43 Nhận định về Lý Thƣờng Kiệt đƣợc ghi chép khá sơ lƣợc trong văn bia chùa Linh Xứng: Công nội thụ khoan minh; ngoại thi giản huệ. Di phong dịch tục; hà đạn cần lao. Kiệm dĩ tòng sự, duyệt dĩ sử dân, dân sở lại chí. Khoan năng tế chúng, nhân, nhi ái nhân, nhân sở kính chi. Uy nhi tiêm ác, chính dĩ quyết ngục, ngục vô lạm chi. Thực tắc dân thiên, bang bản nông vụ, vụ bất thất chi. Thiện nhi bất phạt, dưỡng cập dã lão, lão tất an chi. Như thử chi đạo, tắc khả vị ly dân chi bản, an dân chi thuật, mỹ tại tư hỹ. Nhi công tam triều bật chính kiêm ngự định biên loạn, u kỳ sổ niên nhi bát phương ninh bật, kỳ công thịnh hỹ [77,358-367].
Dịch nghĩa: “Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ, giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nhân dân đƣợc nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi ngƣời, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy no ấm làm đầu, nƣớc lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dƣỡng cả đến ngƣời già ở nơi thôn dã, cho nên ngƣời già nhờ đó mà đƣợc an thân. Phép tắc nhƣ vậy có thể gọi là cái gốc trị nƣớc, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả”.
Đáng nói là Văn bia chùa Linh Xứng đƣợc khắc sau khi Thái úy họ Lý qua đời chỉ 23 năm nên có thể xem đây là quan điểm của ngƣời đƣơng thời về “cái đạo trị nƣớc, cái thuật yên dân” của Lý Thƣờng Kiệt.
Văn bia chùa Báo Ân (núi An Hoạch) cũng khẳng định Lý Thƣờng Kiệt là ngƣời có tiết tháo, đƣợc dân quy phục: Thực tiễn tiết tháo, dân tựu yên chiến chiến nhi nhược lý khinh băng; khác cần đặc doanh, kỷ thanh yên, căng căng nhi loại thừa hủ sách. Tự tỉnh viết: lượng khí vi nhi tài trọng, bản trí tiểu nhi mưu đại [84,307-315].
Dịch nghĩa: “Tiết tháo đƣợc thể nghiệm nên dân quy phục, vậy mà vẫn luôn luôn dè dặt nhƣ đi trên băng mỏng; chăm lo đầy đủ khiến mình trong
44 sạch, thế nhƣng vẫn băn khoăn nhƣ ngƣời cƣỡi ngựa nắm dây cƣơng sờn. Tự xét mình rằng: lƣợng khí nhỏ mà quyết đoán việc quan trọng, tài trí hèn mà gánh vác việc lớn lao”.
2.3. 2 Lý Thường Kiệt với sản xuất nông nghiệp
Qua các nguồn sử liệu, có thể khẳng định: các vua nhà Lý đã dành nhiều sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp thông qua các chính sách, hành động: vua thân chinh cày tịch điền, triều đình tổ chức đào sông chống lũ, tiêu nƣớc; cấm giết trâu, bò; thƣởng ruộng cho ngƣời có công…
Châu thổ sông Mã thời kỳ Đại Việt là vựa lúa thứ hai sau châu thổ sông Hồng. Đồng bằng do phù sa sông Mã bồi đắp sớm đƣợc kiến tạo và khai phá. Từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn phát triển đến giai đoạn các vua Hùng dựng nƣớc Văn Lang, vùng đã trở thành một trong những trung tâm của đất nƣớc. Sau “đêm dài Bắc thuộc”, châu thổ sông Mã đƣợc mở rộng, kinh tế sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống càng có điều kiện phát triển. Nông nghiệp truyền thống của vùng phản ánh “mẫu số” chung của nông nghiệp thời Lý song cũng có những nét riêng.
