78 Huyện Hậu Lộc thời Lý là sở lỵ của trấn Thanh Hóa. Đền thờ Lý Thƣờng Kiệt đƣợc xây dựng tại xã Văn Lộc, trung tâm sở lỵ. Vị trí của đền là khu vực chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh. Văn bia đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở Ngƣỡng Sơn cho biết: huyện Hậu Lộc có miếu thờ vị Thái úy nhà Lý. Nơi xây miếu thờ đƣợc xác định là trƣớc chùa. Tại miếu thờ này cũng có bia ghi công đức, danh sách những ngƣời đã đóng góp xây dựng đền.
Tác giả Địa chí huyện Hà Trung cung cấp thông tin: “Từ lâu, nhà chùa đã bài vị và các đồ thờ Lý Thƣờng Kiệt để tại gian chính giữa của tiền đƣờng chùa. Nhƣ vậy, tại chùa Sùng Nghiêm, ở nhà chính tẩm thờ Phật, còn ở nhà tiền đƣờng là thờ Lý Thƣờng Kiệt” [31,593].
Rất tiếc là cho đến nay, bia ghi công đức của chùa đã bị thất lạc. Tƣ liệu điền dã của chúng tôi tại địa phƣơng cũng ghi nhận thực trạng: rất ít ngƣời dân bản xứ tỏ tƣờng về đền thờ Lý Thƣờng Kiệt trên vùng đất họ đang sinh sống.
Đền thờ Lý Thường Kiệt ở huyện Yên Định
Huyện Yên Định mới phát hiện đƣợc đền thờ Lý Thƣờng Kiệt tại làng Đen (sách Địa chí huyện Yên Định gọi là làng Điền [32]), xã Yên Trung.
Xã Yên Trung ở phía Tây huyện Yên Định, là vùng đất có nhiều di tích liên quan đến vƣơng triều Lý. Trong đó, đáng chú ý là đền thờ Đào Cam Mộc, ngƣời đƣợc phong Đệ nhất công thần, từng phò tá Lý Công Uẩn lên ngôi. Cách xã Yên Trung không xa là xã Yên Thọ, nơi có đền thờ thần Đồng cổ - vị thần năm xƣa trợ giúp vua Lý thắng trận và báo mộng về “loạn Tam vƣơng”. Sau này, thần Đồng cổ đƣợc triều Lý cung thỉnh về thờ tại Thăng Long.
Đặc biệt, xã Yên Trung xƣa có đền thờ bà Tạ Thị Thuấn Khanh (có bản chép là Tạ Thị Thuần Khanh), cháu Tạ Đức, vợ Ngô Thƣờng Kiệt (khi kết hôn, Ngô Thƣờng Kiệt chƣa đƣợc ban quốc tính họ Lý). Đền thờ bà Khanh hiện không còn. Theo lời truyền văn thì đền có quy mô không lớn lắm, đƣợc triều Nguyễn (niên hiệu Khải Định) hai lần ban sắc phong. Sắc phong lần đầu
79 vào năm 1918, năm Khải Định thứ hai và sắc phong lần thứ hai vào năm Khải Định thứ 9 - năm 1925 (xin xem bản sắc phong ở chƣơng 1).
Tƣ liệu điền dã của chúng tôi còn ghi nhận đƣợc thông tin: xã A Đô (làng Đen) là quê gốc của bà Tạ Thị Thuấn Khanh. Sau khi bà mất, nhân dân địa đã lập đền thờ bà rồi đền thờ Lý Thƣờng Kiệt nhƣ một cách ghi nhận công lao của vị Thái úy nhà Lý.
Khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy: đền thờ Lý Thƣờng Kiệt đƣợc dựng ở thôn Điền, xã A Đô (nay là thôn Đen, xã Yên Trung). Đền tọa lạc trên một vị trí đắc địa: phía trƣớc là hồ nƣớc lớn (dấu tích của sông Mã trƣớc khi đổi dòng). Đối diện đền thờ, bên kia hồ nƣớc là núi Hà và núi Lời. Hai ngọn núi đá nhỏ có kiểu dáng đẹp nhƣ hai “hòn non bộ” tự nhiên. Kiến trúc đền thờ đến nay không còn nhƣng nhân dân địa phƣơng cho biết: khi đào móng xây nhà tại vị trí đền thờ đã phát hiện dấu tích nền móng đền thờ cũ.
