Từ Băng Sơn đến hƣơng Đa Mi, xã Hoằng Kim cả hai địa danh này đều thuộc huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 49)

46 phong. Thực hộ là số hộ thực đƣợc cấp, những hộ này vẫn cày cấy trên ruộng nhƣng phải nộp tô thuế cho chủ.

Số ruộng thực ấp, thực phong ở Thanh Hóa thời kỳ này nhiều nhất là của Thái úy Lý Thƣờng Kiệt. Vị “Thiên tử nghĩa đệ” của vua Lý Nhân Tông, trông coi trấn Thanh Hóa, quận Cửu Chân, hƣởng thực ấp lên tới một vạn hộ.

Với quan điểm “dân lấy no ấm làm đầu, nƣớc lấy nghề nông làm trọng” [77,358-367] nên trong tƣ cách của ngƣời đứng đầu vùng đất Cửu Chân, Lý Thƣờng Kiệt luôn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, từ giải quyết tranh chấp tƣ liệu sản xuất đến thời vụ, mùa màng. Tài liệu ghi chép về những chính sách và ảnh hƣởng của Lý Thƣờng Kiệt đến nông nghiệp trong thời gian ở trấn Thanh Hóa rất ít ỏi, nhƣng việc ông thân chinh đến giáp Bối Lý xử lý vụ tranh chấp ruộng đất lƣu lại khá đầy đủ trên văn bia chùa Hƣơng Nghiêm, núi Càn Ni.

Giáp Bối Lý xƣa vốn là vùng đất của Bộc xạ Lê Lƣơng, là trung tâm của châu thổ sông Mã: đất đai màu mỡ, thổ nhƣỡng thuận lợi, phù hợp với cây lúa nƣớc nên cho thu hoạch rất cao. Thời kỳ nhà Đinh, dƣới sự cai quản của Tƣớng quốc Bộc xạ Lê Lƣơng (Đô dịch sứ), vùng này không xảy ra tranh chấp ruộng đất. Đến thời Lý, tranh chấp về tƣ liệu sản xuất (ruộng đất, đầm hồ…) giữa giáp Bối Lý và Viên Đàm đã vƣợt qua khuôn khổ của dòng họ, làng xã và ngày càng gay gắt nhƣng chƣa đƣợc phân giải để các bên có thể chấp nhận đƣợc. Lý Thƣờng Kiệt phải thân chính đến tận nơi giải quyết.

Văn bia (chùa Hƣơng Nghiêm) dựng tại làng Phủ Lý, phủ Đông Sơn

(nay thuộc xã Thiệu Trung - Thiệu Hóa) chép: Tân mùi trung, Thiều, Tô nhị

Phò ký lang tấu khất tiên tổ Bộc xạ điền địa khoảnh lý. Đế lý thù Bối-lý giáp hệ Lê công tông tộc. Ư kỳ niên thu, thái úy Lý công đáo nhậm khoảnh điền lập thạch bi, phân điền dữ lưỡng giáp. Tùy thượng đáo A-lôi đàm, bán đàm dữ Bối-lý giáp, bán đàm dữ Viên-đàm giáp.Thái uý trùng báo lưỡng ngạn lưỡng giáp bất hoạch thủ mão lô nhất diệp. Tức sức giao hệ Lê công đệ

47

Dịch nghĩa: “Năm Tân Mùi (1091), có hai chàng Phó kỳ lang họ Thiều

và họ Tô tâu xin lại khoảnh ruộng của tổ tiên họ là quan Bộc xạ. Vua xét lời tâu bèn trả lại, cho thuộc về họ hàng Lê công. Do đó, mùa thu năm ấy, Thái úy Lý công đến tận nơi, cho chuộc ruộng đất, lập bia đá và chia ruộng cho hai giáp. Rồi ông lại tới đầm A Lôi chia một nửa đầm cho giáp Bối Lý, một nửa đầm cho giáp Viên Đàm. Thái úy còn truyền bảo lần nữa cho hai giáp biết, không được lấy một lá lau, một ngọn cỏ ở hai bên bờ đầm. Ngay tại lúc đó lại giao về cho dòng dõi nhà Lê”.