Ngay từ thời Đinh - Tiền Lê, trên đồng bằng châu thổ sông Mã đã xuất hiện những hào trƣởng, châu mục có thế lực. Đến thời Lý, tác động của chính quyền Trung ƣơng đã hạn chế dần vị thế của các hào trƣởng địa phƣơng. Tuy nhiên, vị thế của hào trƣởng, châu mục vẫn còn rất lớn. Vùng đã hình thành những làng xã có quy mô lớn là đất thực phong, thực ấp. Thời Lý, vùng tồn tại các loại ruộng sau:
- Ruộng công do triều đình quản lý và ruộng công làng xã: có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, đƣợc quản lý và sử dụng theo “lệ làng”. Loại ruộng này nhiều hay ít tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phƣơng. Nhìn chung, trong điều kiện dân số và đất đai đƣơng thời, có thể thấy, ở châu thổ sông Mã, ruộng công khá phổ biến với số lƣợng lớn.
- Ruộng tƣ của dân và quan lại: là loại ruộng của tƣ nhân do cá nhân khai phá hoặc chuyển nhƣợng đƣợc làng xã thừa nhận, có quyền thế tập
45 “ruộng cha con cày”. Thời kỳ này, châu thổ sông Mã vẫn trong quá trình khai phá nên ruộng tƣ có xu thế tăng nhanh ở các làng xã.
Quá trình thâu tóm ruộng đất của các hào trƣởng, châu mục khiến họ sở hữu trong tay lƣợng tƣ liệu sản xuất rất lớn. Một bộ phận không nhỏ ngƣời dân không có ruộng đã phải làm thuê và trở thành dân binh, phục vụ các hào mục. Con số hàng nghìn nghĩa sĩ, “con nuôi” các hào trƣởng có thể là những dân binh đó.
- Ruộng chùa: ruộng do nhà chùa quản lý. Loại ruộng này ban đầu chỉ là những phần đất xung quanh các ngôi cổ tự đƣợc sử dụng để phục vụ nhà chùa. Về sau, diện tích ruộng chùa tăng nhanh, nhất là những nơi có chùa lớn (chủ yếu do dân cúng ruộng cho nhà chùa, một số chùa đã lập bia ghi việc hiến ruộng của các Phật tử). Nhiều nơi, ruộng chùa liền khoảnh tạo nên những “cánh đồng chùa”. Phần lớn ruộng chùa là loại ruộng tốt “nhất đẳng điền”, không sợ bị hạn hán, lũ lụt đe dọa. Thời Lý, do Phật giáo phát triển rộng khắp, trở thành quốc giáo, nhiều ông hoàng, bà chúa cũng cúng ruộng cho chùa nên ruộng chùa thời kỳ này rất thịnh hành với diện tích lớn. Theo Lịch sử Thanh Hóa tập I, thì trên Văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (xã Văn Lộc - Hậu Lộc) có ghi danh sách những ngƣời cúng ruộng cho chùa [3,121].
- Ruộng lộc: không phải do cá nhân khai hoang, “vỡ đất” mà là “lộc” của vua ban thƣởng. Ở Ái châu, loại ruộng này khá lớn mà tiêu biểu là “Thác đao điền” của Lê Phụng Hiểu. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết “thác đao điền” của Lê Phụng Hiểu có chiều dài lên tới hơn 10 dặm (không rõ rộng bao nhiêu?). Theo khảo sát của chúng tôi thì từ đỉnh Băng Sơn, quê nhà Lê Phụng
Hiểu, nơi ông đứng ném đao đến điểm đao rơi dài khoảng hơn 10 km1
.
- Chế độ thực ấp - thực phong: chế độ phân phong ruộng đất thời Lý còn gọi là chế độ thực ấp theo hình thức cấp ruộng đất; nông dân sinh sống và cày ruộng trên mảnh đất đó phải nộp tô thuế và lao dịch cho ngƣời đƣợc phân
1 Từ Băng Sơn đến hƣơng Đa Mi, xã Hoằng Kim - cả hai địa danh này đều thuộc huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa.