1.1.13.1. Khái niệm:
Thông tin bất cân xứng là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng ( Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Như vậy, bất cân xứng về thông tin có ba đặc điểm cơ bản sau:
• Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch
• Thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên
• Thứ ba, trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.
Thông tin bất cân xứng thường được biết đến trong hai trường hợp là:
Lựa chọn đối nghịch: khi đó một bên có ít thông tin hơn có thể không thể gặp được chủ thể mà việc giao kết hợp đồng là tốt nhất đối với họ. Đôi khi, nó gây nên tổn thất cho cả hai bên (ví dụ: người mua do không có đầy đủ thông tin nên trả giá thấp khiến cho người bán không có động lực để sản xuất những hàng hóa có chất lượng thấp mà họ có xu hướng chỉ sản xuất những hàng hóa thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường – xe xấu đuổi xe tốt ra khỏi thị trường).
Rủi ro đạo đức: xảy ra sau khi đã giao kết bên có nhiều thông tin hơn cố ý hành động nhằm đạt lợi ích lớn nhất cho họ mà không quan tâm điều đó có thể gây tổn hại cho bên kia, trong khi đó chủ thể bên kia của hợp đồng không thể tự nhận biết hoặc không thể biết nếu không chấp nhận tốn kém một khoản chi phí (để kiểm tra, rà soát …) (ví dụ: một doanh nghiệp ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng vay tiền bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, tuy nhiên doanh nghiệp này dùng số tiền đó để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản … điều này ngân hàng rất khó nắm bắt).
1.1.13.2. Tác hại của thông tin bất cân xứng:
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển từ năm 1970, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém. Tình trạng bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư nói chung (bao gồm cả cả các ngân hàng thương mại khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng) đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. Và đối với các nền kinh tế mới nổi, thông tin bất cân xứng càng có những ảnh hưởng rất lớn nêu được nhà nước khống chế:
Thứ nhất, không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), tình trạng phổ biến là nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Điều đó sẽ làm tăng rủi ro thu lỗ của các nhà đầu, khi vô tình rót vốn vào các doanh nghiệp hoạt động tồi mà không hề biết. Một thực trạng nữa là đối với các công ty chào bán lần đầu ra công chúng thực hiện đấu giá tại cơ sở, Ban giám đốc công ty có xu hướng che giấu các thông tin để “dìm giá” sao cho những người nội bộ công ty có thể mua được cổ phiếu với giá thấp.
Thứ hai, hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai. Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Những người nắm được thông tin mật một cách chi tiết, cụ thể về tổng cầu chứng khoán của thị trường, các cá nhân tổ chức nào tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin. Do đó sẽ làm mất đi sự công bằng, hợp lý trong quá trình hình thành giá và hoạt động mua bán chứng khoán.
Ngoài ra, sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của công ty. Ví dụ: đối với các quyết định của Hội đồng quản trị như chia cổ tức bằng cổ
phiếu thưởng, tăng quy mô vốn... thông thường do các nguồn quan hệ cá nhân, một số nhà đầu tư còn biết trước khi Trung tâm chứng khoán công bố vài ngày và đã tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên. Đến khi các nhà đầu tư còn lại biết được thông tin thì đã quá muộn. Điều đó đã góp phần tạo nên xu hướng bầy đàn trong công đồng các nhà đầu tư trên thị trường vì có sự suy diễn rằng, việc mua hàng loạt hay bán hàng loạt cổ phiếu của một nhóm nhà đầu tư nào đó là do có thông tin biết trước. Trên nền tảng đó khi nền kinh tế xuất hiện bất ổn thì chính các nhà đầu tư đã làm nó trở nên trầm trọng hơn, vượt quá bản chất, mức độ của vấn đề. Tâm lý bầy đàn sẽ làm thị trường sụp đổ nhanh hơn mà đôi khi sụp đổ đó là không đáng có.
