1 1 Về phần mộ của Lý Thường Kiệt

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 74)

Đến nay, các quan điểm về nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái úy nhà Lý vẫn chƣa thống nhất. Theo Nhữ Bá Sỹ - tác giả văn bia dựng tại đền thờ Lý Thƣờng Kiệt - thì mộ “táng tại làng Yên Lạc, huyện Kim Động” thuộc tỉnh Hƣng Yên ngày nay. Chúng ta đều biết vùng đất xƣa thuộc phủ Khoái Châu xƣa không phải quê hƣơng, cũng không phải là địa điểm Lý Thƣờng Kiệt có nhiều gắn bó, kỷ niệm. Không rõ Nhữ Bá Sỹ căn cứ vào tài liệu nào để đƣa ra ý kiến này?

Học giả Hoàng Xuân Hãn cho biết: ở Yên Lạc chỉ có phần mộ Đỗ Anh Vũ là ngƣời đƣợc triều Lý phong đến chức Thái úy, đƣợc ban họ vua, gọi là

71 Lý Thái úy nên có sự hiểu nhầm là mộ Lý Thƣờng Kiệt ở Yên Lạc. Hoàng Xuân Hãn đƣa ra giả thiết: “Mộ Yên Lạc là mộ Đỗ Anh Vũ thì mộ Thƣờng Kiệt ở đâu? Ở làng Ngọ Xá không hề nghe nói đến mộ ông. Mà mộ thì cũng không thể ở phƣờng Thái Hòa đƣợc vì đời Lý, phƣờng này còn ở trong thành Thăng Long. Phải chăng ông đã đƣợc hỏa táng và đƣợc giấu vào ngôi tháp

nào đó? Hay là có mộ ở nơi nào chƣa biết? Trong mục lục sách Việt điện u

linh, có chú thích dƣới hiệu ông mấy chữ Gia Lâm Hương. Ấy muốn nói đến chính đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở làng Gia Lâm (sau thành huyện). Vậy có lẽ tìm kỹ càng, ta có thể thấy mộ và mộ chí của ông trong địa hạt Gia Lâm ngày nay. Làng Gia Lâm cũng không xa làng Yên Lạc bao nhiêu; có lẽ cũng vì lẽ ấy, mà ngƣời đời sau nhầm lẫn hai vị Thái úy đời Lý cùng đƣợc ban quốc tính” [28,346].

Theo quan điểm của chúng tôi thì không có lý do gì để gia tộc Lý Thƣờng Kiệt phải “dấu” phần mộ của ông! Sinh thời, ông và gia tộc theo đạo Phật thì có khả năng khi mất ông đƣợc hỏa táng. Quan điểm này đƣợc Giáo sƣ

Hoàng Xuân Hãn đƣa ra trong chuyên khảo Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại

giao và Tông giáo thời Lý, mặc dù còn có sự dè dặt nhƣng xem ra khá phù hợp. Tuy nhiên, câu hỏi đƣợc đặt ra là nếu hỏa táng thì phần tro sau khi hỏa táng đƣợc cất ở địa điểm nào? Phải chăng, địa điểm phù hợp để lƣu giữ tro, xƣơng của Lý Thƣờng Kiệt là vùng đất Tổ, cũng là nơi ông đã gắn bó trong gần hai thập kỷ?

Nhiều khả năng, phần tro, xƣơng ông đƣợc cất giữ ở một ngôi tháp trong một ngôi chùa trên vùng đất của trấn Thanh Hóa xƣa, có thể là chùa Thánh Ân cạnh chùa Linh Xứng. Căn cứ vào lai lịch những ngôi chùa đƣợc xây dựng thời Lý có liên quan đến dòng họ Ngô (họ gốc của Lý Thƣờng Kiệt) thì khả năng này nên đƣợc tính đến bởi chùa Thánh Ân do bà cô Diệu Tính xuất kinh phí xây dựng lại gần kề chùa Linh Xứng - ngôi chùa đƣợc Lý Thƣờng Kiệt chọn địa điểm và dựng xây. Quan trọng hơn, Phật tự này tọa lạc trên quê gốc của Lý Thƣờng Kiệt - theo quan niệm cũ, khi mất, con ngƣời ta

72 thƣờng mong đƣợc trở về nguồn cội. Rất khó xảy ra khả năng phần tro, xƣơng sau khi hỏa táng đƣợc đặt trong đền thờ Lý Thƣờng Kiệt vì sau khi Lý Thƣờng Kiệt mất, 33 năm sau (năm 1138), đền thờ ông mới đƣợc vua Lý Anh Tông cho xây. Chúng tôi đƣa ra giả thiết này trong thời gian chờ đợi những nguồn tƣ liệu mới.

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 74)