Đối thoại với tập thể là lúc nhà văn đặt nhân vật của mình vào trong bối cảnh giao tiếp có nhiều ngƣời. Nhiều ngƣời đó có thể là những ngƣời có cùng chung quan điểm chung nhận thức nhƣng cũng có thể ở đó mỗi ngƣời có một quan điểm khác nhau, một nhận thức khác nhau. Đây là lúc cá tính nhân vật có cơ hội bộc lộ.
Trong Đám cưới không có giấy giá thú, cuộc đối thoại giữa Tự, ông Thống và Thuật đã làm nổi bật cá tính của Thuật và ông Thống. Thuật hiện lên là một ngƣời có kiến thức văn hóa rộng, có vốn từ ngữ phong phú, có khả năng đối đáp linh hoạt nhƣng qua từ ngữ giọng điệu ở từng câu nói, ngƣời ta có thể nhận ra thái độ bi quan của Thuật trƣớc cuộc đời:
- Chà, trống thủng chiêng long thế kia có phải là dấu hiệu của mạt vận
hay không hả hai bậc túc nho? [18, tr.46].
- Ha ha…Của em bưng bít vẫn bùi ngùi. Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi đấy bác Thống ạ. Nhưng mà lúc này có cái gì mà không thủng không rách
nhỉ! [18, tr.46].
- Tự ạ, cái trống không còn đủ sức phát ra một thông điệp nào nữa rồi. Đã quá cái ngưỡng chịu đựng rồi. Nhưng mà tất cả vẫn chưa sụp đổ tan tành,
Còn ông Thống là một ngƣời có tâm và biết ứng đối linh hoạt phù hợp với đối tƣợng. Với sự nhiệt tâm của Tự trƣớc học trò, ông Thống sẵn sàng động viên, chia sẻ cảm xúc: - Người xưa nói: có viên ngọc tốt, người thầy có lương tâm
không bao giờ cất giữ riêng cho mình…” [18, tr.46].Nhƣng khi đáp lại những
lời vừa mỉa mai vừa chua chát đầy tiêu cực của Thuật, ông cũng đối đáp thật sắc cạnh:
- Cỗ chạp phải có giò nem. Nhưng giò nem không phải là cỗ chạp, thầy
Thuật ạ [18, tr.46].
Trong cuộc đối thoại ở phòng hội đồng nhà trƣờng gồm có Dƣơng, Thuật, Thảnh, Tự, ông Thống, mỗi lời nói phũ phàng của Thuật khi châm chọc, móc máy những ngƣời xung quanh lại là một minh chứng cho sự bất mãn cao độ ở nhân vật này:
- Học ăn thì năm đời, chứ học lấy cái đối nhân xử thế, phong cách sang trọng thì phải mười đời cơ. Bà Thảnh này, bà thì giàu có đấy, nhưng sang thì
chưa đâu…[18, tr.50]
- Còn ông Dương kia, tai có thành quách, số công khanh. Răng hạt gạo, khi nói giấu răng, là cái tính cách mập mờ của ông. Ông hiển đạt đấy,
ông liệu hồn, có thể chết bất đắc kỳ tử! [18, tr.50]
Chỉ khi nói về Tự, giọng thuật trở nên mềm mại hẳn đi, đó là vì Thuật luôn dành cho Tự những tình cảm ngƣỡng mộ và quý trọng đặc biệt:
- Tự ơi, mặt ông nhật nguyệt định vị chiếu sáng. Ông lớn chứ không
tầm thường như tất cả chúng mình. Ông tầm cỡ quốc gia, quốc tế, bậc chính nhân quân tử. Ông là quốc sĩ…
- Nhưng ông là một cuốn sách hay để lầm chỗ. Một đám cưới không thành. Một bữa tiệc dang dở. Ông có những tình nhân tuyệt vời. Ông không
danh vị mà mọi người xúm đến. Ông sinh ư nghệ, tử ư nghệ [18, tr.51-52].
Trong một cuộc đối thoại khác cũng diễn ra ở văn phòng, Thuật còn tỏ thái độ khinh miệt ra mặt đối với Dƣơng:
- Ông Dương ạ, nghe ông nói tôi mới nhận ra điều này. Quả đúng như người ta nói: tổng trí tuệ của hành tinh là một hằng số. Mà dân số hành tinh thì tăng liên tục.
Nhận ra mặt Dương ngay đơ như cán tàu, Thuật liền trợn mắt:
- Thôi chết. Tôi quên chưa giải thích. Hằng số có nghĩa là một số
không đổi. Ông nắm được rồi chứ. Ấy thế cho nên tôi ngu, ông ngu…
- Riêng trẻ con phải nói là trác việt chứ không phải hỗn hào, thiếu ý thức xây dựng. Nhà máy điện mà gọi là nhà máy điên nặng thì thánh thật!
[18, tr.146-147].
Thuật tỏ ra bợm bãi đến mức khó chấp nhận khi khen học trò của Thảnh Cực kỳ thông minh,! Cực kỳ nhạy bén! khi chúng phát biểu đồng tiền vàng cho vào dung dich axít Xuyn-phua rích sẽ không tan vì mọi ngƣời sẽ tranh nhau thò tay vào nhặt. Thuật cũng nhân chuyện đó để thách thức tất cả đồng nghiệp:
- Tôi thò! Vì lợi nhuận bốn trăm phần trăm thì có bị treo cổ cũng xông vào cơ mà. Có phải không ông Dương, nhà mác xít lỗi lạc? Tôi đảm bảo ông Dương lúc đầu đắn đo, rồi xem xét một cách toàn diện xong, ông cũng thò. Tất nhiên sau tôi là bà Thảnh,. Tiếp đó là ông Cẩm. Nghĩa là tôi thò, chị thò,
anh thò [18, tr.148].
Thuật cũng trắng trợn tuyên bố: tôi không có động cơ nào khác là…
tiền! [18, tr.148] và không ngần ngại chửi Dƣơng, mỉa mai nghề thầy khi
Dƣơng nói đến khẩu hiệu Tất cả vì học sinh thân yêu:
- Trời ơi! Lý Tưởng với chả học sinh thân yêu! Còn có sự bịp bợm nào khả ố hơn thế nữa không? – Thuật thở dồn- Khốn nạn thay cho cái nghề gõ đầu trẻ của nước Đại Cồ Việt chúng ta. Từ lâu nó đã bị hạ giá rồi, các vị ạ. Không tin, xin mời các vị mở sách tiếu lâm ra mà xem. Toàn chuyện các thầy đói khát, khốn khổ khốn nạn, đến mức phải giả đò ra câu đố mà liếm nốt số
Trong các cuộc đối thoại ở văn phòng, chân dung các nhân vật dần dần hiện ra ngày càng rõ nét hơn: Dƣơng cứng nhắc, thiếu kiến thức thiếu lý luận, Thảnh hời hợt vô tâm, Tự nhân hậu hài hòa, ông Thống uyên thâm hóm hỉnh nhƣng buồn bã... Ấn tƣợng nhất là nhân vật Thuật, vừa sắc sảo, vừa đa ngôn, vừa tàn nhẫn. Nhƣng ẩn sau những bề ngoài gai góc và phá phách đó, ngƣời đọc có thể nhận ra một con ngƣời trống trải cô đơn và mất niềm tin sâu sắc trƣớc cuộc đời.