Miêu tả ngoại hìn h:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 79)

Ngoại hình nhân vật trong các tác phẩm văn học không phải là một sự bắt gặp ngẫu nhiên mà bao giờ cũng là một sự lựa chọn có dụng ý. Mỗi nhà văn khi lựa chọn một chi tiết nào đó về ngoại hình cũng dựa trên một qua điểm nhất định. Với Ma Văn Kháng, mỗi nét ngoại hình của nhân vật trí thức đều toát lên thần thái của con ngƣời, sự lựa chọn các chi tiết ngoại hình bao giờ cũng dựa trên khoa học về thần tƣớng học. Luận (Mùa lá rụng trong vườn) đƣợc miêu tả là ngƣời trắng trẻo, cao dong dỏng, mặc áo vét titsxuy tím

than, trạc bốn mươi, dáng thanh nhẹ, trẻ trung [17, tr.29]. Từ con ngƣời Luận

toát lên vẻ hoạt bát, nhạy bén, xông pha, vừa là tính cách bẩm sinh, vừa là

những đặc tính được hấp thụ từ nghề làm báo quen rộng biết nhiều [17,

tr.31]. Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) là ngƣời có khuôn mặt nhật

nguyệt định vị chiếu sáng [18, tr.51] cònông Thống có sống mũi như cao hẳn

lên gần tới ấn đường. Cặp mắt quên tuổi sáng tươi, đúng là mắt phượng, rất

cao sang và linh hoạt [18, tr.156-157]. Bác sĩ Thịnh (Ngược dòng nước lũ)

đƣợc miêu tả cao một mét bảy hai...năng nổ hoạt bát, và nhanh nhẹn, hết

lòng. Lưng tròn, vai rộng, mặt to, miệng vuông, tiếng nói sang sảng...[24,

tr.260]. Ông Quyết Định (Một mình một ngựa ) thì có Một gương mặt vuông vức. Hai con mắt một mí đối nghịch với khuôn miệng rộng có cái cười thật hiền. Một đôi vai rộng quen gánh vác hòa hợp với đôi cánh tay căng nở từng

cơ bắp [26, tr.47]. Xuất hiện ở hội nghị Mƣờng Thông, ông đƣợc miêu tả

trước sau vẫn nghiêm ngắn một khối hình đầy đặn, phăng phắc ngồi ở chính giữa hàng ghế chủ tịch, gương mặt vuông vức, mái tóc rẽ ngôi bên loe hoe trắng ở tuổi năm mươi, điềm đạm, tự tại, an nhàn, không nét vẻ lo âu bấn bíu... trước sau vẫn lắng tai nghe, tay ghi chép, thần thái ổn định ở vị trí

người đứng mũi chịu sào [26, tr.41]... Với Thuật (Đám cưới không có giấy

giá thú): cao xấp xỉ Tự. Cùng vóc người thanh mảnh. Cùng hai gương mặt

bức chân dung hoàn toàn khác biệt. Mặt Thuật hẹp như mặt chim. Mũi nổi gò như sống dao. Hai mắt sắc lạnh, khuôn mặt đầy những nét biến động, không

yên ổn, hơi bợm bãi [18, tr.46]…

Cách miêu tả ngoại hình cho thấy quan niệm của Ma Văn Kháng: ngoại hình và nội tâm của con ngƣời luôn thống nhất với nhau, những ngƣời trí thức chân chính bao giờ cũng có vẻ ngoài đẹp đẽ sáng láng, ngƣời trí thức bị tha hóa thì có vẻ ngoài choắt cheo, sắc lạnh nhƣ đã bị biến dạng. Ở đây, các chi tiết ngoại hình tuy không nhiều nhƣng đã đƣợc lựa chọn hết sức công phu, nó không chỉ hé lộ tính cách mà đôi khi còn hé lộ cả công việc, vị trí xã hội của từng ngƣời. Luận nhà báo thì nhanh nhẹn hoạt bát. Tự là thầy giáo mẫu mực thì khuôn mặt thanh cao hài hòa, sáng ngời nhƣ nhật nguyệt chiếu. Ông Quyết Định là ngƣời đứng mũi chịu sào gánh vác trách nhiệm lớn thì lại có một khuôn mặt vuông vức, vai rộng, đôi cánh tay căng nở cơ bắp, điềm đạm tự tại và thần thái ổn định. Còn Thuật, một ngƣời đã tha hóa, đã phá phách đời mình trong đau khổ thì nhà văn nhấn mạnh sự không cân bằng, mất ổn định đặc biệt là trên khuôn mặt và thần thái của đôi mắt…

Bên cạnh những nhân vật đƣợc hiện lên rõ nét qua tên tuổi, xuất thân, ngoại hình, trong tác phẩm của ông lần đầu tiên còn xuất hiện kiểu nhân vật ẩn danh nhƣ trong sáng tác của F.Kafka. Đó là nhân vật ngƣời học trò giấu tên trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú. Nhân vật này không xƣng tên, cũng không xuất hiện với các chi tiết ngoại hình mà chỉ bộc lộ đời sống tinh thần qua những lá thƣ.

3.1.2. Dựng đối thoại:

Theo kinh nghiệm dân gian: Vàng thì thử lửa thử than. Chuông kêu thử

tiếng người ngoan thử lời. Điều đó cũng đồng nghĩa lời nói là thƣớc đo con

ngƣời. Qua lời nói, ngƣời ta có thể nhận biết đó là con ngƣời khôn hay dại, hiền hay ác, mạnh mẽ hay yếu đuối, quyết đoán hay nhu nhƣợc, cao quý hay thấp hèn, hạnh phúc hay cô đơn… và phần nào còn có thể đoán đƣợc hoàn

cảnh, tâm trạng và cả những tâm tƣ sâu kín nhất trong lòng cho dù điều đó không đƣợc thể hiện qua từ ngữ, giọng điệu.

Ma Văn Kháng khi thể hiện nhân vật đã ý thức đƣợc rất rõ vai trò của lời nói nên đã phát huy đƣợc một cách tối đa ƣu thế của nó trong việc làm nổi bật cá tính nhân vật. Đó cũng là một trong những nét đổi mới về nghệ thuật của nhà văn. Trong tiểu thuyết của mình, ông đã rất dụng công trong việc xây dựng đối thoại để thể hiện nhân vật. Đọc tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy nhà văn đã xây dựng đƣợc ba kiểu đối thoại cơ bản: đối thoại với tập thể, đối thoại với những kẻ giả danh trí thức và đối thoại với tri âm.

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 79)