1 2 Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Hà Ngọc, huyện HàTrung

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 76 - 80)

Đền thờ Thái úy Lý Thƣờng Kiệt đƣợc xây dựng tại ấp Đại Lý, quận Cửu Chân, trấn Thanh Hóa; nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tác giả Các vị thần thờ ở xứ Thanh cho biết: ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có đền thờ Lý Đại vƣơng, thờ Lý Thƣờng

Kiệt [38,148]. Theo Đại Nam nhất thống chí thì: “Đền Lý Thái úy ở xã Ngọ

Xá, huyện Vĩnh Lộc (trƣớc năm 1939 vùng đất này thuộc huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa, nay thuộc huyện HàTrung). Thần họ Lý, húy Thƣờng Kiệt, ngƣời phƣờng Thái Hòa, thành Thăng Long, làm quan đời Lý Thánh Tông, từng kinh lý các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, dựng chùa Linh Xứng ở núi Ngƣỡng Sơn xã này, sau dân nhớ ơn đức lập đền thờ” [51,291].

Đền tọa lạc ở chân núi Ngƣỡng Sơn, cạnh sông Lèn. Địa danh Ngƣỡng Sơn gắn với đền, với chùa Linh Xứng song từ khi đền thờ Lý Thƣờng Kiệt đƣợc xây dựng, Ngƣỡng Sơn gắn liền với đền thờ vị Thái úy họ Lý mà nhân dân địa phƣơng vẫn gọi là “miếu Ngƣỡng Sơn”. Phía trên đền thờ là chùa Linh Xứng, tháp Báo Ân. Vị trí đền có lẽ là địa điểm xây nhà Thọ đƣờng sau khi xây chùa Báo Ân?

Xung quanh đền thờ có khá nhiều cổ tự đƣợc tạo dựng từ thời Lý. Phía Bắc là chùa Long Cảm trên núi Ốc, nay thuộc xã Hà Phong, đƣợc xây dựng vào năm Thuận Thiên thứ 11, đời vua Lý Thái Tổ (năm 1030). Phía Đông, thuộc xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn là chùa Thanh Tuyền và chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thuộc sở lỵ trấn Thanh Hóa xƣa. Các cổ tự thời Lý châu tuần trên đôi bờ sông Lèn đã tạo thành một trung tâm Phật giáo vùng đồng bằng phía Bắc châu thổ sông Mã.

73 Về tên gọi, các tài liệu thành văn đều thống nhất gọi là đền thờ Lý Thƣờng Kiệt.

Trong văn bia ở đền thờ Lý Thƣờng Kiệt, học giả Nhữ Bá Sỹ gọi là “miếu Ngƣỡng Sơn”; có lẽ tác giả gọi tên theo dân gian: miếu thờ ở núi Ngƣỡng Sơn. Trên bức đại tự, treo ở xà ngang gian chính giữa đền có khắc ba chữ “Ngưỡng Sơn từ”. Ngoài cổng đền (nghi môn) có đắp nổi ba chữ“Lý Đại vương”. Tƣ liệu khảo sát thực địa của chúng tôi ghi nhận: nhân dân địa phƣơng tránh tên tục của ngƣời đƣợc thờ tự nên gọi là “Đền thờ Lý Thái úy”,

“Đền thờ Lý Đại vƣơng” hoặc Đền Thánh Lý.

Đền xây theo hƣớng Nam, trong khi dòng chảy sông Lèn từ Tây sang Đông - thuận theo tầm nhìn phong thủy truyền thống ở xứ Thanh. Đƣơng thời, các di tích: chùa Linh Xứng, tháp Chiêu Ân, chùa Thánh Ân, đền thờ Thái úy Lý Thƣờng Kiệt, đền thờ Thƣờng Hiến bên bờ Nam sông Lèn đã biến khu vực này trở thành nơi tập trung các di tích Phật giáo, tín ngƣỡng, là điểm thu hút Phật tử khu vực châu thổ sông Mã, sông Lam và kinh đô Thăng Long. Trƣớc kia, đền thờ Lý Thƣờng Kiệt là một quần thể kiến trúc gồm: Nghi môn, sân, tiền đƣờng, cột nanh, hai tòa Tả vu và Hữu vu, hệ thống cây xanh trong một không gian văn đậm tính nhân văn. Sau gần nghìn năm dâu bể, qua nhiều lần trùng tu, đến nay, một số công trình kiến trúc đã có sự thay đổi: hai tòa Tả vu - Hữu vu đã biến mất chỉ còn lại nhà Tiền đƣờng và Nghi môn.

