Biểu hiện nội tâm theo cách làm truyền thống:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 91)

Với việc sử dụng thành tựu của văn học giai đoạn trƣớc, nhà văn đã để ngƣời kể chuyện nhập thân vào nhân vật để nói hộ nỗi lòng của nhân vật. Nỗi lòng của ông Bằng trƣớc giờ phút lâm chung đã đƣợc diễn tả qua lời của ngƣời kể chuyện: trong vài phút còn lại đó, lạ thay, ông Bằng mở choàng mắt. Ông nhớ tới bà Chí, thấy ân hận vì vì mình đã có một sơ suất trong đối xử với ân nhân chữa bệnh, với người định kết giao tâm tình lúc tuổi già.

Nghe tiếng các con gọi, ông mới nhìn họ.

Bỗng nhiên ông thấy thương các con và tin yêu các con quá. Các con, mỗi người một vẻ, nhưng vẫn chung cội nguồn với ông. Lòng vị tha, tình thương, cái cốt cách cao ngạo về phẩm giá người, tinh thần trách nhiệm…tất

cả phải trụ lại bền vững trước mọi thử thách bão giông [ 17, tr.305].

Còn với Tự, sau những trải nghiệm cay đắng trong đời (bị phản bội, chứng kiến cảnh những kẻ ngu dốt có chức quyền lộng hành làm đổi trắng thay đen, ngƣời trí thức chân chính bị hãm hại) tâm trạng của Tự rối bời: Họa phúc không chỉ có manh mối một ngày. Vậy thì cái căn nguyên của tình trạng lộn ngược trên là ở đâu? Vì nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh và thiên nhiên tàn phá nặng nề? Vì cơ chế?Vì sự tha hóa của nhân phẩm?Vì một số kẻ

nắm quyền lực không chịu tu dưỡng đạo đức cộng sản chủ nghĩa? Vì sự sai

lầm và chậm trễ của một số chính sách? Tự chưa thể biết. Nhưng với những gì đã trải, trong tinh thần đi tìm sự thật dưới sự chỉ đường của trí tuệ, lòng

dũng cảm, chủ nghĩa nhân văn, Tự sẽ đem hết tâm lực của mình vào cuộc tìm kiếm này. Ôi, lúc này giá như có ai làm bạn đồng hành trong cuộc tìm kiếm

gian nan? Phải nhiều người tìm kiếm mới được…[18, tr.317].

Tâm trạng của Khiêm sau cuộc chấn thƣơng tinh thần ghê gớm cũng đƣợc miêu tả: Vượt qua cơn choáng váng cùng thói đa cảm, anh không rơi vào tình trạng cay cú hoặc buồn nản tầm thường…Vấn đề là ở sự phát triển

của nhân cách, là khát khao được sống cho ra một con người… [24, tr. 338].

Có thể dễ dàng nhận thấy, khi diễn tả đời sống nội tâm nhân vật bằng lời của ngƣời kể chuyện bao giờ nhà văn cũng cũng xen vào đó thái độ đánh giá của mình về nhân vật.

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 91)