Không gian phòng riêng:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 98)

Trong tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng đã tạo dựng đƣợc những không gian phòng riêng hết sức độc đáo và giàu ý nghĩa.

Đầu tiên phải kể đến căn phòng riêng của ông Bằng: Thật sự đây là căn buồng làm việc. Cảm giác khiêm nhường, thoải mái tràn ngập hồn người khi bước vào đây. Ánh sáng lọc qua vòm lá nhãn ngả bên cửa sổ, tỏa vào dịu dàng dễ chịu. Tất cả các đồ vật đều nhỏ nhắn thanh tao, như được tuyển chọn kỹ càng. Không có đồ vật phản ánh bước phát triển tân kỳ của kỹ thuật điện tử, ngoại trừ cái bếp điện đặt dưới bộ tranh trúc quân tử bốn bức treo song song, kỷ vật vô giá của cha ông. Độc đáo nhất có lẽ là cái máy hát quay tay cổ lỗ, sợi dây cũ kỹ nối liền ông già với thế giới âm thanh. Ông vẫn hay vặn nghe đĩa hát lúc giải lao, và gần như chỉ nghe một bản duy nhất, bản “Vườn

khuya” cổ điển [17, tr.54]. Căn phòng đã thông báo đƣợc những điều cốt yếu

nhất về chủ nhân của nó: một con ngƣời nghiêm túc, mẫu mực, có lối sống thanh cao, luôn hài hòa nhƣng tâm hồn luôn cô đơn trống trải. Căn phòng là nơi làm việc, là nơi giải trí nhƣng cũng là nơi để ông Bằng rèn luyện ý chí chống lại những sóng gió của cuộc đời. Cũng tại nơi đây, bản lĩnh kiên cƣờng của một ngƣời trí thức trƣớc những biến động tiêu cực của cuộc đời đƣợc bộc lộ. Tuy rằng rất đau lòng về việc thằng Cừ, rất buồn vì mối quan hệ tình cảm

của các con bị rạn nứt nhƣng ông Bằng vẫn không tuyệt vọng, vẫn kiên trì dạy chữ và dạy cách làm ngƣời cho hai đứa cháu hỗn hào.

Căn phòng riêng thứ hai phải kể đến là căn gác xép của Tự: Căn gác xép hình vuông mỗi chiều ba mét. Mặt sàn gỗ lim, thứ gỗ có đặc điểm càng có tuổi đời cao càng biến hóa. Nay nó là sừng óng chuốt. Một hàng lan can con tiện ngăn ở đầu này, đóng khung căn gác xép. Cùng với cái trần thấp chừng một mét rưỡi, tạo nên một không gian ba chiều kín đáo, có thể tích hơn chục mét khối không khí, tỏa ra một phong thái u trầm, tĩnh mạc, rất tách biệt… Cái gác xép… nhỏ hẹp nhưng bên đầu hồi lại trổ một cửa sổ nhìn ra một hồ

nước xanh biếc bát ngát mây trời [18, tr.11-12]. Căn gác xép của Tự tuy nhỏ

nhƣng sách rất nhiều, chỉ thua cái Thư viện trung ương về số mà thôi. Sách vây ba mặt trùng trùng, trên các giá sách gỗ lim đen bóng chạm trổ cầu kỳ. Cả một khu rừng kiến thức và tư tưởng. Từ điển các loại năm chục bộ, toàn loại quý hiếm, như bộ Khang Hy, bộ Từ Hải… Những cuốn xuất bản từ đầu thế kỷ. Các loại từ điển Y-pha- nho An- Nam, Bồ Đào Nha- An Nam, các bộ La Rousse cổ nhất và mới nhất. Bộ sưu tập đồ sộ có hệ thống về các nền văn minh. Các bộ sách kinh điển. Các tác phẩm tiêu biểu của các nền văn hóa lớn. Các văn bản Hán Nôm sưu tầm rất kỳ công, công sức của nhiều thế hệ, không rõ bằng cách nào, tập trung ở đây số lượng lên tới gần trăm, có những bản chưa hề được ai nói tới, chưa được khai thác và công bố. Tất cả đều được nâng niu giữ gìn cẩn trọng. Các cuốn nhỏ được bọc trong giấy bóng

kính, chữ bìa nạm nhũ nạm vàng còn như mới [18, tr.19-20]. Căn gác xép

không chỉ cho thấy bản tính sống nội tâm khép kín mà còn hé lộ một điều: chủ nhân của nó hẳn phải là một con ngƣời có một tâm hồn, một trí tuệ đầy chất lý tƣởng.

Căn gác xép là thế giới riêng của Tự, là nơi anh anh có thể thiết lập một thế giới cho riêng mình, theo ý mình. Ở đây, anh tránh đƣợc những cái phồn tạp của cuộc sống: những cuộc gặp xã giao, những trò xin xỏ biếu xén của cha mẹ học trò. Ở đây, anh có thể quên hoàn toàn những ràng buộc vật

chất để đƣợc thăng hoa trong cái đẹp văn chƣơng. Ở đây, anh có thể hào

hứng, vung tay, cao giọng nói về một phát hiện nghệ thuật mới hoặc để

nguyên cho hai hàng nước mắt giàn giụa tràn qua đôi má gầy vì một tình thương nỗi nhớ chợt dậy lên do một tứ thơ, một hơi văn khơi gợi vô tình, mà

không phải ngượng ngập biện giải với ai [18, tr.13]. Căn gác xép nhỏ nhỏ vừa

là nơi anh chấm bài, vừa là nơi anh nghiền ngẫm, tra cứu, đối chiếu, vừa là nơi anh đƣợc cao đàm khoát luận với tri âm. Chỉ ở đây và trên bục giảng, Tự mới đƣợc phát tiết anh hoa, đƣợc ở trong trạng thái tròn đầy viên mãn nhất. Không gian căn gác xép không còn là nơi trú ngụ mà đã trở thành thánh đƣờng thiêng liêng đối với Tự.

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)