Tiền đƣờng đƣợc trùng tu dƣới triều nhà Nguyễn, năm Gia Long thứ mƣời ba (năm 1814). Tiền đƣờng dài 13,55m; rộng 6,8m, kết cấu 3 gian 2 chái gồm 12 cột cái và 12 cột con.

Chân tảng đỡ cột đƣợc chế tạo ở làng nghề đục đá dƣới chân núi Nhồi, có hình vuông, không trang trí hoa văn.

Cột cái lớn, đƣờng kính 400mm, đƣờng kính cột con là 300mm, tất cả đều bằng gỗ lim. Vì kèo đƣợc thiết kế theo kiểu “giá chiêng, chồng giƣờng, kẻ bẩy”. Kết cấu vì kèo này rất thông dụng trong các kiến trúc đền, chùa thời Nguyễn ở xứ Thanh. Các bức chạm, khắc đƣợc thể hiện ở “cốn mê”, “ván

74 nong”, kẻ bẩy, các con rƣờng, trên xà ngang (phía trên cửa) với các mô típ: long - ly - quy - phƣợng, đƣợc nghệ nhân thể hiện cực khéo với những đƣờng nét tinh xảo. Các mô típ hoa văn truyền thống bố cục hài hòa, cân đối, đan xen vào nhau trong một phạm vi chật hẹp, “gò bó”. Đặc biệt, mô típ rồng thể hiện rõ đặc trƣng rồng thời Nguyễn trong nghệ thuật chạm khắc dân gian.

Bức chạm “hổ phù” ở gian giữa Tiền đƣờng và hai gian: trái - phải là những mảng chạm khắc tinh vi, khéo léo mang phong cách dân gian thời Lê. Các khối chạm khắc “tứ linh” vừa mang phong cách thực vừa mang tính ƣớc lệ - điển hình cho nghệ thuật chạm khắc gỗ thời Nguyễn.

Hậu cung là nơi đặt ngai và bài vị của Lý Thƣờng Kiệt. Đƣợc biết, bài vị và ngai hiện tại đƣợc làm mới do di vật cũ đã thất lạc.

Tại gian chính đền thờ, ở vị trí trang trọng nhất có bức đại tự cỡ lớn với ba chữ Hán “Ngƣỡng Sơn từ”.

Nội thất có hƣơng án đặt các đồ thờ phổ biến.

Tiền đƣờng có 3 cửa chính và 2 cửa phụ - loại cửa bức bàn kiểu cũ phổ biến ở xứ Thanh, tạo đƣợc sự thoáng đãng cho một không gian thiêng.

Các đồ thờ tự, tế khí hiện tại đƣợc phục chế theo kiểu cũ, cũng “sơn son thếp vàng”.

Gạch xây đền thờ chủ yếu là gạch chữ nhật sắc đỏ sẫm, nung đều. Kích cỡ gạch không đều, phản ánh sự tham góp vật liệu xây dựng của nhiều thời. Khảo sát lớp gạch gần chân móng đầu hồi phía Tây, có thể nhận thấy đây là vật liệu xây dựng từ thời Lý. Điều này chứng tỏ nhiều khả năng đền cũ đƣợc xây dựng vào thời Lý.

Trên Thƣợng lƣơng có ghi dòng chữ “Hoàng triều Gia Long thập tam niên tuế thứ Giáp Tuất tam nguyệt nhị thập nhi nguyệt, thôi trụ Thƣợng lƣơng” - niên đại trùng tu lần đầu của triều Nguyễn, tức năm Giáp Tuất, niên hiệu Gia Long thứ 13: 1814.

Phía trƣớc của hai đầu đốc tiền đƣờng là hai cột nanh đội sen đƣợc nối với đầu đốc hai đoạn tƣờng ngắn tạo sự bề thế, trang nghiêm.

75 Trƣớc nhà Tiền đƣờng là hai lớp sân rộng: một lớp thấp, một lớp cao theo sƣờn dốc Ngƣỡng Sơn.

Nghi môn đƣợc xây dựng hai tầng.

Phía trƣớc cột nanh và đầu hồi bên trái là tấm bia cao 1,1m; rộng 0,6m, bia có niên đại thời Nguyễn, đƣợc dựng trong lần trùng tu đền, do học giả Nhữ Bá Sỹ soạn. Đây là một nguồn tài liệu quý cung cấp nhiều thông tin liên quan đến Lý Thƣờng Kiệt:

Tự Đức năm thứ 13 ngày 29 tháng 8

Miếu Ngưỡng Sơn ở làng Ngọ Xá, tổng Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa do ba làng Bùi, Đồ, Yên Phú phụng thờ.

