Thể hiện qua góc nhìn của nhân vật khá c:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 103)

Để nhân vật đƣợc nhìn nhận một cách tổng thể nhất, Ma Văn Kháng một lần nữa lại sử dụng thủ pháp gƣơng soi, cho nhân vật xuất hiện qua cái

nhìn của các nhân vật khác giúp ngƣời đọc nhìn nhận lại một cách tổng thể về nhân vật.

Luận trong Mùa lá rụng trong vườn đƣợc nhìn nhận đánh giá qua con mắt của Lý, Đông và Phƣợng. Khi nói chuyện với Phƣợng, Lý nhận xét: Luận

nhà cậu tốt, chỉ phải cái không thực tế với hoàn cảnh xã hội bây giờ [17,

tr.76]. Lý nhắc lại và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Luận khi chị bị chó cắn, Luận đã nhanh chóng đƣa chị đi tiêm và tỏ ra rất lo lắng cho chị, thái độ đó khác hẳn với thái độ hời hợt của Đông. Với Đông, tuy anh em tính nết không giống nhau nhƣng Đông phải công nhận Luận là một ngƣời có năng

lực tổ chức, có tinh thần trách nhiệm cao [17, tr.206], đặc biệt là trong việc

sắp xếp mọi việc trong gia đình khi rơi vào lúc bối rối. Còn với Phƣợng, Luận thực sự là chỗ dựa tinh thần, Phƣợng cảm thấy được an ủi, được khích lệ rất

nhiều sau mỗi lần trò chuyện với anh [17, tr.161].

Còn Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú, không chỉ là siêu nhân

trong mắt học trò với mƣời điểm tuyệt đối mà còn là một nhân cách lớn lao trong mắt bạn bè đồng nghiệp. Kha đánh giá rất cao về Tự: Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, người người đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang, ở trên cái gác xép chật chội đang bắt đầu ngôn ngốt lên vì cái nắng trưa hè này mà lại còn cao đàm khoát luận về cái sâu xa thâm thúy của văn chương, lại còn say sưa, mầy mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật, lặn lội trong các ẩn dụ nghịch lý, nát óc để ngẫm nghĩ giải mã một lời văn thì hẳn phải là một kẻ đam mê cao cả và có bản lĩnh mạnh mẽ vô cùng [18, tr.7]. Thuật, một đồng nghiệp của Tự trong khi rè bỉu tất cả mọi ngƣời thì vẫn dành riêng cho Tự một niềm khâm phục: Ông lớn chứ không tầm thường như tất cả chúng mình. Ông tầm cỡ quốc gia quốc tế, bậc chí

nhân quân tử, ông là quốc sĩ [18, tr.51]. Thuật cũng hết sức chân thành mà

nói rằng Tự là ngƣời thay đổi cấu trúc tâm hồn Thuật nếu ngay từ nhỏ Thuật đƣợc học văn từ Tự. Học trò trƣờng trung học số 5 nơi Tự công tác gọi Tự là

nhƣng, trong con mắt của Thoa, vợ Tự, thì khác. Trong mắt Thoa, Tự là một thằng chồng hèn,tích sự không chỉ vì Tự không biết kiếm tiền mà còn vì thấy Quỳnh thuê culi đào móng ngay ở đầu nhà mà vẫn câm như hến.

Cùng là đồng nghiệp của Tự nhƣng Thuật lại bị học trò gọi là Thuật chó không phải chỉ vì Thuật kinh doanh chó giống mà vì sự tha hóa trong nhân cách của Thuật. Hiệu trƣởng Cẩm, một kẻ lƣu manh có bằng cấp cũng đã có lần hỏi Tự: Thằng Thuật sao hồi này cứ như thằng chó dại thế nhỉ ?[18, tr.239]. Nhƣng trong mắt của Tự thì Thuật không chỉ là ngƣời đáng khinh ghét mà ngƣợc lại rất đáng thƣơng. Đáng thƣơng bởi lẽ Thuật vốn là một ngƣời có tài nhƣng vì bị chèn ép quá mức mà sinh ra tiêu cực dẫn đến đánh mất chính mình: Chính Thuật mới là một nhân vật của bi kịch Sếch- xpia đang cất cao bản độc thoại. Thuật là cơn lốc, là cơn gió cụt đầu. Thuật vừa tỉnh vừa rối loạn. Thuật xót xa và bất lực. Thuật không chỉ đáng khinh. Gạt đi cái bề ngoài nhiễu sự, cái hình sắc ma mãnh, thiếu thiện tâm, có thể tìm thấy

ở ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi của con người này một khát vọng nhân văn [18,

tr.249].

