VĂN BIA CHÙA LINH XỨNG NÚI NGƢỠNG SƠN

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 118)

3. 2 Lễ hội đền thờ Lý Thƣờng Kiệt

VĂN BIA CHÙA LINH XỨNG NÚI NGƢỠNG SƠN

Phật tổ soi tỏ cái thực mà chỉ thẳng chữ tâm; thánh nhân thích ứng theo thời mà thông suốt muôn biến. "Muôn" là sự phân tán của "một"; "một" là cội nguồn của "muôn". Đến nhƣ các bậc hiển thánh thỉnh thoảng ra đời, khuôn phép thay nhau dấy lên. Nhóm cái đã phân tán để đƣa nó về cội gốc; ôm cái "một" để thâu tóm cái "muôn". Tạc nên hình tƣợng để biểu thị "sự thâu tóm"; dựng nên đền tháp để có "sự hƣớng về". Hết tâm sức để kinh doanh; bỏ châu ngọc mà không tiếc. Cho nên đƣờng thì đặt ranh giới bằng giây vàng hiên thì phô sự quí giá của rèm châu. Tuy rằng hết đỗi trang nghiêm; mà vẫn không hề xa xỉ. Bởi vì mục đich là ở sự tìm cái "nhất" và cái "chân", chứ đâu phải chỉ cốt làm cho tấm lòng và con mắt chói lòa mà khoe khoang sự tráng lệ vậy.

Từ khi có Phật giáo tới nay đã hơn hai nghìn năm, mà sự thờ phụng ngày càng thêm mới. Hễ có cảnh đẹp núi non thì không nơi nào là không mở mang để xây dựng chùa chiền, nhƣng không có các bậc vƣơng công đại nhân giúp đỡ thì làm sao mà nên đƣợc.

Chùa Linh-xứng ở núi Ngƣỡng-sơn tức là ngôi chùa do quan Thái úy xây dựng vậy. Lúc quan Thái úy còn trẻ đƣợc chọn vào cấm đình, hầu vua Thái Tông, chƣa đầy một kỷ, tiếng khen đã nức nở ở nội đình. Đến khi vua Thánh Tông nối ngôi trị nƣớc, Thái úy hết lòng giúp đỡ. Ra sức siêng năng, nổi bật trong hàng tả hữu, đƣợc thăng chức Kiểm hiệu thái bảo. Khi nƣớc Phật Thệ khinh nhờn phép tắc, không chịu vào chầu, vƣơng sƣ rầm rộ tiến đánh. Thái úy thao lƣợc hơn đời, vào cung vua mà nhận mƣu chƣớc, chế quân luật mà đuổi đánh quân thù. Hoàn vƣơng không đƣờng chạy trốn, đành tự bó

115 tay mà chịu cắt tai. Bắt đƣợc y rồi, Thái úy mới rút quân về. Vua nghĩ công lớn ấy, bèn ban khen và thăng chức.

Giữa khoảng niên hiệu Thần Vũ (1069-1072), đƣợc phong chức Thái úy đồng trung thƣ môn hạ chƣơng sự, giúp đỡ việc chính sự của nƣớc nhà, muôn dân đƣợc nhờ ơn rất nhiều vậy.

Đầu niên hiệu Thái Ninh (1072-1075), đức kim thƣợng Minh hiếu hoàng đế lên ngôi, Thái úy lấy tƣ cách là Y Doãn. Hoắc Quang đƣợc nhà vua giáo phó nhiếp chính và gửi gắm công việc xã tắc. Bỗng chốc quân biên giới nhà Tống dòm ngó nƣớc ta. Thái úy nắm sẵn mƣu chƣớc của triều đình, thống lĩnh quân sĩ, diệt ba châu, bốn trại dễ dàng nhƣ bẻ cành gỗ mục. Chẳng bao lâu [quân giặc] ồ ạt kéo đến sông Nhƣ Nguyệt, thề trả thù cho ba châu, Thái úy lại cầm quân chống giặc. Thái úy lấy tƣ cách biện sĩ mà phân tích cho giặc, không vất vả mà bọn đầu sỏ rã rời nhụt chí. Thế là giữ đƣợc an ninh cho xã tắc. Vua mến Thái úy dũng cảm nên càng thêm sủng kính. Đầu năm Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084), Thái úy đƣợc phong làm em nuôi vua, trông nom mọi việc quân ở các châu thuộc trấn Thanh Hóa, quận Cửu Chân, châu Ái và phong cho thái ấp một vạn hộ ở Việt Thƣờng.

Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hòa, cho nên dân đƣợc nhờ là vậy. Khoan hòa giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi ngƣời, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy no ấm làm đầu, nƣớc lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dƣỡng cả đến ngƣời già ở nơi thôn dã, cho nên ngƣời già nhờ đó mà đƣợc yên thân. Phép tắc nhƣ vậy có thể gọi là cái gốc trị nƣớc, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đấy cả. Giúp chính sự cho ba triều, dẹp yên lọan ngoài biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phƣơng yên lặng, công thật lớn lao.

116 Thái úy tuy thân vƣớng việc đời, mà lòng vẫn hƣớng về đạo Phật. Có lẽ vì nhà vua và mẫu hậu tôn sùng giáo lý nhà Phật đó chăng? Cho nên Thái úy vâng theo ý chỉ của đức vua và mẫu hậu mà nâng đỡ Phật pháp vậy. Nhân lúc rảnh việc triều đình, ông thầy của thái hậu là Trƣởng lão Sùng Tín bỗng từ kinh sƣ đến quận này, mở mang giáo hóa, khơi thông mọi tập lục khác lạ, răn điều ác, chỉ điều thiện, khác nào một trận mƣa rào thấm nhuần cây cỏ, không ai là không hớn hở vui tƣơi Thế là Thái úy cùng trƣởng lão ngƣợc dòng lên cửa Phấn Đại, dừng thuyền ở chân núi Long Tỵ. Xem đá trắng mà ngọc châu lấp lánh; dòm thác nguồn mà xiêm áo lung linh. Do đó Thái úy khuyên dựng

đoản đình ở ngay chân núi, xây tƣờng lớn ở chốn non cao. Trƣởng lão hỏi rằng: - Núi này đẹp, nhƣng đã mở mang mất rồi, còn có nơi nào thanh u, nổi tiếng đẹp đẽ hơn, mà xƣa kia đã từng nghe nói, thì xin dẫn tới xem.

Thái úy trả lời:

- Trƣởng lão thực là một ngƣời có thể thực hành đƣợc đạo Phật, thỏa đƣợc tính sáng, mở đƣợc lòng mê, bằng cách tùy theo cái căn tính lanh lợi hay ngu dần mà chi cho phép "đốn" hay phép "tiệm".

Rồi đó, Thái úy lại dẫn những ngƣời tùy tùng, dời thuyền di về phía Tây, qua dòng sông trong Nam Thạc, đến ấp nổi danh Đại Lý. Dạo bƣớc bến đò, đƣa mắt xem xét, thấp thoáng thấy ở trong quận, cách quận lỵ độ chừng năm dặm có hòn núi trơ vơ gọi là Ngƣỡng Sơn. Chân núi quanh co bên bờ nƣớc, đâu phải núi đồi dĩ, hỗ, lại không vách đứng tƣờng cao. Bóng lam ngùn ngụt, sắc thúy đậm đà, quanh quất làng xa, bao quanh điện Bắc. Gò ao khắp núi, hình thế lạ kỳ. Trƣớc đây có một ẩn sĩ riêng xây am trong ấy và di duyên hóa mọi phƣơng, tuy đã mở mang, nhƣng tịnh giới chƣa đƣợc nghiêm nhặt. Thái úy lại dẫn bộ thuộc theo lối tắt trèo lên, chỉ thấy cây cổ rợp trời, ráng mây vƣơng vất. Thái úy bồi hồi dạo bƣớc, trên dƣới ngắm trông. Thế là vì tấm lòng ƣa thích sự vui vẻ, thƣơng xót quần sinh mà ý nghĩ kinh doanh trỗi dậy. Thái úy bảo rằng:

117 - Cái mà kẻ trí ngƣời nhân yêu thích là núi, là sông; cái mà thế đại lƣu truyền là danh, là đạo. Nếu mở núi mà làm cho "đạo" và "danh" rạng rỡ thì không đáng quý hay sao?

