Trong đời sống, những con ngƣời có lƣơng tâm có tri thức thƣờng hay rất cô đơn, bởi họ chính là thứ âm thanh trong trẻo chen giữa bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân). Cũng chính vì
thế mà họ luôn khát khao có đƣợc những tâm hồn đồng cảm. Một hạnh phúc lớn của những ngƣời trí thức chân chính là có đƣợc tri âm. Đối thoại với tri âm là lúc ngƣời trí thức nhƣ đƣợc nói chuyện với chính mình, đây cũng là lúc con ngƣời của họ đƣợc thể hiện những điều chân thật nhất mà bình thƣờng những điều đó không đƣợc nói ra.
Trong Mùa lá rụng trong vườn, những cuộc chuyện trò với Phƣợng bao giờ cũng đem đến cho Luận cảm giác hạnh phúc vì lúc đó Luận đƣợc sống thật với mình nhất. Với Phƣợng, Luận có thể thể hiện niềm cảm phục trƣớc những câu chuyện tình cảm động anh đã từng chứng kiến. Đó là câu chuyện của một lão đồng chí cách mạng đƣợc cử ra nƣớc ngoài hoạt động mƣời lăm năm, đến khi trở về vợ đã qua một đời chồng khác, ngƣời chồng ấy mới chết vì bệnh. Ông đã sẵn sàng tha thứ cho vợ quay về đoàn tụ và chăm sóc ba đứa con vợ giống nhƣ đứa con duy nhất của mình. Đó là câu chuyện của ba cô gái xinh đẹp sẵn sàng gắn bó cuộc đời với ba anh thƣơng binh. Đó là câu chuyện của một ngƣời đồng chí cùng đơn vị chiến đấu với Luận năm xƣa đã hi sinh bản thân để Luận đƣợc an toàn trở về vì Luận còn có vợ con… Với Phƣợng, Luận có thể nói tất cả những tâm sự chân thành nhất của mình sau những trải nghiệm: Phượng à, có nhà thơ nói: tình yêu là phép lạ hàng ngày. Anh không biết các dân tộc khác họ như thế nào. Nhưng anh nghĩ, dân tộc mình thật sự là một dân tộc có cái phép lạ hàng ngày đó. Dân tộc mình sống có nghĩa có tình sâu sắc, một nghĩa tình gừng cay, muối mặn tao khang, vì đã qua lửa đạn gian truân. Em cứ nghĩ mà xem: không có lòng nhân hậu, vị tha, sự hy sinh nhẫn nại thì làm sao mà có tình yêu được, làm sao biết sống làm người được! Bây giờ trong những ngày đất nước đang khó khăn này, nghĩ sâu về điều đó
Còn Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú chỉ thực sự là mình khi đƣợc say sƣa trò chuyện cùng Kha về cái đẹp kỳ diệu của văn chƣơng, đƣợc tự do đƣa ra một cách hiểu mới về một tác giả, một tác phẩm văn học: Ở bài “Độc Tiểu Thanh ký” này, ông bộc lộ niềm thương cảm hết mực với con người tài hoa thuở trước. hơn nữa ông thấy mình cùng đội ngũ với họ. Và ông cho rằng: trầm luân đấy nhưng tài hoa là bất diệt, là vĩnh hằng. Hai câu thực trong bài thơ nói ý tưởng này. Quen miệng thì ông trách trời xanh ăn ở bất công thôi. Cũng là một cách nói tu từ nữa. Chứ ông trí tuệ lắm! Hóa công nào có thiên vị ai. Tài mệnh tương đố trong Kiều chỉ là một cách nói thôi, Kha ạ. Chứ mình tin rằng Nguyễn Du chịu số phận hẩm hiu của mình một cách kiêu hãnh, không than vãn. Ai đổi cái may mắn của họ lấy cái lấy cái oan khổ của
ông chưa chắc ông đã đổi đâu [17, tr8]. Cũng có khi, là những lời bộc bạch
rất chân thành của Tự: Kha ơi, thi sĩ chân chính suốt đời theo đuổi một lý tưởng đẹp, như theo đuổi một người đẹp. Thi sĩ chung thủy với sự lựa chọn của mình. Và cuộc hòa hợp của thi sĩ với đối tượng yêu dấu của mình là một cuộc hôn phối tuyệt đẹp. Đó là đám cưới của thi nhân và lý tưởng. Suy ra hành trình tâm hồn mỗi con người chúng ta cũng là đi tới cuộc thành hôn của
mình với điều mình tôn thờ. Có phải không Kha? [17, tr.8-9]. Phải khôi phục
quan niệm thầy trò cổ kính ngàn năm ấy. Đừng nghĩ đó là phong kiến cổ hủ. Châu báu chung đúc của cả dân tộc đấy. Cái thói “kiêu ngạo cộng sản”, chữ
dùng của Lê Nin, phải bỏ ngay [17, tr.16-17]. Những lúc đƣợc tâm sự với tri
âm, đƣợc thể hiện đúng con ngƣời mình ấy là lúc Tự đẹp nhất, giọng Tự tròn, vang âm, đầm ấm. Mặt Tự lấm tấm đỏ, như dị ứng trong cái nhìn cảm phục của Kha. Được biểu hiện mình là lúc Tự đẹp cả hình lẫn sắc và thanh. Ấy là
lúc Tự phát tiết anh hoa [18, tr.6].
