Khi thể hiện nhân vật ngƣời trí thức, bao giờ Ma Văn Kháng cũng đặt nhân vật trong cả chiều dài thời gian từ quá khứ tới hiện tại. Trong chiều dài thời gian ấy, nhân vật đƣợc cảm nhận một cách đầy đủ và toàn diện nhất.
Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, đã có những tài năng, nhân cách đƣợc khẳng định qua thời gian và những thử thách trên đƣờng đời. Ông Bằng là một con ngƣời từng trải, qua bao nhiêu biến động của cuộc đời vẫn giữ nguyên một thói quen sinh hoạt, một nếp sống, một phong cách sống nghiêm khắc, cẩn trọng của một con ngƣời hết lòng với đạo đức truyền thống của dân tộc. Ông là hiện thân của nền tảng đạo đức vững chắc không bị phôi pha theo thời gian. Tự trƣớc sau nhƣ một vẫn là một trí nhân quân tử, tài đức hơn ngƣời, không danh vị mà mọi người xúm đến giống nhƣ lời của Thuật nói. Nhƣng lúc nào anh cũng là hiện thân của thân phận bi kịch: một bữa tiệc dở
dang, một đám cưới không thành. Ông Quyết Định thời kỳ đầu thành lập
chính quyền cách mạng hay trong thời kỳ xây dựng cuộc sống mới ở Hoàng Liên vẫn là một con ngƣời năng nổ xông pha, luôn là ngƣời đi đầu và lập nên những kỳ tích. Nhƣng cũng vì là ngƣời đi đầu mà hình ảnh của ông lúc nào cũng cô đơn. Toàn trƣớc sau vẫn là một con ngƣời yêu nghề, một nhân cách đầy lòng tự tôn không bị hấp dẫn bởi bả quyền lực hoặc chịu khuất phục trƣớc sự làm mƣa làm gió của quyền lực.
Bên cạnh những tài năng nhân cách đƣợc khẳng định trong thời gian, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng xuất hiện những nhân vật có sự tha hóa theo thời gian do sự tác động tiêu cực từ xã hội. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là Thuật. Thời trẻ, Thuật nổi tiếng là một thần đồng, một thiên tử toán
học, một người có cái đầu bằng hai ông tiến sĩ cộng lại. Thuật cũng là ngƣời
biết coi trọng tài năng, trân trọng tình bạn, thích kết giao với những con ngƣời có tài năng và tâm hồn đẹp nhƣ Tự và Kha. Thuật cũng có mong ƣớc cao đẹp đó là đƣợc cống hiến hết mình cho khoa học. Nhƣng sau đó, hai lần đi thi
nghiên cứu sinh hai lần bị đánh trƣợt vì có lý lịch không đẹp, Thuật lao vào kiếm tiền và phá phách để trả thù đời. Thuật dần xa lánh bạn bè và đánh mất chính mình. Lên lớp Thuật ăn mặc bê tha, về nhà Thuật lấy mục đích kiếm tiền cao hơn việc dạy học. Dần dần kiến thức chuyên môn cũng bị mai một, Thuật không những không có học trò giỏi thành phố nhƣ thời kỳ mới vào nghề mà ngay đến cả cả bài toán thi tốt nghiệp của học trò Thuật làm toát mồ hôi cũng không xong. Kết quả thi tốt nghiệp đã phản ánh sự bạc nhƣợc đến mức cùng cực của Thuật. Biệt danh Thuật chó học trò đặt cho Thuật đã nói đƣợc một điều: Thuật đã đánh mất sự tôn trọng của học trò, Thuật đã đánh mất tất cả.
Cho dù không bị tha hóa nhƣ Thuật nhƣng ông Thống trong Đám cưới
không có giấy giá thú và ông Đồng trong Một mình một ngựa cũng không còn
giữ đƣợc cốt cách nhƣ xƣa. Cốt cách của ông Thống và ông Đồng là những con ngƣời xông pha, làm việc lớn. Hai ông vốn là những nhân vật quan trọng trong thời kỳ đầu cách mạng, nhƣng vì chịu quá nhiều oan trái do những kẻ lƣu manh nhân danh Đảng và cách mạng gây nên, mà cả hai ông đều sinh ra buông xuôi mặc kệ số phận. Ông Thống từ một cán bộ lãnh đạo địa phƣơng, rồi một thầy giáo tài hoa chấp nhận trở về làm tạp vụ kiêm thƣ ký hội đồng ở một trƣờng trung học để yên thân; ông Đồng từ một khu trƣởng Pha Linh lập bao chiến công chấp nhận trở thành một cán bộ văn phòng tỉnh ủy, sống rất mờ nhạt, suốt ngày vùi đầu vào xíu dề và tổ tôm nhƣ bao nhiêu con ngƣời vô trách nhiệm khác. Tài năng của các ông không có chỗ dùng, mặc cảm cô đơn ngày càng rõ rệt, nỗi đau đời vì thế mà càng ngày lớn hơn.
Thời gian ở đây là một là sự thử thách ngƣời trí thức