Khắc họa hành độn g:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 90)

Ngoài ngoại hình và lời nói thì hành động của nhân vật cũng là một biểu hiện giúp ngƣời đọc hiểu hơn về nhân vật trí thức. Nói đến Luận (Mùa lá

rụng trong vườn), ngƣời đọc nghĩ đến hành động đi bộ suốt một chặng đƣờng

dài nhiều cây số về nhà trong đêm để thao thức tâm sự với vợ những lời đầy cảm xúc về chuyện tình nghĩa ở đời. Đó là hành động của một con ngƣời say mê, nhiệt huyết, sống hết mình. Với Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), ngƣời đọc không thể quên hành động đầy nghĩa hiệp đầy tính nhân văn của anh, đó là việc trốn cán bộ địa phƣơng trong đêm tìm lên Bộ Giáo dục để tìm lại công bằng cho ba mƣơi sáu học sinh khi bị lãnh đạo Đảng địa phƣơng cấm thi tốt nghiệp một cách vô lý. Với Thịnh (Ngược dòng nước lũ), ngƣời đọc thấy rõ đây là một con ngƣời mạnh mẽ quyết đoán và có phần thức thời hơn nhiều nhân vật trí thức thời đó, vì không muốn luồn cúi trƣớc quyền lực, không thể để cha mẹ vợ con sống quá khổ sở, anh đã bỏ việc ở bệnh viện, sang châu Phi tìm việc làm kiếm tiền để giải quyết nhu cầu cuộc sống gia đình. Với ông Quyết Định (Một mình một ngựa), hai hành động để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng độc giả là hành động một mình một ngựa vào tận hang ổ của từng thổ ty chúa đất để thuyết phục họ theo cách mạng và hành động một mình lặn lội đến tất cả các thôn xã trong tỉnh để tìm hiểu thế mạnh phát triển kinh tế địa phƣơng. Đó là hành động của một ngƣời hùng luôn đi tiên phong vì sự tiến bộ của xã hội… Mỗi hành động đều là kết quả của nhận thức và tƣ duy, ngƣời đọc cũng có thể nhân ra tầm vóc của nhân vật trong những hành động ấy.

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 90)