Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin số liệu thống kê và công tác dự báo:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 115)

tác dự báo:

Thực tế trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một số nỗ lực đổi mới hệ thống chỉ tiêu kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực đổi mới này dường như mới chỉ thiên theo hướng nâng cao tính khả thi và mức độ sẵn có của số liệu, chứ chưa thực sự bổ sung nhiều chỉ số có ý nghĩa đối với quá trình dự báo nói chung, và dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong ngắn hạn. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng hơn đến đổi mới hệ thống thống kê và công bố thông tin, nâng cao năng lực dự báo.

Để công tác dự báo được thực hiện hiệu quả, cơ quan chịu trách nhiệm cần quan tâm đến việc nâng cao khả năng đóng góp của chính công tác này vào quá trình hoạch định chính sách, cụ thể là:

Thứ nhất, các cơ quan thực hiện dự báo cần chủ động thiết lập và củng cố mối quan hệ với các đối tượng sử dụng kết quả dự báo trên cơ sở cân bằng nhu cầu và khả năng cung cấp. Muốn vậy, các cơ quan này một mặt phải tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng tiềm năng sử dụng dự báo. Chẳng hạn, các nhu cầu cần tìm hiểu liên quan đến những chỉ tiêu kinh tế cần dự báo, tính kịp thời của các dự báo, tần suất dự báo, và thậm chí là cả mức sai số dự báo chấp nhận được. Mặt khác, các cơ quan này phải nâng cao năng lực để có thể đáp ứng được nhu cầu.

Thứ hai, công tác thu thập, cập nhật thông tin cần được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả. Các cơ quan chịu trách nhiệm dự báo cần chủ động thu thập thông tin từ các nguồn có thể được. Đây là một nhiệm vụ cần thiết, nhằm giúp tăng số quan sát và/ hoặc số chỉ số cho quá trình dự báo. Quan trọng hơn, việc có thêm các quan sát và/hoặc các chỉ số có thể giúp xác nhận các mối quan hệ kinh tế hay các thay đổi cơ cấu - những yếu tố có thể không rõ ràng trong giai đoạn trước đó hoặc không kiểm chứng được với những số liệu có được trước đó.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, với hệ thống thống kê hiện hữu còn yếu kém, Việt Nam cũng cần quan tâm hơn đến nguồn số liệu từ nước ngoài, đặc biệt là các nước đối tác thương mại và đầu tư chính.

Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả của công tác thu thập và cập nhật số liệu, các cơ quan dự báo phải có đủ tầm. Nói cách khác, Việt Nam cần có cơ chế chia sẻ thông tin để bảo đảm cho các cơ quan này có thể tiếp cận được những nguồn số liệu cần thiết. Cơ chế này phải được thể chế hóa để có thể phát huy tác dụng được về mặt lâu dài. Tuy vậy, việc thể chế hóa quy định về chia sẻ thông tin là không đủ mà điều rất quan trọng là cần bảo đảm được cả tính hiệu lực cao.

Cuối cùng, song không kém phần quan trọng là, các cơ quan giám sát tài chính, cơ quan chịu trách nhiệm dự báo cần nâng cao năng lực phân tích chính sách và dự báo kinh tế vĩ mô có ngắn hạn, trung hạn và trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w