Lũng đoạn thị trường:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 56)

1.1.16.1. Khái niệm:

Hiện tượng lũng đoạn thị trường là hiện tượng một nhóm kết hợp đặc quyền, đặc lợi, đã dùng nhiều cách thức (tài chính, thông tin hay tầm ảnh hưởng…), nỗ lực can thiệp vào hoạt động tự do và công bằng của thị trường và tạo ra sự sai lầm hoặc sự hiểu lầm đối với giá hoặc thị trường tài chính hay hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận kết xù, lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận độc quyền.

1.1.16.2. Tác hại của lũng đoạn thị trường:

Hành vi thao túng giá sẽ gây ra cung cầu ảo trong nền kinh tế, gợi lên tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư trong nền kinh tế đến khi mức giá đảo chiều, một sẽ làm các nhà đầu tư thu lỗ nghiệp trọng do không ứng phó kịp thời càng hoang mang thì lại càng muốn thu hồi vốn nhanh hơn khiến tình hình thêm nghiêm trọng mức giá đảo chiều càng nhanh, mặt khác thị giá chứng khoán của các doanh nghiệp là “nạn nhân” sẽ bị rối loạn dẫn đến bất ổn tài chính nội bộ, thay đổi thành phần chủ sở hữu có thể làm giảm sút lợi nhuận thậm chí phá sản. Hệ quả là một lượng lớn các nhà đầu tư sẽ rút khỏi thị trường tài chính khiến thị trường bị thu hẹp về quy mô doanh số giao dịch tác động liên đới đến toàn bộ hệ thống luân chuyển vốn của nền kinh tế.

Bằng các đặc quyền của mình, một số doanh nghiệp có thể dành được lợi thế độc quyền. Khi đó các chủ thể này sẽ làm chủ, điều chỉnh giá cả trên thị trường. Họ sẽ cố tình bán ít sản phẩm hơn với giá cao hơn nhiều lần để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là người tiêu dùng sẽ phải chi trả nhiều hơn trong khi mức thỏa mãn lại thấp hơn đáng kể, đồng thơi thặng dư xã hội cũng giảm sút rất nhiều.

Các hành vi lũng đoạn thị trường có thể làm nguyên nhân chính làm phá vỡ các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng phát triển trong tương lai của quốc gia. Hậu quả làm gia tăng lạm phát, gián tiếp khiến tỷ giá hối đoái biến động tiêu cực, đồng thời làm cho nguồn vốn nước ngoài đầu tư

vào quốc gia cùng với một lượng lớn vốn trong nước bị mất đi vì lo sợ rủi ro. Tất cả điều đó sẽ kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

1.1.16.3. Ví dụ minh họa:

Đó là hành vi thao túng giá chứng khoán của ông Lê Văn Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần dược phẩm viễn đông, người giàu đứng thứ 60 trên sàn chứng khoán và cũng là trường hợp đầu tiên bị xử lý hình sự. Và sau đó là thư ký cũng là em trai ông Lê Văn Dũng là Lê Văn Mạnh đã bị bắt về hành vi này. Cụ thể là ông Dũng, ông Mạnh cùng một số người khác tiến hành mở tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nhóm người này đã thực hiện nhiều lần mua đi bán lại cổ phiếu DHT (là cổ phiếu của Công ty Dược phẩm Hà Tây) một cách ồ ạt, với số lượng lớn, chiếm tỉ trọng cao so với khối lượng giao dịch của toàn thị trường và vụ mua bán này diễn ra âm thầm và không theo quy định hiện hành, tạo giao. Đến tháng 06/2010 công ty cổ phần dược phẩm viễn đông công bố đang nắm giữ 24,71% cổ phần của công ty dược phẩm Hà Tây và tiếp tục tăng đến cuối tháng 07/2010, nhóm của ông Dũng đã nắm trong tay 60% vốn điều lệ của công ty dược phẩm Hà Tây. Trong 106 phiên giao dịch có 36 phiên với 160 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm và thực hiện 28 lần chuyển tiền nội bộ từ tài khoản bán sang tài khoản mua với tổng số tiền trên 186,4 tỷ đồng. Dù đứng tên chủ tài khoản nhưng thực tế mọi việc đều do ông Lê Văn Dũng thực hiện và với sự tiếp tay của Truyền – nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán bằng các hình thức gọi điện hoặc nhắn tin qua điện thoại. Mặc dù biết các thủ đoạn của Lê Văn Dũng nhưng Truyền vẫn thực hiện các yêu cầu của ông Dũng. Không những thế để đảm bảo các giao dịch thành công khi thực hiện giao dịch nội bộ (giao dịch khớp chéo) giữa các tài khoản trong nhóm với nhau, tránh tình trạng tài khoản nằm ngoài nhóm tài khoản của Dũng khớp lệnh mua mất cổ phiếu từ tài khoản khác trong nhóm nên Truyền đã chọn mốc thời gian ít có giao dịch trên sàn nhất hoặc thời gian có các giao dịch ở mức giá thấp để thực hiện khớp lệnh ở mức giá cao hơn mức giá đưa ra. Việc tạo giao dịch giả trên thị trường đã làm giá cổ phiếu của công ty dược phẩm Hà Tây tăng lên đáng kể, đến lúc này thì nhóm của ông Dũng lại ồ ạt bán ra, làm cho công ty dược phẩm Hà Tây và các nhà đầu tư bị thiệt hại nghiêm trọng.

1.1.16.4. Sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề lũng đoạn thị trường trong thực tiển:

Các trường hợp gây lũng đoạn thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán diễn ra không ít. UBCK đã nhiều lần đưa ra các văn bản xử phạt các cá nhân về hành vi thao túng thị trường, tác động đến giá cổ phiểu nhưng các khung hình phạt không có hiệu quả và đã tăng mức hình phạt dần lên vẫn chưa làm giảm bớt các vụ làm giá chứng khoán bởi mức bị phạt là rất nhỏ so với lợi nhuận kiếm được. Trước tình trạng thao túng gây lũng đoạn thị trường chính phủ đã đưa hình thức xử lý vi phạm mạnh tay hơn với Nghị định số 85/2010/NĐ – CP ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và sau đó là Nghị định 108/2013/NĐ – CP để tăng cường tính răng đe và phòng ngừa vi phạm trên thị trường, để xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch và hoạt động ổn định thị trường chứng khoán và để nâng cao hiệu quả giám sát UBCKN đã đưa vào hoạt đông hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) công cụ này kết nối dữ liệu nhanh chóng, chính xác với các Sở giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu Ký chứng khoán. Cùng với đó là sự ra đời của Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT – BPT – BCA – TANDTC – VKSNDTC – BTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2013 với 3 tội gồm cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán.

Trước thực trạng các quan hệ sở hữu cũng đang làm tê liệt hệ thống quản trị rủi ro của nhiều ngân hàng thương mại do một vài ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống có các cá nhân là cổ đông lớn, lập ra ngân hàng coi như của mình, rồi lập công ty con kê khống tài sản rút tiền ra, để rồi nợ xấu tăng cao. Chính phủ cũng như NHNN đã và đang đẩy mạnh công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa các định chế tài chính, giảm dần số lượng các ngân hàng yếu kém thông qua mua bán sáp nhập. Đồng thời trong giai đoạn cuối năm 2011 và trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã tiến

hành một tần suất và quy mô thanh tra lớn và dày chưa từng có trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Đây được xem là những bước đi đầu tiên để khoanh vùng các ngân hàng yếu kém, xử lý các bất cập và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w