7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.4.9 Yếu tố cảm nhận sự thuận tiện:
Nghiên cứu của Hoàng Quốc Cường (2010) cũng chỉ ra rằng yếu tố cảm nhận sự thuận tiện tác động đến ý định mua hàng điện tử qua mạng.
Trong thuyết hành vi dự định TPB, Ajzen (1991) có ba yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng, trong đó quan trọng nhất là yếu tố kiểm soát hành vi được cảm nhận cũng như là niềm tin của người tiêu dùng về sự khó khăn hay dễ dàng trong việc thực hiện một hành vi lựa chọn tiêu dùng. Các nhân tố kiểm soát có
thể là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác,…), trong số đó nổi trội là các nhân tố thời gian, kiến thức, giá cả, quảng cáo, khuyến mãi, mùa lễ hội...
Khi mua báo bạn đọc rất thích được phục vụ chu đáo. Điều đó rất được các đơn vị kinh doanh báo (phòng phát hành các tòa soạn, các đơn vị bưu chính phát hành báo chí, các đại lý, điểm bán...) quan tâm thể hiện qua việc giao báo sớm phục vụ tại nhà, trình bày báo đẹp và hấp dẫn tại các quầy, vị trí bán báo thuận tiện, thăm hỏi ân cần... (Lê Nguyễn Trung Huy, 2011)
Các đơn vị phục vụ tốt sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho bạn đọc trong việc quyết định đến hành vi đặt mua báo. Đối với một tờ báo cụ thể bạn đọc sẽ có sự cân nhắc trước khi quyết định chọn mua do phân tán sự chú ý quan tâm không chỉ đến một tờ báo đó mà còn rất nhiều tờ báo khác. Báo Tuổi Trẻ không là trường hợp ngoại lệ. Khi sự thuận tiện gia tăng thì hành vi của bạn đọc sẽ có xu hướng giảm do bị chi phối (Lê Nguyễn Trung Huy, 2011).
Giả thiết 9: Yếu tố cảm nhận sự thuận tiện ảnh hưởng dương đến hành vi đặt mua báo.
KẾT LUẬN
Chương này trình bày cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đặt mua của người tiêu dùng, các khái niệm mà một số các nghiên cứu liên quan đã áp dụng trong thực tiển. Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu đề xuất 9 giả thuyết. Chương tiếp theo trình bày đánh giá thực tế báo in tại Báo Tuổi Trẻ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm báo in, giới thiệu các mô hình thái độ bao gồm mô hình thái độ đơn thành phần, mô hình thái độ ba thành phần, mô hình thái độ đa thuộc tính, thuyết hành động hợp lý TRA và thuyết hành vi dự định TPB. Cuối cùng là phần giới thiệu một số luận văn nghiên cứu trước đã ứng dụng những mô hình thái độ vào thực tiễn.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA BÁO TUỔI TRẺ VÀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM BÁO IN
2.1.1 Khái niệm báo in
Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng (2013), phó trưởng khoa báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn để chuyển tải thông tin”. Thuật ngữ báo in dùng để chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí. Báo in hay còn gọi là báo giấy, báo viết hay báo chữ là thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Tính thời sự trong nội dung thông tin của báo được hiểu là sự phản ánh nhanh những sự kiện, vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa mới được phát hiện trong xã hội và tự nhiên. Đây cũng là những vấn đề, sự kiện có ý nghĩa xã hội, được cả xã hội quan tâm.
Sản phẩm báo được phát hành rộng rãi trong xã hội, song đối với từng loại báo,
từng tờ báo, tạp chí vẫn có đối tượng xác định riêng. Ví dụ, báo Nhân dân dành cho
cán bộ, đảng viên và tất cả ai quan tâm đến những vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Báo Nhi đồng, báo Phụ nữ Việt Nam, báo Tiền Phong, tạp chí Cộng sản, tạp chí Quốc phòng toàn dân, báo Thể thao hàng ngày, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ v.v... lại có đối tượng bạn đọc xác định hơn, hẹp hơn và nội dung thông tin trong các ấn phẩm đó mặc nhiên chỉ quan tâm chủ yếu đến đối tượng của mình. Như vậy mỗi tờ báo đều có công chúng tiếp nhận khác nhau và công chúng thực hiện phương thức tiếp cận theo những hướng khác nhau (Lê Nguyễn Trung Huy, 2011).
Báo in và các loại hình báo chí khác còn được mệnh danh là quyền lực thứ tư, sau tam quyền phân lập, có khả năng giám sát hoạt động của chính phủ cũng như định hướng dư luận xã hội.
2.1.2 Phân loại báo in
Căn cứ vào các tiêu chí: định kỳ và tính chất nội dung thông tin, người ta chia báo in thành các loại:
- Nhật báo (báo hàng ngày) là những tờ báo phát hành mỗi ngày một lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Nội dung những tờ báo này là những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự nóng hổi. Nhật báo thường có số lượng phát hành vào loại lớn nhất do nó đáp ứng được nhu cầu tin tức của các tầng lớp xã hội rộng rãi và được phát hành trong phạm vi quốc gia hay ở những thành phố - trung tâm kinh tế, chính trị - văn hóa lớn,
cư dân đông. Ở nước ta, ngoài báo Nhân dân là tờ báo chính trị - xã hội quan trọng nhất ra buổi sáng, còn có những tờ nhật báo ra buổi sáng khác như: Quân đội nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Hải Phòng, … và tờ Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam ra buổi chiều, tờ Vietnam News v.v...
