Khái niệm dòng ý thức lần đầu tiên đƣợc nêu ra bởi William James (1842- 1910) – nhà triết học thực dụng chủ nghĩa và nhà tâm lý học ngƣời Mỹ. Ông cho rằng hoạt động ý thức của con ngƣời không phải là rời rạc mà có liên quan đến nhau dựa theo phƣơng thức dòng tƣ duy. Dòng ý thức dành một khoảng rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của con ngƣời nhƣ nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi vô thức… Có thể khẳng định rằng dòng ý thức là
những yếu tố tâm lý tồn tại ở một thực thể cá nhân mà chính nó không hay
biết (C.G. Jung) nhƣng nó cũng là yếu tố thể hiện những nét bản chất nhất đời
sống tâm lý của con ngƣời. Với thủ pháp dòng ý thức, Ma Văn Kháng đã để cho nhân vật của mình hiện lên một cách rõ nét qua những hồi ức và qua giấc mơ.
Thể hiện đời sống nội tâm qua hồi ức là một cách trong những cách
Ma Văn Kháng đã làm để thể hiện nhân vật. Với Tự trong Đám cưới không
có giấy giá thú, tiếng trống trƣờng gọi thí sinh vào thi đã làm náo động một
vùng trời tâm tƣởng. Tự nhớ tới cảm giác hạnh phúc và nỗi sợ sệt trong trẻo nhất của tuổi hoa niên, nhớ đến cảm giác khát khao đạt tới và lòng mong mỏi đƣợc đền đáp công ơn dƣỡng dục của cha mẹ thầy cô. Thông tin có một ngƣời học trò cách đây hai mƣơi năm đến tìm Tự cũng làm sống lại tất cả những kỷ niệm cả hạnh phúc lẫn đau buồn trong những ngày đầu bƣớc vào nghề dạy học. Trong kỷ niệm ấy có tình yêu ngọt ngào và thánh thiện của tuổi xuân đứt đoạn giữa chừng. Với ngƣời học trò giấu tên của Tự, hồi ức vừa là những kỷ niệm đẹp nhất về tình thầy trò nhƣng cũng là nỗi đau đớn khi phải chứng kiến sự phi lý của đời sống khi sự ngu dốt có khả năng giày xéo lên những giá trị nhân văn cao cả. Với Khiêm trong Ngược dòng nước lũ là nỗi ám ảnh về chiến tranh, về sự dã man của tội ác bán máu của đồng đội, về cái chết của ngƣời cha, một trí thức chân chính đã chết thảm vì muốn phò chính trừ tà. Ông Quyết Định trong Một mình một ngựa đôi lúc trên đƣờng công tác vẫn nhớ về tình yêu lý tƣởng của ông và Yên trong buổi đầu gặp gỡ. Với ông Đồng, hồi ức đẹp nhất là những ngày đầu đƣợc ông Quyết Định biết đến, đƣợc dịp thi thố tài năng, khi đó niềm hạnh phúc của ông giống nhƣ niềm hạnh phúc của Hàn Tín khi gặp đƣợc Trƣơng Lƣơng thuở trƣớc…
Hồi ức ở đây không chỉ giúp ngƣời đọc khám phá đời sống trong quá khứ nhân vật mà còn hiểu nỗi lòng nhân vật đầy đủ hơn, thấy rõ ƣớc mơ khát vọng và những nỗi ám ảnh đối với nhân vật từ đó để hiểu nhân vật sâu sắc hơn.
Thể hiện đời sống nội tâm qua cơn mê cũng đƣợc nhà văn phát huy khai thác. Mê sảng là trạng thái con ngƣời vƣợt ra khỏi ý thức, ra khỏi sự kiểm soát của lí trí. Bởi vậy, đây chính là lúc những điều những điều thầm kín nhất chìm sâu nhất trong tâm khảm con ngƣời đƣợc bộc lộ. Có thể đó là những khát vọng lớn lao, cũng có thể đó là nỗi đau khó thổ lộ nhất.
