Cách thức làm văn bản thông báo:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 8 hay (Trang 105)

- Luyện tập làm văn bản tờng trình (1 tiết)

2. Cách thức làm văn bản thông báo:

Gồm 3 phần nh SGK (phần đầu, phần nội dung, phần kết thúc). Riêng phần đầu, phần kết thúc phải đầy đủ theo quy định chung.

- GV nhấn mạnh đặc điểm, cách làm văn bản thông báo và cho HS đọc phần Ghi nhớ (SGK). HS ghi ý chính.

- Ghi nhớ (SGK).

Về đặc điểm, yêu cầu, cách thức trình bày một văn bản thông báo.

- GV cho HS đọc phần Lu ý (SGK) vừa đọc chậm vừa theo dõi đối chiếu với 2 văn bản thông báo để nhớ cách trình bày, kiểu chữ.

- Lu ý (SGK).

Về kiểu chữ, hình thức trình bày văn bản thông báo...

c. Hớng dẫn học ở nhà.

- Nắm đặc điểm, cách trình bày 1 văn bản thông báo.

- Làm bài tập: Em hãy thay mặt Liên đội trởng TNTP nhà trờng ra thông báo về kế hoạch hoạt động gây quỹ vì ngời nghèo.

- Chuẩn bị cho tiết Tổng kết phần Văn (Tiếp theo)

Bài 33 - Tổng kết phần Văn (tiếp theo) (1 tiết) - Chơng trình địa phơng (phần Tiếng Việt) (1 tiết) - Viết bài kiểm tra tổng hợp cuối năm (2 tiết) Tiết 1: Tổng kết phần văn (Tiếp theo)

* Mục tiêu cần đạt.

Giúp HS củng cố, hệ thống hoá những nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản nghị luận Trung đại và nghị luận hiện đại.

Từ đó học tập thêm cách viết văn nghị luận phù hợp với yêu cầu từng nội dung.

a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ.

- GV ổn định những nền nếp bình thờng. - Kiểm tra bài cũ.

+ Kể tên các tác phẩm nghị luận đã học ở lớp 7, và lớp 8.

+ Nhận xét chung về các văn bản nghị luận ấy (nội dung; hình thức; cách sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm...).

+ GV bổ sung những ý cơ bản để chuyển tiếp vào tiết tổng kết.

b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động 1. So sánh văn nghị luận trung đại và hiện đại.

- GV cho HS đọc yêu cầu nội dung (3). HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung. HS ghi ý chính vào vở.

- Yêu cầu

+ Các văn bản nghị luận ở các bài 22, 23, 24, 25, 26 là Chiếu dời đô, Hịch t- ớng sĩ, Nớc Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu.

+ Khái niệm về văn bản nghị luận (nh SGK).

+ Bốn văn bản đầu (chiếu, hịch, cáo, luận) đều dịch từ Hán ngữ, là nghị luận trung đại: có từ ngữ cổ, văn phong cổ, tính ớc lệ, câu văn biền ngẫu, còn mang t t- ởng thiên mệnh (chiếu, hịch, cáo).

+ Văn bản Thuế máu (dịch từ tiếng Pháp) cùng với các bài nghị luận ở lớp 7 nh Nhân dân ta rất anh hùng, ý nghĩa văn chơng... là những bài nghị luận hiện đại, từ ngữ - câu văn giản dị, gần gũi đời sống hơn.

+ Nhng nói chung đều mang đặc điểm của văn nghị luận.

Hoạt động 2: Sức thuyết phục của các văn bản nghị luận.

- GV cho HS đọc yêu cầu nội dung (4, 5). HS làm việc theo nhóm. Các nhóm trao đổi, trình bày. GV bổ sung. HS ghi ý chính vào vở.

- Yêu cầu: Nêu chung cả các văn bản hoặc riêng từng cụm văn bản nghị luận cũng đợc.

Giải thích.

+ Có lý là có luận điểm xác thực, lập luận chặt chẽ.

+ Có tình là có cảm xúc (trong nghị luận là thái độ, gửi gắm một niềm tin, khát vọng...)

+ Có chứng cứ là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. (Cả 3 yếu tố này phải kết hợp chặt chẽ).

Chiếu dời đô, Hịch tớng sĩ, Nớc Đại Việt ta đều bao trùm tinh thần tự hào dân tộc, ý chí tự cờng, quyết chiến quyết thắng bọn xâm lợc → tinh thần dân tộc, tinh thần nhân đạo tạo nên chất trữ tình, biểu cảm... văn phong cổ, trang trọng, có sức hấp dẫn riêng.

Thuế máu : Lòng căm thù sâu sắc, mãnh liệt đối với thực dân Pháp. Ngòi bút trào phúng độc đáo, sâu cay...

Hoạt động 3: So sánh hai bản Tuyên ngôn độc lập với ý thức về độc lập dân tộc?

- GV cho HS đọc yêu cầu mục (7). HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung, HS ghi ý chính vào vở.

- Yêu cầu:

+ Hai văn bản đó cùng chung tinh thần ý thức độc lập dân tộc, đều đợc coi là 2 bản Tuyên ngôn độc lập của nớc Đại Việt.

+ Bài Sông núi nớc Nam: ý thức độc lập dân tộc biểu hiện ở ý thức về lãnh thổ (sông núi nớc Nam) và chủ quyền (vua Nam ở).

+ Bài Nớc Đại Việt ta (trích): ý thức dân tộc phát triển cao hơn một bớc. Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền còn thêm yếu tố về nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử lâu đời...

c. Hớng dẫn học ở nhà.

- Hệ thống lại các nội dung, nghệ thuật và nét đặc sắc của các văn bản nghị luận đã học.

- Chuẩn bị cho tiết ôn tập phần Văn tiếp theo ở bài 34.

- Chuẩn bị cho tiết tiếp theo Chơng trình địa phơng phần Tiếng Việt (làm các bài tập).

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 8 hay (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w