Từ thông tin ở văn bia chùa Hƣơng Nghiêm có thể thấy cách giải quyết tranh chấp (còn dựng bia đá để ghi lại sự việc tránh những xung đột về sau) của Thái úy rất minh bạch, cụ thể, các bên đều chấp nhận. Sự việc này đƣợc

Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại và gần nhƣ là sự kiện duy nhất phản ánh về đóng góp của Lý Thƣờng Kiệt trong 19 năm trấn trị ở Thanh Hóa.

Đồng bằng châu thổ sông Mã có nhiều ô trũng. Hệ thống đê sông cái (sông Mã), sông con chƣa hoàn chỉnh nên việc việc trị thủy rất quan trọng. Việc xây dựng hệ thống đê ở Thanh Hóa đã đƣợc ngƣời dân địa phƣơng “thần thánh hóa” qua nhiều huyền thoại. Lịch sử Thanh Hóa (tập II) cho biết: thời Lý, từ vùng cao (Cẩm Thủy) đến vùng ven biển (Hậu Lộc) đã phổ biến tín ngƣỡng thờ thần giúp dân đắp đê chống lụt: làng Hữu Bộc, xã Đông Ninh (huyện Đông Sơn) và một số địa phƣơng thuộc các huyện Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thiệu Yên (cũ) đã thờ “Long yên tôn thần” - thần có công giúp dân đắp đê [3,125]; làng Ngọc Quang, xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân thờ thần giúp dân làng chống lũ lụt…

Bỏ qua những yếu tố thần thoại, sản xuất nông nghiệp truyền thống ở Thanh Hóa thời Lý (cũng nhƣ các địa phƣơng khác) hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Bởi vậy, việc gieo trồng đúng thời vụ là một trong những yếu tố hàng đầu. Những ghi chép về Lý Thƣờng Kiệt với sản xuất nông nghiệp ở vùng đất Thanh Hóa khá tản mát song có thể nhận thấy, dƣới sự cai quản của ông, nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp của ngƣời dân

48

luôn nhận đƣợc sự quan tâm sát sao. “Thái úy biết dân lấy no ấm làm đầu,

nước lấy nghề nông làm gốc cho nên không để lỡ thời vụ” (văn bia chùa Linh

Xứng). Lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam dƣờng nhƣ mới đề cao hành

động “cày tịch điền” của các hoàng đế (mang tính hình thức, động viên) mà chƣa có những nhìn nhận xác đáng về hành động quan tâm tới thời vụ của một vị Tổng trấn.

Phải chăng, chính vì biết rõ “dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc” nên dƣới sự cai quản của Tổng trấn họ Lý, Thanh Hóa “không bị mất mùa lớn” (Lịch sử Thanh Hóa, tập II [3,121])?.

2. 3. 3. Thái úy Lý Thường Kiệt với nghề thủ công.

Trong gần hai thập kỷ “biệt phái” ở Thanh Hóa, cùng với việc mở mang, phát triển nông nghiệp, Tổng trấn Lý Thƣờng Kiệt còn chú ý đến việc phát triển nghề thủ công. Ông đã cho ngƣời tìm kiếm những mỏ đá quý, tạo điều kiện phát triển nghề chế tác đồ đá phục vụ đời sống xã hội lúc bấy giờ.

Thanh Hóa thời Lý là một trong những địa phƣơng có nghề thủ công khá phát triển. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống ở xứ Thanh đều khẳng định: đây là vùng đất có nhiều nghề và nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Trong số những nghề thủ công thịnh hành và phát triển ở Thanh Hóa, nổi trội hơn cả là các nghề làm đồ gốm, đúc đồng, dệt và chế tác đồ đá.