Sau những cơn chấn động quá lớn về tinh thần: chứng kiến vợ phản bội, bị hiệu trƣởng Cẩm trắng trợn vu oan khi anh và ông Thống bắt gặp Cẩm lén lút chữa điểm bài thi vì thành tích, chứng kiến ông Thống bị đột quỵ sau cú sốc bị vu cáo, Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) đã gục ngã. Trong cơn mê man, Tự thấy mình đƣợc kết nạp Đảng, nhƣng không có cờ, chỉ thấy một vùng đỏ nhòe ở vùng ngực. Rồi những tháng ngày trong quân ngũ hiện ra. Tự thấy mình bị thƣơng nằm trên chiến trƣờng, những ngƣời học trò đang cố sức để cứu nhƣng tên đại tá vô nhân tính đã không những không cho đi nhờ xe cấp cứu mà còn bắn vỡ ăng gô nƣớc học trò đang đun để tiêm cho Tự. Rồi Tự thấy mình nhƣ đã thoát khỏi thể xác gầy yếu đầy máu me bay lƣợn trên thiên đình. Và hình ảnh của đêm Noel cùng nỗi sợ sệt hết sức vô lý trở về. Tự nhớ đến ông trung tá thủ trƣởng đơn vị mình ngày xƣa và những suy tƣ của ông về cuộc đời từ truyện Tây du ký: Trong bất cứ một tập thể nào cũng có một sư Huyền Trang, trưởng đoàn đầy nhược điểm, như nhìn sự vật phiến diện chủ quan, xa dời thực tế, ra nhiều quyết định sai lầm, vô lý. Hậu quả là anh chàng Tôn Ngộ Không phải chịu cả. Thú vị nữa là mọi yêu quái ở trong truyện đều là tay chân của triều đình, bửu bối pháp thuật đều do cấp trên của chúng chủ trương, cung cấp… do vậy mà mười bốn năm đi từ Đông độ đến Tây Trúc lấy kinh thì có tám mươi mốt nạn. Đường Tăng thì hoang mang dao động. Trư Bát giới thì cầu an hưởng lạc. Sa Tăng và con ngựa Rồng thì trông chờ thụ động. Nếu không có anh chàng Tôn Ngộ Không thì chắc chắn sự nghiệp tiêu ma. Nhưng mà hình như đời là vậy. Kẻ hiền tài thế nào cũng bị một cái vòng thắt buộc gì đó khiến nó mạnh đấy mà cũng hèn yếu đấy. Tôn Ngộ Không tinh thông bảy mươi hai phép biến hóa, ấy thế mà chỉ cần Đường Tam Tạng “bấm nút” một cái, chiếc vòng kim cô bóp chặt lấy đầu là tha hồ mà rên la quằn
quại [18, tr.328-329]. Tự nhớ đến cái chết bảo toàn danh dự của ông. Rồi sau
đó cơn mê man lại đƣa Tự đến với những tiếng thì thầm dâm đãng của cặp gian phu dâm phụ Quỳnh và Xuyến trên căn gác xép của anh, đến với cuộc gặp vợ chồng ngƣời anh trai coi đồng tiền là tất cả….
Cơn mê sảng của Tự cho thấy nỗi đau sâu thẳm không thể nguôi ngoai trong trái tim anh. Đó là nỗi đau của một ngƣời khát khao gặp gỡ lý tƣởng không thành, đó là nỗi đau của một trí thức chân chính trƣớc sự vây bủa của quyền lực, đó là nỗi đau của một ngƣời đàn ông bị phản bội, nỗi đau của một con ngƣời chân chính trƣớc sự xuống cấp đạo đức của ngƣời đời trƣớc quyền lực và đồng tiền.
Còn ông Quyết Định, trong lúc ông bị sốt mê man, con ngƣời ông cũng bộc lộ rõ nhất. Ông thấy mình đang phi nƣớc đại trên con ngựa hồng trên mênh mang sắc đậu tƣơng vàng rƣời rƣợi ở Bản San. Ông nhƣ gặp lại ông nội của mình, gặp lại niềm tự hào và lời trách móc đầy yêu thƣơng khi không về dự lễ thƣợng thọ của ông nội vì công việc. Ông nhớ đến việc ngƣời ta tung tin đồn mình lợi dụng chức quyền để thu lợi. Ông nhớ đến mong muốn của ông nội muốn có một cỗ hậu sự bằng gỗ pơ mu mà không mà không đáp ứng đƣợc. Ông nhớ đến chuyện ở cơ quan , những ngƣời đồng chí với nhau mà lại cố tình hãm hại nhau. Trong dòng suy nghĩ miên man của ông, cuộc tình đầy màu sắc lý tƣởng của ông và Yên vẫn nhƣ vẫn còn tƣơi mới. Tiếp nữa là việc ông không đáp ứng đƣợc nhu cầu nhục thể của nàng khiến ông cảm thấy đau đớn, bất lực và cô đơn. Theo dòng chảy vô thức, hội nghị Mƣờng Thông lại trở về trong ông. Vì vị trí công tác, ông buộc phải thuyết phục mọi ngƣời tin vào con đƣờng hợp tác xã. Thế nhƣng từ trong sâu thẳm ông đã hiểu rằng hợp tác xã là một phong trào đẻ non, yêu cầu giải tán nó là yêu cầu giải phóng sức sáng tạo cá nhân là một yêu cầu phù hợp với quy luật phát triển. Bởi vậy bên ngoài hùng hồn mà trong lòng ông rất run rẩy, cô đơn. Cũng vì vị trí công tác, ông đâu có thể nói đƣợc những điều cần nói, ông đâu đƣợc sống là chính mình!
Qua những cơn mê sảng, ngƣời đọc phát hiện ra, bên trong vẻ điềm tĩnh an nhiên tự tại hàng ngày của ông Quyết Định là một nội tâm đầy sóng gió, một tâm hồn đầy đau khổ, cô đơn .