- Báo thưa kỳ bao gồm báo ra 2, 3, 4, 5 ngày một kỳ, tuần báo, báo nửa tháng hoặc hàng tháng. Báo ra 2, 3, 4, 5 ngày một kỳ thường là báo của đảng bộ tỉnh, thành phố hay của tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trong nước.
- Tuần báo là các tờ báo xuất bản định kỳ một tuần một lần, là các tờ báo của các bộ, các ngành, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp lớn, v.v...
- Báo nửa tháng hay hàng tháng phần lớn là các đặc san, chuyên san của các tờ nhật báo, thưa kỳ hay tuần báo.
- Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực đời sống xã hội, khoa học – kỹ thuật. Định kỳ xuất bản của tạp chí có thể là một tuần, nửa tháng, một tháng, hai tháng và cũng có những tạp chí xuất bản theo định kỳ 3, 4, 5, 6 tháng một số.
2.1.3 Đặc điểm của loại hình báo in
Đặc điểm nổi bật của báo in là khả năng phân tích, bình luận, lý giải sâu rộng về các vấn đề, sự kiện. Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in bao gồm chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, v.v... Toàn bộ nội dung thông tin của sản phẩm báo xuất hiện đồng thời trước mắt bạn đọc. Sự đồng hiện của báo in được thể hiện bằng những thông tin xuất hiện đồng thời trên trang in, thông qua việc trình bày tổ chức trang báo gồm các phần: tên chuyên mục, tiêu đề, tít, sapo hoặc những dòng gây chú ý, tít, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ... Việc tiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo in chỉ qua thị giác – giác quan quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Việc đi sâu bình luận, đánh giá về một sự kiện, hiện tượng nào đó của báo in là một trong những ưu thế của báo so với các loại hình truyền thông khác. Do phương thức thông tin đặc thù trên, báo in có những điểm ưu việt sau (Prokhorop, 2004).
- Một là người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in. Sự chủ động bao gồm việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến chủ động về tốc độ đọc, cách thức đọc, bạn đọc có thể vừa đọc vừa nghiên cứu. Khi đọc các tờ báo, tạp chí, người ta hoàn toàn có thể đọc lướt nhanh những nội dung quen thuộc, đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức tạp mà đọc lần đầu chưa rõ. Đặc điểm này tạo cho báo in khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phức tạp, đa tầng, đa chiều, thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Nhà báo có thể trình bày, lý giải các nội dung thông tin có lôgíc rắc rối, với những mối quan hệ đan chéo, chồng chất lẫn nhau, với những biểu hiện bình diện, nhiều tầng lớp khác nhau mà người đọc vẫn có thể hiểu, miễn là những nội dung đó là bổ ích, đáp ứng được nhu cầu của người đọc.
- Hai là sự tiếp nhận thông tin từ báo in là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của trí não. Hơn nữa, nguồn thông tin từ báo in bảo đảm sự tin cậy và độ chính xác cao. Vì thế nó làm tăng
khả năng ghi nhớ, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện.
- Ba là việc lưu giữ báo in rất đơn giản và thuận tiện, phù hợp với thói quen của người đọc. Do đó, báo in trở thành nguồn tư liệu quý giá đối với người đọc, có thể được lưu giữ lâu dài nguyên bản hoặc lưu giữ riêng các tin tức, bài vở được quan tâm, có thể trở thành dẫn liệu, minh chứng trong các công trình nghiên cứu xã hội, lịch sử...
- Bốn là dễ tìm, không cần bất kỳ sự trợ giúp của các phương tiện trang thiết bị điện tử, dễ dàng nhanh chóng lướt qua các thông tin, tóm lược nội dung tờ báo khi có ít thời gian và ở bất cứ nới đâu, thời gian nào.
Cũng theo Prokhorop (2004), bên cạnh các ưu việt, báo in cũng có những điểm hạn chế như sau:
- Một là công tác phát hành là hạn chế lớn nhất của báo in so với loại hình báo chí khác. Báo in chỉ xuất hiện vào một thời điểm cụ thể và nhất định với nội dung thông tin đề cập các vấn đề, sự kiện trong cả một chu kỳ xuất bản. Thông tin về các vấn đề, sự kiện thời sự xảy ra trong chu kỳ, sau đó chỉ có thể được đề cập trong sản phẩm được xuất bản vào thời điểm định kỳ sau. Vì thế, trong báo in bao giờ cũng tồn tại một khoảng thời gian trống thông tin hay nói cách khác, độ nhạy, tính cập nhật thời sự của báo bị hạn chế hơn so với phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Để khắc phục hạn chế này khi mà nhà phát thanh, truyền hình và báo điện tử chưa phát triển, người ta đưa ra các tờ báo buổi chiều. Tuy nhiên, báo in lại có ưu thế là khả năng phân tích thông tin sâu sắc, có nội dung phong phú về các vấn đề, sự kiện thời sự.