Hiện tại, trên nền cũ vẫn còn một số khối đá tảng kê chân cột đền thờ. Đá tảng hình vuông, không đƣợc chế tác cầu kì, gồm hai loại: loại có rãnh và loại không có rãnh [27]. Theo ý kiến của một số chuyên gia đã khai quật khu di tích Hoa Lƣ (Ninh Bình) thì loại chân tảng này có sự tƣơng đồng với không ít chân tảng ở cố đô Hoa Lƣ. Căn cứ vào kích thƣớc chân tảng, có thể xác định đƣợc đƣờng kính chân cột khoảng 50cm. Ngƣời dân địa phƣơng cho biết: những khối đá tảng này là vật liệu của đền thờ Lý Thƣờng Kiệt đƣợc nhân dân lấy về sử dụng khi di tích bị đổ nát nhƣng do yếu tố tâm linh nên họ đã tự nguyện “trả lại cho ngài”.
Đền có một số sắc phong không rõ của vƣơng triều nào. Hiện tại, nhân dân địa phƣơng còn lƣu giữ một sắc phong của vƣơng triều Nguyễn, năm Khải Định thứ 9.
Phiên âm:
“Sắc Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, A Đô xã, Điền thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Dực bảo, Trung hưng, Linh phù, Lý triều Thái bảo
80
Việt Quốc công Lý Thường Kiệt tôn thần Hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc chuẩn hứa phụng sự.
Tứ kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kính ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật. Trứ gia tặng Trác vi thượng đẳng thần. Đặt chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển khâm tai.
Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật”. Dịch nghĩa1
: Sắc cho thôn Điền, xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo nhƣ lệ trƣớc phụng thờ bậc thần trƣớc đây đƣợc nguyên tặng là bậc tôn thần: triều nhà Lý, giữ hàm chức Thái Bảo Việt quốc công tên là Lý Thƣờng Kiệt với các mỹ tự đƣợc ban Dực bảo, Trung hƣng, Linh phù. Đã có công giúp nƣớc, hộ dân, nỗi niềm nghiệm thấy linh ứng. Gặp các kỳ tiết lễ đội ơn ban cấp sắc phong cho phép phụng thờ.
Nay vừa đúng vua 40 tuổi làm lễ khánh tiết vâng mang chiếu báu ân sâu lễ rộng thăng lên một bậc, lại gia tặng thêm mỹ tự: Trác vi thƣợng đẳng thần. Đặc biệt cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh mà phƣơng pháp tế tự dõi theo phép điển xƣa. Vâng sắc.
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9.
Căn cứ vào nội dung sắc phong, có thể khẳng định: có một đền thờ Lý Thƣờng Kiệt đƣợc xây dựng ở xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Đền đƣợc xây dựng từ thời Nguyễn. Hiện nay, địa phƣơng đang triển khai xây dựng lại đền thờ Lý Thƣờng Kiệt trên vị trí đền cũ.
Đền thờ Lý Thường Kiệt tại Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia
Trên vùng đất ven biển phía Nam Thanh Hóa, thuộc huyện Tĩnh Gia tƣơng truyền cũng có một đền thờ Lý Thƣờng Kiệt. Vùng đất này, các thời
1
Bản phiên âm bản dịch sắc phong do ông Nguyễn Văn Hải, nguyên Trƣởng phòng Địa chí Thƣ viện tỉnh Thanh Hóa, hiện là Phó Trƣởng Ban quản lý di tích và danh thắng - sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cung cấp.
81 Đinh - Tiền Lê là huyện An Thuận. Đến thời Lý là khu vực trọng yếu phía nam trấn Thanh Hóa. Thời Nguyễn, trên đất Tĩnh Gia có pháo đài Tĩnh Hải.
Khu vực cửa Lạch Bạng là nơi có nhiều di tích nhƣ: chùa Tiên (còn gọi là chùa Đót Tiên), đền Cửa Lạch - thờ Tứ vị Hồng nƣơng, đền thờ hoàng đế Quang Trung. Tƣ liệu mới công bố gần đây của các nhà nghiên cứu địa phƣơng, trong các bài viết về Lý Thƣờng Kiệt và Khuông Việt đại sƣ Ngô Chân Lƣu đều nhắc đến đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở vùng cửa Bạng. Các tác giả khẳng định: tại làng cổ trên núi Du Xuyên, gần cửa Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia có một đền thờ Thái úy Lý Thƣờng Kiệt. Đền nằm trong khu vực đền thờ vua Quang Trung.
Từ sự gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát vùng cửa Lạch Bạng hy vọng tìm lại dấu đền thờ Lý Thƣờng Kiệt nhƣng chƣa phát hiện đƣợc dấu tích nào rõ rệt.