Nghề đúc đồng ở Kẻ Chè, làng Trà Đông (Trà Đúc) thuộc giáp Bối Lý, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là một trong những nghề nổi tiếng có bề dày lịch sử do đƣợc “thừa kế” kỹ nghệ đúc đồng của ngƣời Đông Sơn xƣa. Tƣơng truyền rằng, nghề đúc đồng ở Bối Lý - Kẻ Chè đã có từ thời Tiền Lê, đƣợc duy trì và phát triển rất mạnh dƣới thời Lý. Nghề đúc đồng đã tạo cho Kẻ Chè một thị trƣờng mua bán, trao đổi tấp nập:

Chợ Chè một tháng sáu phiên

Phường buôn, phường bán khắp miền về đây Cảnh chợ buôn bán vui thay

49

Tiếng đồn Trà Đúc xưa nay vẫn truyền

Nghề làm đồ gốm có lịch sử rất lâu đời ở châu thổ sông Mã. Đến thời Lý, kỹ thuật làm đồ gốm sứ ở Thanh Hóa đã đạt đến đỉnh cao. Đồ gốm có niên đại thời Lý đã đƣợc phát hiện trong các làng cổ, tập trung ở trung tâm sở lỵ Duy Tinh. Qua hệ thống hiện vật đƣợc trƣng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, có thể khẳng định: đây là một trong những trung tâm sản xuất gốm của cả nƣớc.

Đôi bờ sông Mã, sông Chu với các bãi bồi rộng lớn, phù sa màu mỡ rất thích hợp với cây bông, tạo điều kiện cho việc hình thành, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm - yếu tố quan trọng để dệt vải trở thành một trong những nghề thủ công nổi tiếng ở đất Cửu Chân xƣa. Trên đôi bờ sông Mã đã hình thành những làng dệt nổi tiếng ở Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân… Sản phẩm đƣợc dệt từ sợi bông, tơ tằm rất đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng.

Theo các nguồn sử liệu, Thanh Hóa là địa phƣơng có nghề làm đồ đá rất lâu đời. Từ sơ kỳ Thời đại Kim khí, ở khu vực Đông Khối (nay thuộc thành phố Thanh Hóa) đã hình thành một công xƣởng lớn. Sản phẩm là những công cụ sản xuất bằng đá đƣợc chế tác tại chỗ, góp phần quan trọng vào việc khai phá châu thổ sông Mã buổi đầu thời đại đồ đồng. Trong giai đoạn giao giao thoa văn hóa Đông Sơn với văn hóa Hán, tại khu vực Đông Lĩnh (huyện Đông Sơn) đã hình thành một công xƣởng chế tác khuyên tai đá. Căn cứ vào các sản phẩm, quy trình sản xuất, có thể nhận thấy, Đông Lĩnh là công xƣởng chế tác đồ trang sức hoàn chỉnh. Các kỹ thuật mài, cƣa, đánh bóng đƣợc thực hiện với trình độ rất cao. Sản phẩm chế tác từ công xƣởng Đông Lĩnh không chỉ phổ biến rộng rãi trên địa bàn của chủ nhân văn hóa Đông Sơn mà còn hiện diện ở một số khu vực thuộc châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Lam.

Thanh Hóa có nhiều núi đá. Ngay tại trung tâm châu thổ sông Mã, nguồn nguyên liệu này cũng rất phong phú với nhiều chất liệu khác nhau, song không phải bất cứ loại đá nào cũng có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nghề đục đá bởi sản phẩm của nghề khá đa dạng: các loại khí cụ, công cụ và

50 đồ dân dụng. Từ thực tế đời sống đến những đòi hỏi về công dụng, độ bền sản phẩm đã đặt ra những yêu cầu hết sức khắt khe về chất liệu.

Lý Thƣờng Kiệt không phải “ông tổ” của làng nghề, cũng không trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất nhƣng ông có vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển nghề đục đá xứ Thanh qua việc tìm ra nguồn nguyên liệu ở khu vực núi Nhồi huyện Đông Sơn - Thanh Hóa [25,76-83].