Thái úy người phường Thái Hòa hữu bạn thành Thăng Long, họ Lý, tên Thường Kiệt, còn gọi là Tuấn, tự Thường Kiệt hoặc khi xuất thân lấy tên tự để gọi…

Lớn lên ông Đức khuyên lấy cháu là Tạ Thuần Khanh. Ông lo học đạo Tôn Ngô, đêm đọc sách, ngày luyện cung mã đến các phép xây doanh trại, bày trận địa đều tinh thông cả. Ông Đức còn khuyên học chữ nho, ông ngày đêm miệt mài học tập, rèn luyện ý chí để mong giúp nước…

Năm thứ ba niên hiệu Lý Thái Tông, ông được vời vào cung, vào ngạch thị vệ để hầu cận vua, tiếp đến được cử vào Hoàng môn sảnh giữ chức Hoàng môn chi hậu, rồi chuyển lên chức nội thị… đô tri, ông coi đây là sự hiển minh trong quan lộ để vinh thân vậy…

Ở phía nam, bọn man di xúi dân làm rối loạn, vua biết ông là người thông minh, siêng năng, cẩn thận, khoan hồng bèn giao cho ông làm kinh phòng sứ vào Thanh Hóa, Nghệ An… Nhận lệnh vua, ông vào đến nơi bình tĩnh không dùng binh lực, lấy việc phủ dụ là chính. Ông phủ dụ dân khéo léo nên tất cả 5 châu, 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục và được yên ổn…

Vua quý công lớn, phong ông thiên tử nghĩa đệ (em vua) và cử ông vào Ái châu, quận Cửu Chân, trấn Thanh Hóa trông coi việc quân và hưởng lộc vạn hộ ở Việt Thường. Nhân khi nhàn việc công, ông qua núi Ngưỡng Sơn,

76

yêu cảnh đẹp, ông xây dựng chùa Linh Xứng và Thọ Thân đường ở núi tráng lệ này…

Tháng 6 năm Ất Dậu (1105) - năm thứ 5 niên hiệu Long Phù, đời vua Lý Nhân Tông, ông tạ thế, thọ 78 tuổi1, táng ở xã An Lạc, huyện Kim Động.

Ông là một tướng tài nhiều mưu lược, phụng thờ ba triều Lý, công lao to lớn, nổi bật trong hàng tả hữu quan tướng trong triều, vua nhớ công lớn mà tặng ông chức: suy thành hiệp mưu, bảo tiết thủ chính, tả lý dực đới công thần nhập nội điện đa trì, kiêm hiệu Thái úy bình chương sự, Việt quốc công, thực ấp vạn hộ, thực phong tứ thiên hộ, đặt tên húy là Mục Yên, đồng thời phong chức cho Thường Hiến.

Đến đời vua Lý Anh Tông năm đầu niên hiệu Thiệu Minh (1138 - 1175) sức cho các quan trấn sứ lập đền thờ giao cho hai tổng Hoàng Xá và Ngọ Xá phụng thờ mãi mãi là đền quốc tế, về sau các kỳ đảo đều có linh ứng.

Đến đầu đời Trung hưng nhà Trần (1285 - 1293), năm thứ nhất có sắc phong Trung Phụ, năm thứ 4 gia phong Dũng Vũ.

Năm thứ 21 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long (1293 - 1314) tấn phong Uy thắng đại vương. Tiếp đó, đến nay là Phúc thần, qua các kỳ đại, các vua đều tặng ông đến 258 mỹ tự (chữ vàng).

Qua mưa nắng lâu ngày, đền thờ có xuống cấp bị hư hỏng lại thêm tổng Hoàng Xá không chịu theo phép nước, bỏ phụng thờ, năm đầu Lê Trung hưng, nghĩ đến công phù Lê diệt Mạc bèn chỉ thị cho dân xã Ngọ Xá tu sửa lại đền. Nhà vua còn cấp thêm 20 đạo lệ hàng ngày lo việc tế lễ và 18 sái phu. Đền vẫn giữ cấp quốc tế như cũ.

Việc tế lễ trong thời gian có bị phai mờ, nhưng thần tích còn liệt kê các kỳ tế lễ như sau: hàng tổng chỉ có đảo vũ mới mở hội tế ở đền này, hàng xã có 7 làng, mỗi năm tế vào ngày 25 tháng giêng, hàng binh thì mỗi năm xuân - thu nhị kỳ, còn các tế lễ khác giao cho ba làng thờ tự.

Một phần của tài liệu Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)