Thứ ba, doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi. Điều đó cũng làm gia tăng sự thiếu công bằng trong hệ thống tài chính và làm hoạt động đầu tư đôi khi trở nên kém hiệu quả do các dự án, kế hoạch kinh doanh phát triển không được đầu tư bởi những chủ thể có kinh nghiệm, “trường vốn” và có kỹ năng phân tích mà lại rơi vào tay của môt bộ phận không đủ năng lực nhưng lại biết trước các thông tin cần thiết.
Thứ tư, các tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng uy tín của các công ty niêm yết. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán, trên các sàn giao dịch chứng khoán, được truyền miệng hoặc vì các cơ quan cung cấp thông tin sai lệch. Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của doanh nghiệp còn yếu kém, chậm chạp nên dẫn đến gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng suy giảm giá trị chứng khoán trên thị trường gây ra thiệt hại cho hàng loạt các nhà đầu tư.
Thứ năm, gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế và góp phần hỗ trợ cho hoạt động rửa tiền do các ngân hàng không nắm bắt được đầy đủ thông tin về khách hàng, về nguồn gốc tài sản, vốn của khách hàng cũng như không thề giám sát được việc sử dụng vốn sau khi giải ngân do khách hàng cố tình che dấu.
Cuối cùng, hiện tượng lừa đảo mà điển hình nhất là tiền bảo hiểm thông qua các thủ thuật che dấu, nguy tạo thông tin, sự kiện nhằm thỏa mãn điều khoản đã ký kết mà các nhà bảo hiểm khó nhận biết.
Ngoài ra hiện tượng lừa đảo còn xuất hiện ở các doanh nghiệp mà người đại diện, điều hành nắm bắt chính xác thông tin tài chính, tình hình kinh doanh nhưng không đồng thời là chủ sở hữu, lợi dụng tín nhiệm để thu lợi bất chính, gây mất ổn định tài chính nội bộ doanh nghiệp hay hình ảnh, chất lượng thương hiệu dẫn đến thu lỗ, phá sản.
1.1.13.3. Ví dụ minh họa
Năm 2003, trên thị trường đã có tin đồn “Tổng giám đốc ngân hàng ACB bỏ trốn”. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho ACB. Ngày 14/10/2003, lượng người kéo đến rút tiền tại ACB tăng vọt, tập trung chủ yếu ở hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (quận 1). Do lượng người đến quá đông, buộc ACB phải cho bốc số thứ tự để rút tiền. Người chờ càng đông, tụ tập trước NH, tràn xuống cả lòng đường càng làm cho tin đồn loan nhanh hơn. Hầu hết người đến rút tiền đều cho biết nghe nói, nghe đồn nên đến rút. Vào lúc 17g30, ACB phải đưa ra các thùng bánh ngọt để khách hàng ăn lót bụng ngồi chờ đến lượt mình. Vào lúc 20g30 ACB vẫn mở cửa để chi trả cho khách hàng bình thường.
Trong hoàn cảnh đó, vào lúc 10h00 ngày 14/10/2003, ông Trần Ngọc Minh - giám đốc NH Nhà nước TP.HCM đã chủ trì cuộc họp báo trong đó chính thức công bố thông báo bác bỏ tin đồn thất thiệt liên quan đến ACB. Thông báo này được gửi đến các báo đài, các NH trong toàn quốc cùng các cơ quan chức năng. Nội dung thông báo ghi: “gần đây có lan tuyền tin đồn thất thiệt, vô cớ, không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với mACB. Đây là tin đồn thất thiệt, vô cớ, không những xâm phạm nghiêm trọng uy tín của ACB mà còn làm ảnh hưởng đến cả hệ thống NH trên địa bàn TP.HCM”.
Lãnh đạo NH Nhà nước TP.HCM, lãnh đạo một số NH cổ phần cũng đã có mặt để giúp ACB giải quyết các yêu cầu chi trả của khách hàng. Cả ngàn tờ thông báo của NH
Nhà nước đã được photo phát đến mọi người có mặt tại NH. Hàng ngàn tờ photo có hình lãnh đạo ACB đã được phát đến tay người gửi tiền. Trong cả buổi chiều 14-10, ông Thiệt đeo bảng tên có dán hình xuất hiện ở ngay quầy gửi tiền, trước mặt khách hàng vừa thông báo về sự hiện diện của mình. Ngoài ra, NH Nhà nước TP.HCM cũng làm việc để đáp ứng đủ lượng tiền mặt cho ACB chi trả cho người gửi tiền.