Núi Nhồi nằm trong hệ thống núi đá vôi giữa đồng bằng thuộc huyện Đông Sơn và các huyện cận kề. Phía Tây - Bắc núi Nhồi là núi là một đỉnh khác có tên gọi là Chồng Mâm, phía Nam giáp núi Quảng Nạp (tên nôm là núi Nấp). Làng Nhồi ở phía Đông núi. Núi Nhồi còn gọi là núi Khế hay núi Nhuệ (Nhuệ sơn) cao khoảng 100m, chu vi hơn 4.000m, mang dáng dấp một con voi đang nằm chầu. Núi Nhồi không cao lắm nhƣng là một trong những

danh thắng của xứ Thanh1. Nhuệ sơn càng huyền ảo và thơ mộng hơn trong

tâm thức văn hóa dân gian với huyền thoại về nàng Vọng phu trên đỉnh núi. Việc phát hiện “mỏ đá” trong hệ thống núi đá vôi ở xứ Thanh là công việc không đơn giản, bởi nếu chỉ căn cứ vào màu sắc, kết cấu mạch các lớp đá thì đá núi Nhồi không có nhiều sự khác biệt so với những núi đá vôi khác.

Văn bia chùa Báo Ân, dƣới chân núi Nhồi (tên chữ là An Hoạch) đƣợc tạo dựng cách đây gần nghìn năm đã xác nhận chính Lý Thƣờng Kiệt là ngƣời phát hiện ra mỏ đá quý ở đây.

Bia chùa Báo Ân cao 170cm, rộng 105cm, trang trí dây leo, hình rồng uốn lƣợn thể hiện phong cách rồng thời Lý. Nội dung văn bia cho biết: Chính huyện Tây nam hữu sơn, cao nhi thả đại, danh An-hoạch. Sở sản mỹ thạch. Kỳ thạch công gia chi quí vật. Oánh oánh sắc như lam ngọc; thanh thanh chất nghĩ sinh yên. Nhiên hậu tạc nhi vi khí. Kỳ khí dã, tạc vi hưởng khánh, khấu sứ nhi vạn lý lưu âm; dụng tác minh bi, di văn nhi thiên linh cái cố. Thị

1

Núi Nhồi đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin - nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích nghệ thuật thắng cảnh cấp quốc gia tại Quyết định số 983/VH-QĐ ngày 8/4/1992.

51

tắc Thái uý Lý công chỉ sai thị giả Giáp thủ Vũ Thừa Thao nhất danh, lĩnh Cửu-chân hương nhân dã, sưu kỳ sơn, thái kỳ thạch, thập hữu cửu niên

[77,307-315].

Dịch nghĩa: “Ở phía Tây - Nam huyện (tức huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc phƣờng An Hoạch, thành phố Thanh Hóa), có một quả núi lớn và cao gọi là núi An Hoạch, sản xuất nhiều đá đẹp, đó là sản vật quý giá của mọi ngƣời. Sắc óng ánh nhƣ ngọc lam, chất biếc xanh nhƣ khói nhạt. Sau này đục đá làm khí cụ, ví nhƣ đẽo thành khánh, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm; dùng làm bia, văn chƣơng để lại thì còn mãi nghìn đời. Thế là Thái úy Lý công sai một Thị giả là Giáp thủ Vũ Thừa Thao suất lĩnh ngƣời hƣơng Cửu-chân, dò núi tìm đá trong mƣời chín năm”.

Đời sau đã có thơ ca ngợi đá núi Nhồi (không rõ tác giả):

Hoạch Sơn loại đá kêu vang Sắc xanh màu biếc mịn màng đẹp tươi

Gõ lên sang sảng bên tai

Tuyệt nhiên không chút trần ai lạc vần Mới hay sản quý vô ngần

Dù kim dù cổ cũng gần như nhau.

Theo lời truyền văn, làng Nhồi (Nhuệ Thôn) vốn là làng nông nghiệp đƣợc hình thành từ rất sớm. Không rõ nghề đục đá làng Nhồi có tự bao giờ, chỉ biết sau khi mỏ đá “sắc óng ánh nhƣ ngọc lam, chất biếc xanh nhƣ khói nhạt” đƣợc phát hiện, nghề đục đá càng có điều kiện phát triển. Thời gian đầu, ngƣời dân chỉ tập trung chế tác các sản phẩm đơn giản, phục vụ đời sống thƣờng ngày. Sau này, Nhuệ Thôn dần trở thành làng nghề, sản phẩm chế tác đã mang tính chất hàng hóa.

