TS Lê Thị Liên, cán bộ Viện Khảo cổ học chủ trì khai quật từ tháng 10/009 đến tháng 11/009.

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 70)

67 biết lợi dụng đá gốc, gia cố thêm đất vàng, trộn đá phấn tại chỗ, đập nát và dầm, nện rất kỹ.

Dấu vết quan trọng nhất là phần nền chùa và nền tháp (khoảng gần 100m2) cùng các kiến trúc phụ khác (khoảng 25m2) đã đƣợc phát hiện. Từ dấu tích nền tháp và các tƣợng Phật, có thể liên hệ dấu tích của nền tháp với những điều ghi chép trên văn bia về tháp Chiêu Ân cạnh chùa: “tháp báu nắng soi…”!

- Vật liệu kiến trúc: chủ yếu là gạch ngói với kích thƣớc, niên đại khác nhau, có thể nhận diện đƣợc những vật liệu xây dựng đầu tiên (thời Lý) của chùa Linh Xứng và cả vật liệu trùng tu, tu sửa nhiều lần qua các triều đại sau này.

Hiện vật có liên quan đến chùa đƣợc phát hiện với số lƣợng lớn, bao gồm: mảnh tƣợng Phật bằng đá, đất nung, mảnh vỡ của khối tƣợng rồng, mảnh tƣợng ngựa, tƣợng chim, linh thú. Những di vật này không còn nguyên vẹn nhƣng qua đó, có thể khẳng định tính chất của một di tích chùa tháp. Đặc biệt, số hiện vật tƣợng Phật bằng đất nung đã phản ánh mối liên hệ niên đại thời Lý với tƣợng Phật A-di-đà bằng đá ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), đồng thời cho thêm những hiểu biết mới về nghệ thuật điêu khắc Phật thời Lý.

Những di vật có liên quan đến sinh hoạt hàng ngày nhƣ: bình vôi, bát nồi, âu (có men và đồ sành) với nhiều niên đại đã phản ánh đời sống của Phật tử tại chùa trong các giai đoạn khác nhau.

Báo cáo kết quả khai quật di tích chùa Linh Xứng, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa của Viện Khảo cổ học, tại trang 65 khẳng định “chùa Linh Xứng đã đƣợc xây dựng nhƣ nội dung văn bia Ngƣỡng Sơn tự bi minh (văn bia chùa Linh Xứng núi Ngƣỡng Sơn mô tả)”.

Kết quả khai quật phế tích chùa Linh Xứng trên núi Ngƣỡng Sơn ngoài việc bổ sung nhiều tƣ liệu quý trong việc tìm hiểu về kiến trúc chùa Linh Xƣớng, đời sống Phật tử… còn khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa của chùa

68 Linh Xứng do Thái úy Lý Thƣờng Kiệt xây dựng trong hệ thống chùa tháp ở châu thổ sông Mã nói riêng và ở Đại Việt nói chung.

Rõ ràng, vai trò của Thái úy Lý Thƣờng Kiệt với việc phát triển Phật giáo trên đất Thanh đã đƣợc khẳng định qua nhiều hành động, từ việc trùng tu, sửa chữa chùa Hƣơng Nghiêm núi Càn Ni đến xây dựng chùa Linh Xứng, tháp Thánh Ân trên núi Ngƣỡng Sơn. Ở góc độ văn hóa - xã hội, việc Thái úy họ Lý chú trọng phát triển Phật giáo đã có những tác động rất tích cực đến nhu cầu tín ngƣỡng - tâm linh, đời sống tinh thần của nhân dân trong bối cảnh Phật giáo đã trở thành quốc giáo, phù hợp với xu hƣớng chung của đất nƣớc cũng nhƣ chủ trƣơng của vƣơng triều, qua đó góp phần an dân, thúc đẩy phát triển văn hóa - xã hội trên vùng đất Thanh Hóa.

Hệ thống chùa tháp: chùa Linh Xứng, tháp Thánh Ân, chùa Báo Ân, chùa Hƣơng Nghiêm, chùa Trinh Nghiêm, chùa Minh Nghiêm (Đông Sơn), chùa Trang Các (Hà Trung), chùa Thanh Tuyền (Nga Sơn), Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (Hậu Lộc)… đƣợc xây dựng trên vùng đất Thanh Hóa đã góp phần biến vùng đồng bằng châu thổ sông Mã thành một trong những trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong 19 năm trấn trị Thanh Hóa, Thái úy Lý Thƣờng Kiệt đã có những đóng góp nhất định trên nhiều lĩnh vực.

Ông là ngƣời nắm đƣợc cái gốc trị nƣớc, thuật yên dân, biết dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, trong thì sáng suốt, khoan hòa, ngoài thì nhân từ, giản dị, khiêm tốn, sai bảo dân thì ôn hậu nên chính sự ở Thanh Hóa đƣơng thời khá nhàn rỗi.

Với quan niệm: “dân lấy no ấm làm đầu, nƣớc lấy nghề nông làm gốc”, “dĩ nông vi bản”, Lý Thƣờng Kiệt rất quan tâm đến nghề nông. Dƣới sự cai quản của ông, Thanh Hóa không bị mất mùa lớn.

69 Lý Thƣờng Kiệt còn đốc suất thuộc hạ tìm ra nguồn đá quý ở núi Nhồi, tạo điều kiện phát triển nghề đá thủ công ở Thanh Hóa. Sự phát triển của nghề làm đồ đá xứ Thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn sáng tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa - thẩm mỹ, đóng góp đáng kể vào dòng chảy nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trong bối cảnh Phật giáo là quốc giáo, Lý Thƣờng Kiệt đã trực tiếp chỉ đạo tu sửa và xây dựng một số chùa tháp ở Ái Châu. Trong quãng thời gian trấn trị của Lý Thƣờng Kiệt, phật giáo ở Thanh Hóa rất phát triển, góp phần vào sự hƣng thịnh của Phật giáo dân tộc.

70

Chƣơng 3:

Đền thờ và lễ hội đền thờ Lý Thƣờng Kiệt ở Thanh Hóa

Uống nƣớc nhớ nguồn, biết ơn những ngƣời có công với nƣớc, với dân là truyền thống của ngƣời Việt. Di tích và lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng đã trở thành nét đẹp văn hóa, có sức sống lâu bền.

Trong lịch sử, vƣơng triều Lý có nhiều ngƣời đƣợc nhân dân Thanh Hóa biết ơn dƣới hình thức xây đền thờ, tổ chức lễ hội tôn vinh nhƣ: Đào Cam Mộc, đệ nhất công thần khai sáng triều Lý đƣợc hƣơng khói phụng thờ ở quê nhà và một số địa điểm trên đất huyện Yên Định; Tô Hiến Thành, trọng thần hai đời Lý (Lý Anh Tông, Lý Cao Tông), đƣợc thờ phụng tại 72 địa điểm trên đất Thanh Hóa, tập trung ở các huyện Hà Trung, Nga Sơn và vùng ven biển phía bắc tỉnh Thanh Hóa; Lê Phụng Hiểu, danh tƣớng có công lớn trong việc phò vua Lý Thái Thông lên ngôi đƣợc suy tôn là “Phúc thần”, là bậc Thánh (Thánh Bƣng); tên tuổi, sự nghiệp của ông gắn với nhiều đến thờ ở các huyện Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn.

Những đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt trong 19 năm trấn trị Thanh Hóa xứng đáng đƣợc ngƣời dân địa phƣơng ngƣỡng mộ và vinh danh.

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 70)