Thế là phát cỏ rậm, bạt đá to, thày bói nhằm phƣơng, thợ hay dâng kiểu; quan thuộc góp tiền, sĩ dân đổ tới. Kém sức thì bào, thì gọt; sành nghề thì dựng thì xây. Chùa Phật thênh thang ở giữa; phòng chay rộng rãi hai bên. Trang nghiêm chính giữa thì Ngũ trí Nhƣ lai sắc vàng rực rỡ, ngồi trên tòa sen trồi lên mặt nƣớc Quanh tƣờng thì thêu vẽ dung nghi đẹp đẽ của cực quả mƣời phƣơng cùng với mọi hình tƣớng biến hóa, muôn hình vạn tƣợng, không thể kể xiết. Phía sau xây ngôi tháp báu gọi là tháp Chiêu Ân, chín tầng chót vót, giăng mắc rèm the, cửa mở bốn bên, bao quanh con tiện. Gió rung chuông bạc; hòa nhịp chim rừng. Tháp báu nắng soi; long lanh vàng diệp. Quanh thềm lan can; đầy sân hoa cỏ. Trƣớc cửa chính, trong treo chuông vàng, một tiếng chày kinh; ngân vang khắp chốn. Thức tỉnh kẻ u mê; phá tan niềm hôn tục. Khuyên bảo việc lành; răn đe điều ác. Thẳng ngay phía trƣớc một đƣờng hai ngả, khơi mƣơng và dẫn nƣớc chảy xuôi. Bên giòng nƣớc dựng xây đình nhỏ, san sát thuyền bè qua lại, dừng chèo tạm nghỉ. Hoặc Hoàn-bang, Chân-lạp xa tới mà quỳ gối ngắm xem; hoặc nƣớc lạ phƣơng xa qui phục mà cuối đầu dập trán. Cái nhà nát của kẻ trƣởng giả quê mùa mà hóa thành Vƣơng Xá lớn.

Ôi! Cõi tịnh thờ Phật có thể gọi là hoàn thành vậy. Nhân ngày tốt, mở tiệc khánh thành, bọn ngƣời mũ ni, kẻ sĩ áo thâm nhƣ mây kéo tới. Cửa ngoài mở hội Thái hòa triệt bỏ những đồ vật quí. Sửa soạn tiệc chay, tuyên đọc lời kinh Vô thƣợng thức tỉnh chúng sinh. Tín nữ Diệu Tính, cháu gọi Thái úy bằng cậu, là ngƣời dung mạo xinh tƣơi, tƣ chất hiền thục, kết thành đôi lứa với xử sĩ Sùng Chân, tên húy là Trai. Vợ chồng hòa hợp, sinh đƣợc con trai đầu lòng theo đạo học Nho, tên húy là Hai, tên chữ là Tổ Bành và hai con trai theo học đạo Phật, một gọi là Sƣ Viên Giác, pháp hiệu là Pháp Trí, một gọi là Sƣ Minh Ngộ, Pháp hiệu là Pháp Ân. Đầu niên hiệu là Thần Vũ vâng chiếu

118 nhà vua, rút họ tên ra khỏi công điền, rồi mở trang viên ở đấy mà trụ trì. Thế là bà nhằm phía Đông núi, dựng riêng một ngôi chùa, gọi là chùa Thánh Ân, trong đặt Phật vàng và các vị bồ tát ở hai bên, trải qua bốn năm, công việc mới hoàn thành.