Thời Lý, các công trình chùa tháp đƣợc kiến tạo ở nhiều nơi. Nhu cầu xây dựng lớn đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu chắc, khỏe, độ cứng cao, có độ bền. Ngƣời dân làng Nhồi đã thoát khỏi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tiến hành chế tác, sản xuất những vật liệu xây dựng cỡ lớn, mang tính “đặc thù” nhƣ: cột đá,

52 đá kê chân cột, đá xây thềm… ; các loại đồ đá có liên quan đến tín ngƣỡng: bát hƣơng, đế đèn, bệ đặt tƣợng… ; các loại bia, khánh lƣu danh muôn đời.

Thời gian đầu, ngƣời làng Nhồi vừa sản xuất nông nghiệp vừa chế tác đồ đá. Về sau, do nhu cầu sử dụng đồ đá ngày càng tăng lên, đã kéo theo sự tăng trƣởng về số lƣợng các hộ tham gia nghề chế tác đồ đá. Trình độ và tay nghề của ngƣời dân từ chỗ chỉ làm các thao tác đơn giản đã đƣợc nâng cao thành những thợ đá, có khả năng sáng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật. “Đến cuối thời Lý, nghề đục đá ở núi Nhồi đã phát triển, nghệ thuật chạm khác đá đã gửi lại cùng thời gian nhiều tác phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật” [24].

Điểm đặc biệt của nghề gia công, chế tác đá là nó gắn liền với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Bởi vậy, trên đất Thanh Hóa, làng Nhồi là nơi duy nhất có nghề thủ công đục đá, chế tác đồ đá. Để khai thác nguyên liệu, ngƣời thợ đá phải tiến hành khảo sát kỹ lƣỡng các vỉa đá, tách bóc lớp vỏ ngoài bị phong hóa, bỏ các phần đá có tạp chất, tránh các vết đá nứt tự nhiên rồi mới đƣa vào sử dụng. Theo thống kê, đá núi Nhồi đƣợc khai thác và sử dụng chủ yếu vào các công việc sau:

- Đá phục vụ việc xây dựng: đƣợc sử dụng cho các kiến trúc cột nhà,

chân tảng, đá tảng, đá bó nền.

- Đá làm đồ thờ tự ở các công trình tôn giáo, tín ngƣỡng chủ yếu là: sập thờ, bát hƣơng, chân đèn, bệ đặt tƣợng…

- Sử dụng làm bia, khánh: nhƣ đã nói, đá núi Nhồi với chất liệu đặc

biệt “làm khí cụ, ví nhƣ đẽo thành khánh thì tiếng ngân muôn dặm, dùng làm bia, văn chƣơng để lại thì còn mãi muôn đời”. Sau này, khi xây lăng Tự Đức, ngƣời ta đã sử dụng đá núi Nhồi để tạc tấm bia đồ sộ, có chiều cao 4m, chiều rộng 2m, dày 0,5m, nặng tới hàng chục tấn.

- Đá núi Nhồi còn đƣợc sử dụng rộng rãi để chế tác các đồ dân dụng.

53 đựng nƣớc… sau đó, theo nhu cầu của đời sống nhân dân, sản phẩm từ đá Nhồi ngày càng đa dạng về loại hình, kích thƣớc.

Do điều kiện tự nhiên, môi trƣờng thuận lợi và nhu cầu xã hội nên “nghề đục đá ở núi Nhồi ngày càng phát triển, thành thƣơng hiệu có uy tín suốt thời quân chủ” [24]. Ngay thời Lý, sản phẩm của nghề chế tác đồ đá ở làng Nhồi đã hiện diện ở nhiều nơi trên vùng đất Thanh Hóa nhƣng tập trung nhiều nhất là ở những công trình chùa, tháp. Trong đó, đáng kể nhất là chùa

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)