều trƣờng hợp, còn mỉa mai hơn, những kẻ vô học, ít học, bất tài, thất đức lại ngồi ở vị trí lãnh đạo những ngƣời thông minh trí tuệ tài giỏi do một sự nhầm lẫn nào đấy hoặc do sự bất cập trong vấn đề sử dụng cán bộ một thời. Thói ỷ thế quyền lực của những kẻ ngu dốt khi gặp phải sự bất tuân phục của những ngƣời trí thức đôi khi gây nên những cuộc đối thoại nảy lửa. Trong số các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thì Đám cưới không có giấy giá thú là tiểu thuyết dựng kiểu đối thoại này thành công nhất . Đọc tiểu thuyết này, ngƣời đọc không thể không chú ý đến cuộc đối thoại của Tự và bí thƣ thị ủy Lại, cuộc đối thoại giữa Thuật và bí thƣ Dƣơng.
Trong bức thƣ gửi cho Tự, ngƣời học trò giấu tên của anh đã nhắc lại cuộc tranh luận gay gắt của anh với bí thƣ thị ủy Lại khi bí thƣ Lại mƣợn quyền lực mà Đảng giao phó để trả thù cá nhân, cấm không cho con cái những gia đình không thuộc hạng bần cùng nhƣ hắn ngày xƣa đƣợc dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông:
- Tôi khuyên các ông nên dừng lại ở chỗ chưa thể biết. nói chung cách mạng và hành động của cái chưa biết. Chúng ta, tất cả đều đang đứng trên một cái nền chưa biết cái gì thấu đáo cả mà cứ hợm hĩnh.
- Đừng có dạy khôn tôi. Đừng có dạy khôn Đảng.
- Tôi không dạy khôn ai. Tôi chỉ cung cấp dữ kiện. Trong số học trò của Khổng Tử, có người học trò xuất sắc là Nhan Hồi, xuất thân thứ dân chứ không phải quý tộc. Cách mạng xong, không một đảng tư sản nào xử bắn con cái kẻ thù của nó.
- Anh có được người ta dạy chủ nghĩa Mác không? Có hiểu linh hồn của chủ nghĩa Mác là gì không?
- Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo hoàn thiện, là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị. Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên, ở ngoài ý chí cá nhân, là dòng chảy vô thức xã hội.
- Ngu! Linh hồn của chủ nghĩa Mác là chuyên chính! Thầy lắc đầu:
- Người xưa nói: Ngựa vì buộc nó bằng giàm ách nên nó mới lồng lên
hung hăng. Trị người như trị ngựa, làm trái chân sẽ gây rối loạn [18, tr.105-
106].
Trong mỗi câu nói, Tự tỏ ra là một ngƣời đầy bản lĩnh trƣớc quyền lực và rất hiểu chủ nghĩa Mác. Cho dù đã cố gắng kiềm chế cảm xúc nhƣng thái độ của Tự vẫn thể hiện rất rõ đó là thái độ coi thƣờng kẻ giữ vai trò lãnh đạo một tổ chức Đảng của một thị xã mà không hiểu chủ nghĩa Mác, không hiểu bản chất của cách mạng là gì.
Còn với Thuật và Dƣơng, cuộc đối thoại lại diễn ra trong hoàn cảnh Dƣơng đang đóng vai trò hướng dẫn viên tư tưởng cho các cô giáo trẻ một cách rất khôi hài:
Thuật bước tới cạnh Dương, đặt tay lên háng nhếch mép:
- Vậy thì… theo ông, ông Dương, cuộc đời này là tuyệt hảo rồi? Không được chê bai phàn nàn gì nữa hả?
- Khó khăn là khó khăn chung. Theo quan điểm toàn diện, mỗi người phải ghé vai chia sẻ một tí. Với lại, còn có cách tự khắc phục chứ.Các đồng chí có biết chuyện ông Châu Lỗ ngày xưa siêng học cho đom đóm vào vỏ trứng làm đèn soi trang sách không? Có người còn học bằng que hương nữa kia!
- Sao? Bằng đom đóm? Bằng que hương? - Chứ còn gì nữa!
- Trời đất ơi!
Thuật ngửa mặt, rống to một tiếng, rồi gục xuống cười rũ:
- Ông Dương ơi, ở các nước có truyền thống văn minh ấy mà, họ có cái tục lệ rất đáng học tập thế này: trước khi hai người tranh luận với nhau, mỗi người phải xưng học hàm học vị. Hoặc cho phép đối phương đặt câu hỏi để đánh giá trình độ mình. Vậy tôi xin phép hỏi ông: Ông vẫn nói chủ nghĩa Mác – Lê nin, vậy Mác Lê nin là ai, là hai người hay một người?
Dương đứng dậy ngơ ngác: - Đồng chí hỏi thế có ý nghĩa gì?
- Chỉ có ý tìm hiểu trình độ của kẻ đối thoại với mình thôi- Thuật nhe răng- Bởi vì còn ông giáo chính trị còn nói Mác xít là Mác cộng với Xittalin. Và hồi tôi đi dạy bổ túc văn hóa, có ông đại tá khi thân quen mới thú thật rằng trước kia ông cứ tưởng Lênin là họ Lê, thuộc dòng họ Lê Lợi, Lê Lai. Còn ông, ông Dương ạ, học cái chữ nho nhân chi sơ sờ vú mẹ thì mới dùng đom đóm, que hương được. Chứ còn … nói thế nào nhỉ, ông có biết nhị thức
Niutơn nó dài thế nào không?[18, tr.139-141]. Trong cuộc đối thoại này,
giọng điệu coi thƣờng và mỗi lời nói của Thuật giống nhƣ một cái tát thể hiện thái độ khinh ghét đến tột cùng đối với Dƣơng và những kẻ vô học, ít học khoác áo trí thức, khoác áo Đảng.