Nhầm lẫn của ngƣời dịch về năm mất, tuổi thọ của Lý Thƣờng Kiệt, thực ra ông thọ 87 tuổi (tuổi ta).

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 80 - 81)

77

Từ ngày Thái úy được phong Phúc thần thì có nhiều nơi lập đền thờ. Ở Bắc kỳ có hai huyện Kim Động và Vĩnh Thuận. Ở quận ta, ở Hậu Lộc có miếu thờ trước chùa cũng có bia ghi công đức1

.

Ông công đức rất lớn, thần phả chưa được đầy đủ mà muốn tìm thêm sự tích thì lai lịch chưa rõ ràng. Nay các ông phó tổng Phạm Xuân Hoa, lý trưởng ba làng: Phạm Đình Hợp, Phạm Đình Thường, Ngọ Bá Uy cùng nhau bàn bạc muốn ghi sự tích Thái úy vào bia đá để cùng bia Linh Xứng mãi mãi lưu truyền, các ông Tú tài sưu tầm viết lời văn.

Trộm nghĩ nói sự tích Thái úy có thể so với tài cao của Tử Trường, công lớn của Tôn Vũ Bộ, Liên Hoàng Thái là những bậc khác thường, người đời cũng không ngoa lắm.

Nay dựa vào sự tích núi Ngưỡng Sơn bất hủ, nghiên cứu sử Việt và sử Tống và các truyện dân gian truyền lại tất cả hợp lại để tham khảo và đính chính ghi lại thành hệ thống và viết nên lời bia [31,833-837].

Căn cứ nội dung văn bia (xin xem thêm phần Phụ lục), có thể nhận thấy một số chi tiết không hoàn toàn trùng khớp với những gì chúng ta từng biết trong các bộ quốc sử, song không thể phủ nhận, “bia Nhữ Bá Sỹ” đã hé lộ nhiều thông tin quan trọng về Lý Thƣờng Kiệt cũng nhƣ đóng góp của ông với vƣơng triều Lý.

Ngoài tấm bia “Ngƣỡng Sơn Miếu”, tại đền có ba tấm bia đá khác, kích thƣớc nhỏ hơn, không trang trí hoa văn, nội dung ghi lại việc ngƣời dân, phật tử công đức, trùng tu đền thờ.

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 80 - 81)