Khiêm trong Ngược dòng nước lũ cũng hiện lên đầy đủ qua lời nhận xét của Hoan và Thịnh. Với Thịnh, Khiêm thực sự là một tài năng, Thịnh rất khâm phục và tin tƣởng Khiêm sẽ viết đƣợc những tác phẩm đích thực. Còn Hoan, Khiêm là một tài năng nhƣng tốt quá đến mức trở nên gà mờ.

Trong mắt của những ngƣời trong văn phòng tỉnh ủy tỉnh Hoàng Liên, ông Quyết Định là con ngựa đầu đàn không mấy ngƣời theo kịp. Đó là cách nói hình ảnh về sự năng nổ nhiệt huyết của ông Quyết Định trong công việc. Còn với Toàn, ông Quyết Định là một con ngƣời có trách nhiệm lớn, hết lòng vì công việc, dám nghĩ dám làm, ông không phải là ngƣời ở giữa đám sương

mù, chỉ nhìn xa được có ba bước chân nhƣ ông vẫn nói....

Những lời nhận xét đánh giá của nhân vật về nhân vật giống nhƣ nét vẽ cuối cùng cho bức chân dung nhân vật trí thức làm cho bức chân dung ấy hiện

lên rõ ràng đậm nét trong tác phẩm, tạo đƣợc những ấn tƣợng không phai mờ trong lòng độc giả.

Tiểu kết:

Để thể hiện nhân vật trí thức, Ma Văn Kháng đã vận dụng kết hợp nhiều phƣơng thức thể hiện khác nhau: miêu tả ngoại diện, biểu hiện nội tâm, thể hiện qua không gian thời gian, thể hiện qua góc nhìn của nhân

vật khác. Trong quá trình thể hiện, bên cạnh những thủ pháp kỹ thuật quen

thuộc nhƣ miêu tả ngoại hình, hành động, biểu hiện nội tâm bằng ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, nhà văn đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp kỹ thuật mới

để khai thác nhân vật làm cho chân dung nhân vật hiện lên một cách đầy đủ và toàn diện nhất trong đó có thủ pháp dựng đối thoại, thủ pháp dòng ý thức

thủ pháp gương soi. Với cách khai thác này, nhân vật trí thức trong tiểu

thuyết của Ma Văn Kháng hiện lên một cách rõ nét và hết sức sinh động. Đó là những con ngƣời mang lý tƣởng cao đẹp nhƣng cũng rất đỗi gần gũi đời thƣờng, tuy đời thƣờng mà rất đỗi cao cả bởi họ đã vƣợt lên trên bi kịch để thực hiện những khát vọng lớn đầy tính nhân văn. Những thành công trong việc thể hiện nhân vật ngƣời trí thức không chỉ cho thấy sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo của nhà văn mà còn khẳng định những đóng góp quan trọng của ông trên phƣơng diện đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.

KẾT LUẬN

1. Nhân vật trí thức là kiểu nhân vật xuất hiện xuất hiện ngay từ giai

đoạn đầu của văn học viết Việt Nam. Từ đó đến nay, cùng với sự vận động

chung của văn học, kiểu nhân vật này cũng có những vận động thay đổi vô cùng lớn lao. Trong giai đoạn văn học trung đại, những nhân vật này chủ yếu hiện lên qua chí khí và ƣớc mơ khát vọng lớn lao vƣợt lên hẳn trên những con ngƣời thế tục. Nhƣng bƣớc sang thời kỳ văn học hiện đại, khoảng cách giữa nhân vật trí thức và những con ngƣời đời thƣờng ngày càng đƣợc kéo gần lại. Từ tác giả Nam Cao trở đi, ngƣời trí thức đã trở thành những con ngƣời của đời thƣờng thực sự. Song hành cùng những khát khao cho lý tƣởng, họ cũng có những mong muốn, những nỗi niềm buồn, vui, thất vọng, hy vọng... rất đỗi đời thƣờng. Khi miêu tả họ, các nhà văn đã bắt đầu chú ý đến tính mâu thuẫn trong con ngƣời, khác xa với những con ngƣời lý tƣởng nhƣng đơn điệu trƣớc kia. Nếu nhƣ ở giai đoạn văn học kháng chiến, nhân vật trí thức ít đƣợc xuất hiện nhƣờng chỗ cho nhân vật công - nông- binh thì bƣớc vào thời kỳ đổi mới, kiểu nhân vật này trở thành kiểu nhân vật chính, xuất hiện trong sáng

tác của hầu hết các tác giả. Sở dĩ kiểu nhân vật này đƣợc lựa chọn nhiều là

vì đây là kiểu nhân vật có khả năng tƣ duy cao nhất và vì vậy thể hiện đƣợc rõ nhất cái tôi cá nhân của nhà văn.

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)