Ôi! Sinh thành và nuôi nấng ta, có ai bằng vua và cha, cho nên phải kính trọng ; dắt dẫn và che chở ta, còn gì là phúc huệ, cho nên phải tin theo. Đem phúc to này, chúc vận lớn ấy. Nghiệp trời dằng dặc dài lâu; vận nƣớc đời đời thịnh vƣợng. Nhân duyên thêm mãi; phúc lộc càng tăng.

Thế rồi Thái úy bảo tôi rằng:

- Xây dựng lâu ngày, cõi báu đã xong, nếu không khắc bia ghi lại thì con cháu mai sau không biết tìm đâu để noi theo dấu vết, nên phải dùng văn trình bày rõ ráng công việc đã làm, để cho dù nhân vật có đổi dời thì tiếng lành vẫn truyền mãi.

Tôi lúc này đang làm việc dƣới cửa quân của Thái úy. Tự nghĩ mình tầm thƣờng kém cỏi, nhƣng chối mãi không đƣợc, đành mạo muội nêu lên cái

phẩm chất trong sáng, thơm tho của ngƣời khác để khắc vào bia đá. Lời minh rằng: Tam giới luân hồi,

Tứ sinh luẩn quẩn. Vọng niệm sinh ra, Sắc tâm nghiêng ngửa. Buông lỏng lòng gian tham. Vấn vƣơng niêm ái, dục. Há dễ tự yên đâu,

Không sao thỏa đƣợc. Cùng tột thay chân nhƣ, Thể lƣợng là thái hƣ. Linh diệu khôn lƣờng, Biến hóa vô cùng.

119 [Làm cho] cây cỏ mùa xuân nẩy mầm nhƣ thái.

Cờ pháp dựng lên, Lƣới tà tan hết. Nay có Lý công,

Theo đƣợc mẫu mực của ngƣời xƣa. Trị dân đã yên,

Cầm quân là thắng giặc. Danh lừng tới Trung hạ, Tiếng nức tới phƣơng xa. Lại sùng thƣợng tông giáo, Vun trồng phúc đức.

Cao vòi vọi nhƣ trái núi vút lên từng không, Bậc hiền tể trị nƣớc, mở rộng công đức của mình. Điện tháp nguy nga nhƣ non cao chót vót,

Cõi báu oai hùng với vàng son rực rõ. Chúc nhà vua phúc lành dồn tới, Ngôi báu lâu dài, đời đời thịnh vƣợng.

Tuy hang sâu cồn rậm đổi dời, nhƣng dấu vết khôn cùng, Tấm bia khắc bài minh này sừng sững mãi trong khói lam.

Dịch thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luân hồi tam giới, Luẩn quẩn tứ sinh. Sắc tâm nghiêng ngửa, Vọng niệm sinh thành. Tham tà buông lỏng, Ái dục ràng quanh. Dễ đâu yên đƣợc, Không sao thỏa tình. Cùng tột chân nhƣ!

120 Thể lƣợng Thái hƣ.

Khôn lƣờng linh diệu, Biến hóa có thừa.

Mƣa nhuần thấm đƣợm, Cây cỏ sởn sơ.

Giƣơng cao cờ phƣớn, Dẹp hết tà nhơ.

Lý công nƣớc Việt, Noi dấu tiền nhân. Cầm quân tất thắng, Trị nƣớc yên dân. Danh lừng Trung hạ, Tiếng nức xa gần. Vun trồng phúc đức, Đạo phật sùng tin.

Núi cao chót vót chừ, chọc thủng từng không. Hiền tể trị nƣớc chừ, lớn mãi huân công! Nguy nga tột bực chừ, điện tháp mênh mông! Vàng son rực rỡ chừ, cõi báu oai hùng!

Dồn dập phúc lành chừ, chúc đấng thần trung. Ngôi báu lâu dài chừ, thịnh vƣợng nối dòng! Cồn khe đổi đời chừ, dấu vết khôn cùng. Bài minh sừng sững chừ, giữa chốn núi sông!

Nguyễn Đức Vân - Đỗ Văn Hỷ

Văn bia chùa Hƣơng Nghiêm núi Càn Ni1

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 118)