Biểu hiện nội tâm bằng thủ pháp gương soi:

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 96)

Thủ pháp gƣơng soi là thủ pháp nghệ thuật mà ở đó nhà văn để cho đối tƣợng xuất hiện qua một tấm gƣơng. Từ sự phản chiếu của tấm gƣơng, ngƣời đọc có thể nhận thức về đối tƣợng. Khái niệm thủ pháp gƣơng soi là khái niệm xuất phát từ văn học Nhật Bản. Y.Kawabata (1899 – 1972) là ngƣời đầu tiên gọi tên và sử dụng thủ pháp này. Việc sử dụng thủ pháp này xuất phát từ quan niệm của ngƣời Nhật Bản: coi chiếc gƣơng là vật linh thiêng có thể soi thấu đƣợc thế giới. Chiếc gƣơng ở đây cũng đƣợc hiểu một cách rất linh hoạt, có thể là một chiếc gƣơng, một tấm kính, một chén trà và có thể là một đôi mắt… Trong số những phƣơng tiện đƣợc coi là tấm gƣơng để phản chiếu thế giới thì thiên nhiên và đôi mắt là hai tấm gƣơng đặc biệt. Thiên nhiên là một tấm gƣơng kỳ diệu có thể soi vào tận kẽ ngách của tâm hồn con ngƣời và ngƣợc lại đôi mắt là tấm gƣơng bí ẩn nhất có khả năng cho thiên nhiên khúc chiếu một cách đầy sinh động (Cách làm này có những nét gần gũi nhƣng không đồng nhất với biện pháp tả cảnh ngụ tình vì ở biện pháp tả cảnh ngụ tình thiên nhiên là không gian bao quanh nhân vật, còn ở thủ pháp gƣơng soi, nhân vật bao giờ cũng đứng từ một góc độ nào đó để cảm nhận thiên nhiên).

Ma Văn Kháng trong khi thể hiện đời sống tâm hồn nhân vật Tự trong

Đám cưới không có giấy giá thú đã sử dụng thủ pháp gƣơng soi một cách rất

hiệu quả. Cảnh thiên nhiên nơi sân trƣờng đầu mùa hạ là nơi soi chiếu tâm hồn thanh cao và yêu đời tha thiết của anh: Nhìn cái khung trời rợp cây khuôn trong ba dãy trường lớp, anh bồi hồi như gặp lại một cái gì đó vô cùng thân thiết đã lắng đọng từ rất lâu rồi ở trong anh. Vậy là vẫn còn nguyên vẹn những rung động non tơ, những đê mê say đắm. Vẫn còn đầy đủ nỗi háo hức không bao giờ biết buồn nản trước những cái chưa biết, chưa đạt tới. Vẫn còn như phượng qua mùa đông tháng giá phũ phàng, vẫn bật hoa tươi đúng cữ đúng kỳ. Như một bản năng sống, một tình đời dồi dào không vơi cạn. Vẫn như mùa phượng nở, lề luật chặt chẽ mà vẫn đậm đà sắc vẻ tùy hứng, bất thường.

Ôi, phượng nơi sân trường . Cuộc tụ hội náo nhiệt của cung màu sắc mạnh nhất trong quang phổ. Phượng, cái ngôn ngữ đặc sắc, riêng biệt của mùa hè. Phượng, hoa của học đường. Hoa của tuổi hoa niên cắp sách đến trường, hoa của một thời, trên mái nâu cửa kính, phấn trắng, bảng đen. Phượng, hoa của mùa thi cử.

Tự đứng ngẩn. Cảm xúc trôi dạt đưa anh vào trạng thái phi thực giữa tiếng ve đột ngột nổi dậy một hiệp âm lanh lảnh, da diết nỗi niềm.

Ca khúc mùa hạ. Hòa âm trường ốc. Chưa bao giờ anh cảm nhận được

giai điệu nào đẹp như giai điệu này [18, tr.36-37].

Cũng có khi, qua con mắt của anh, thiên nhiên lại trở nên hoang vắng, buồn bã, não nùng khi anh mang một nỗi đau đời vô hạn, đến nhìn lại ngôi trƣờng lần cuối trƣớc khi ra đi: Mới có ít ngày mà mà ở những đường nứt nẻ ở chân tường và các bậc lên xuống cỏ dại đã tua tủa đâm những chồi biếc nhọn như gai. Mờ mờ một làn rêu bạc trên mảng tường loang nước mưa tháng sáu nơi đầu hồi văn phòng nhỏ. Sân trường buồn tênh sắc lá bàng héo và phượng lặng lẽ buông những cánh hoa tàn… Mùa hạ đang đi những bước vội vàng. Mùa hạ đang bao bọc anh trong sắc đỏ của hoa phượng đã qua thời son trẻ. Trên cao, những vầng phượng già đỏ não nùng như những vũng máu đỏ của

một cuộc huyết chiến bi thương và quyết liệt [18, tr.380-381].

Một phần của tài liệu Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)