Không chỉ Tự mà ông Thống trong Đám cưới không có giấy giá thú
cũng chỉ bộc lộ nỗi đau đời vô hạn của mình khi gặp đƣợc tri âm: Tai biến một đoạn đời, lỡ cả một đời người, hỏng lây sang cả đời con. Chưa biết chừng lại còn đến đời cháu mình nữa cơ… Thầy không sống ở nông thôn,
thầy không hiểu thế nào là cái oán hờn, đố kỵ, hẹp hòi đâu. Buồn lắm! Buồn hơn là tự mình phỉnh nịnh mình. Bao nhiêu năm nay cứ lừa mị nhau, tô rồng vẽ phượng cho nhau. Đề thi văn năm nào không chủ nghĩa anh hùng cách mạng thì lại cũng con người mới. Đang là cái thằng nô lệ, vác cây súng đi đánh nhau mấy năm, vụt cái đã thành anh hùng, thành con người mới. Sao mà dễ dàng làm vậy! Mà có lẽ cũng dễ dàng như vậy mà dễ dàng trở lại làm bố cu mẹ đĩ ngày xưa… Đấu tố, truy bức, lật đổ nhau trước mắt thu được cái
gì đó, nhưng tổn hại lâu dài thì vô kể… [17, tr.193-194]. Nỗi đau này là nỗi
đau của một ngƣời trí thức mắc oan trong cuộc cải cách ruộng đất.
Trong Một mình một ngựa, ông Đồng cũng chỉ bộc lộ những suy nghĩ thầm kín tận đáy lòng về con đƣờng quan lộ và những bài học rút ra từ chính cuộc đời ông với Toàn: Bọn anh đã trót đi vào con đường này. Anh không muốn nói đây là đường đi của những kẻ xấu xa. Ông Quyết Định và bao nhiêu người khác nữa đấy. Họ là những con người tốt đẹp. Cuộc sống cần và có thể tạo ra những nhà lãnh đạo chính trị tài giỏi như họ. Nhưng con đường này nó có nhiều chướng ngược lắm. Con đường này nó không thích hợp với chú đâu. Nó cũng không thích hợp với anh đâu. Anh ví mình với Lạn Tương Như trong Đông Chu cũng không đúng đâu. Lạn Tương Như là anh chàng bạch diện thư sinh chủ về mưu trí tài tình. Còn anh, anh là con người hành động. Anh chỉ thật là anh khi anh ở Pha Linh trong những ngày phỉ nổi và chính quyền cách mạng như chênh vênh bên bờ vực thẳm. Hoặc như khi anh cầm cái thuốn vận hết nội công xuống lòng đất tìm quả bom nổ chậm thôi. Thế đấy, con đường này nó dễ làm hư hỏng người ta. Nó làm hư hỏng anh. Nó khiến anh trở nên
nhỏ mọn và vô cùng xoàng xĩnh [26, tr.319-320].
Mỗi lời đối thoại với tri âm cũng giống nhƣ lời độc thoại giúp ngƣời đọc khám phá đƣợc nhiều điều về ngƣời trí thức. Nó cũng là những đƣờng nét khá quan trọng góp phần khắc họa chân dung tinh thần của ngƣời trí thức.