7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.4.7 Yếu tố thói quen của bạn đọc:
Thói quen mô tả cách thức của hành vi liên quan đến việc sử dụng một sản phẩm đặc biệt và ngày càng trở nên tự động như một hệ quả của việc lặp đi lặp lại trải nghiệm với sản phẩm (Murray, Kyle và Häubl, 2007).
Theo Weun, Jones và Beatty (1998) định nghĩa thói quen là kết quả từ việc sử dụng lặp đi lặp lại của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Thói quen được xem như tiền thân của các rào cản chuyển đổi kinh tế và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, thói quen hàng ngày hay thói quen theo định kỳ (ví dụ như đọc báo vào bữa sáng hoặc xem một trận bóng đá trên truyền hình với bạn bè …) góp phần tích cực vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội (Weun, Jones và Beatty,1998)
Hành vi quá khứ (một đo lường thói quen) và sức mạnh thói quen là các biến số quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên hành vi của người tiêu dùng (Hồ Huy Tựu, Svein Ottar Olsen, Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Lê Chí Công, 2012). Ajzen
(1991) cho rằng biến thói quen, được định nghĩa độc lập với khái niệm hành vi quá khứ, trở thành biến quan trọng ảnh hưởng xu hướng thực hiện hành vi trong tương lai Thói quen đọc báo của bạn đọc, hay nói cách khách là “gu đọc báo” của bạn đọc rất khác nhau ở từng vùng miền, sở thích, thời gian, ngân sách … Thói quen của bạn đọc còn thể hiện trong cách đọc, bạn đọc thường có thói quen đọc những tin tức nổi bật ở trang nhất và đọc những trang mục mình yêu thích chứ ít khi đọc qua tất cả các trang mục. Bạn đọc có thói quen đọc báo còn vì thương hiệu của tờ báo.
Giả thiết 7: Yếu tố thói quen của bạn đọc ảnh hưởng dương đến hành vi đặt mua Nhật báo Tuổi Trẻ.