- Hai là sự đơn điệu và khả năng giải mã tín hiệu thông tin dễ làm cho việc đọc báo in bị giảm sự hứng thú nếu nội dung không tạo được sự chú ý cần thiết. Mặt khác, nó hạn chế phạm vi tác động của báo in vì chỉ có người biết chữ mới có thể đọc báo. Riêng về mặt này, phát thanh và truyền hình có ưu thế hơn hẳn so với báo in khi mà hầu như toàn bộ các thành viên của xã hội bất kể trình độ văn hóa như thế nào đều có thể tiếp nhận thông tin do chúng mang lại.
- Ba là việc phát hành báo in được thực hiện theo phương thức trao tay, vì thế việc in báo đến người đọc sớm hay muộn phụ thuộc vào trình độ phát triển giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo. Đối với các nước chậm phát triển, báo in chủ yếu chỉ được phát hành ở các thành phố, thị trấn đông dân cư, thuận lợi về giao thông đi lại. Ở các địa phương xa trung tâm, báo in thường đến muộn, tin tức trở thành lạc hậu. Vì thế ở khu vực này, ảnh hưởng của thông tin từ báo in rất hạn chế.
- Bốn là tính tương tác giữa người viết và người đọc chưa cao. Do bị hạn chế về mốc thời gian phát hành và tốc độ cung cấp, cập nhật thông tin còn bị hạn chế. Không giống như các phương tiện truyền thông đa phương tiện khác mức độ tương tác của
báo in mặc dù đã có sự phát triển so với trước đây nhưng vẫn chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của bạn đọc.
Vì những hạn chế của báo in trong tương quan với những lợi thế của phát thanh, truyền hình mà trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một vài nhà nghiên cứu truyền thông đã tiên đoán rằng báo in sẽ bị phát thanh truyền hình thay thế hoàn toàn vào cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng vai trò của báo in là không thể thay thế. Một khi con người còn cần có những thông tin thời sự có chiều sâu, có tính xác định cao thì báo in còn tồn tại và phát triển. Dựa vào vai trò, thế mạnh đó, báo in còn có thể tìm ra con đường rộng rãi cho mình bằng sự phân chia chức năng, tìm tòi, phát huy những thế mạnh của mình mà phát thanh, truyền hình không thể thay thế. Thực tế ở nước ta cũng đang chứng minh rằng trong khi phát thanh và truyền hình đang phát triển nhanh thì báo in cũng lớn mạnh nhanh chóng.
2.1.4 Đặc điểm độc giả báo in:
1. Theo nghiên cứu của Hiệp hội báo chí Mỹ Newspaper Association of America: Độc giả báo in thường có tuổi cao hơn so với độc giả báo mạng.
2. Nhìn chung những độc giả báo in thường có trình độ văn hóa và thu nhập thấp hơn so với độc giả báo mạng.
3. Độc giả báo in thường có nhiều thời gian hơn so với độc giả báo mạng, họ thường chú trọng đến những bài phân tích chuyên sâu.
4. Độc giả báo in thường bị phụ thuộc bởi quy luật không gian hay thời gian. Họ không thể tự do chọn lựa tin bài cảm thấy hứng thú để đọc trước.
5. Độc giả báo in thường có xu hướng đọc từ trên xuống và từ trái qua phải từng bài báo cụ thể, không như bạn đọc báo điện tử thường đọc lướt qua các chuyên mục, đầu đề ở trang chính, tùy thuộc nội dung có hấp dẫn hay không họ mới quyết định đọc những bài báo cụ thể.
6. Độc giả báo in thường theo dõi theo ý kiến chủ quan, quan tâm và đọc kỹ hơn đến những lĩnh vực mà mình yêu thích trước tiên rồi mới đến những mục khác.
7. Tính tương tác giữa các độc giả báo in chưa cao do các tờ báo in chưa tạo ra các chuyên mục có tính tương tác cao với độc giả như các tờ báo mạng.
2.2 TỔNG QUAN VỀ BÁO TUỔI TRẺ
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ 2.2.1.1 Chức năng 2.2.1.1 Chức năng
* Chức năng tuyên truyền
Báo Tuổi Trẻ đã thực hiện ngay từ những số báo đầu tiên chức năng như tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, góp phần giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao tri thức, tinh thần yêu nước cho đoàn viên thanh niên Việt Nam.
Qua từng giai đoạn, báo Tuổi Trẻ luôn bám sát nhiệm vụ tuyên truyền các nội dung chỉ thị nghị quyết của Đảng và nhà nước về sự thay đổi phương hướng, các quyết sách trong sự nghiệp phát triển kinh tế chính trị xã hội và sự nghiệp phát triển của đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Đặc biệt thời gian gần đây, báo Tuổi Trẻ luôn luôn bám sát nhiệm vụ tuyên