1.1.13.4. Các giải pháp của chính phủ nhằm hạn chế hiện tượng thông tin bất cân xứng thực tiển:
Trong hai thập niên vừa qua, chính phủ cùng các cơ quan ban ngành chuyên trách trong lĩnh vực tài chính đã và đang không ngừng hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết của mình nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng bất cân xứng thông tin trong hệ thống tài chính quốc gia, làm lành mạnh hóa thị trường:
Để giúp các ngân hàng nhận diện, phân loại khách hàng trước khi cho vay nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng bền vững, tránh tình trạng nợ xấu gia tăng do không nắm bắt được đầy đủ thông tin về đối tác cho vay của mình. Chính phủ đã ban hành các văn bản luật, thông tư quyết định đề cập đến các vấn đề như trình tự cấp tín dụng, danh mục các hồ sơ, chứng từ cần thiết để thẩm định cùng các biện pháp bảo đảm tiền vay mà trong tâm là Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung từ năm 1997 đến nay.
Bên cạnh đó, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) - tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng cũng đã góp phần hạn chế bớt sự bất cân xứng thông tin và là nguồn dữ liệu quan trọng để các ngân hàng nhận biết đầy đủ về các khách hàng của mình. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trong đó quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng được quyền khai thác thông tin của CIC.
Trên thị trường chứng khoán, chính phủ và Bộ Tài Chính không ngừng tăng cường việc giám sát, điều tiết thông qua ban hành các luật lệ, quyết định, thông tư mà chủ đạo là
Luật Chứng Khoán năm 2006 liên quan đến các vấn đề:
• Công bố thông tin tập trung vào việc quy định những nội dung, cách thức, thời gian công bố thông tin của các tổ chức phát hành, các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán như Nghị định 144/2004/NĐ-CP; Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK;
Thông tư 57/2004/TT-BTC; Thông tư số 09/2010/TT-BTC; …
• Các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán mà tiêu biểu là Nghị định 161/2004/NĐ-CP; Nghị định 36/2007/NĐ-CP;…
• Và đáng chú ý gần đây là Thông tư 52/2012/TT-BTC mới được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2012. Theo đó, Thông tư này sẽ quy định một số điều kiện khắt khe hơn trong việc công bố thông tin và không cho phép cổ đông nội bộ “lướt sóng” cổ phiếu chính mình.
Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên có liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu một hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính không được tổ chức tốt và không minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất khó có thể căn cứ để xem xét "sức khoẻ" của doanh nghiệp. Vì vậy cũng đây cũng là một công cụ được chính phủ chú trọng sử dụng để minh bạch hóa thông tin trong hệ thống tài chính quốc gia. Hiện nay Luật Kế Toán năm 2003
cũng đã khá hoàn thiện quy định chi tiết rằng đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Đơn vị kế toán có trách nhiệm công khai các báo cáo tài chính. Mặt khác, các chuẩn mực kế toán theo thông lệ chung đã dần được áp dụng tại Việt Nam.
Bộ tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giao cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thực hiện đánh giá
xếp loại khách hàng theo một số tiêu chuẩn. Trên cơ sở những tiêu chí của Ngân hàng Nhà nước đưa ra, các tổ chức tín dụng cũng xây dựng hệ thống chỉ tiêu đấnh giá, xếo lọi khách hàng. Song song đó, hệ thống công nghệ thông tin và trình độ nguồn nhân lực cũng được quan tâm, chú trọng nhằm áp dụng, phổ biến rộng rãi các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án tiên tiến đem đến cho các bên đối tác nhiều thông tin hữu ích hơn.
Ngoài ra không thể không kể đến những nổ lực của chính phủ trong việc theo dõi thị trường, sử dụng các phương tiện truyền thông, báo đài đính chính, khẳng định sự thật cho toàn thể người dân khi có những tin đồn thất thiệt xuất hiện.