Khủng hoảng tài chính:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 41)

1.1.12.1. Khái niệm:

Khủng hoảng tài chính là một biến cố mà khi đó các khu vực tài chính và các tổ chức kinh tế có sự vỡ nợ với số lượng lớn, các tập đoàn và định chế tài chính phải đối mặt với rất nhiều khó khăn với những hợp đồng đến hạn thanh toán. Do đó, những khoản nợ mất khả năng thanh toán tăng vọt và tất cả hoặc hầu hết nguồn vốn của ngân hàng bị cạn. Tình huống này có thể xuất hiện với sự sụt giảm giá tài sản, sự tăng nhanh của lãi suất thực và sự chậm lại hoặc đảo chiều của dòng vốn đầu tư.

1.1.12.2. Các hình thức biểu hiện của khủng hoảng tài chính:

Khủng hoảng tiền tệ: còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hay khủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp NHNN phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cap lãi suất hay chi ra một lượng lớn dự trữ ngoại hối.

Các cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân từ nợ nước ngoài qua lớn do tình trạng thâm hụt kép, bao gồm thâm hụt ngân sách kéo dài của chính phủ và thâm hụt mậu dịch. Khi đồng nội tệ có nguy cơ bị phá giá, các chủ nợ sẽ không cho vay nữa và sẽ đồng loạt rút vốn gây ra sự tháo chạy của dòng vốn nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng tức thời tới các hoạt động kinh tế và hệ thống tài chính gây ta khủng hoảng.

Khủng hoảng ngân hàng: là trạng thái các ngân hàng lâm vào tình trạng rút vốn ồ ạt và phá sản. Các ngân hàng buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này, Chính phủ buộc phải can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng phát tại một ngân hàng và lan truyền ra toàn bộ hệ thống.

Các cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân từ tình trạng thông tin bất cân xứng của thị trường, là tình trạng khi một bên trong mối quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít

thông tin về phía bên kia, điều này dẫn tới các vấn đề như sự lựa chon đối nghịch, rủi ro đạo đức và tâm lý bầy đàn.

Khủng hoảng kép loại một: là khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài lớn tại Đông Nam Á giai đoạn năm 1997 – 1998 trước đây.

Trong mối quan hệ giữa tiền tệ và ngân hàng, khi các quốc gia cạn kiệt dự trữ ngoại hối sẽ dẫn đến phá giá nội tệ cùng với đó là sự tăng lãi suất như một hệ quả hiển nhiên đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và thậm chí có một số không ít phá sản. Ngược lại, lĩnh vực ngân hàng hoạt động yếu kém, cạnh tranh không lành mạnh như chạy đua lãi suất, cho vay dưới chuẩn có thể là tiền đề cho khủng hoảng tiền tệ nếu các nhà đầu cơ dự đoán được rằng chính phủ sẽ ưu tiên kiềm chế lạm phát hơn là giữ tỷ giá ổn định. Mục đích của sự ưu tiên này là để tránh sự phá sản của lĩnh vực ngân hàng khi một ngân hàng phá sản dẫn đến “cơn hoảng loạn tài chính” khiến người dân đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại khác.

Khủng hoảng kép loại hai ( khủng hoảng nợ kết hợp khủng hoảng tiền tệ): khủng hoảng nợ là tình trạng một quốc gia, thông thường là các nước đang phát triển không có khả năng chi trả các khoản nợ vay đến hạn. Loại khủng hoảng này không diễn ra một mình mà thường đi kèm với khủng hoảng tiền tệ, tạo nên tình trạng khủng hoảng kép loại hai.

Nguyên nhân của loại khủng hoảng này là do: duy trì chính sách vĩ mô sai lầm; bất ổn trong hợp đồng vay nợ; bất ổn trong quan hệ giữa quốc gia chủ nợ và con nợ; quan hệ bất ổn giữa các quốc gia chủ nợ với nhau và bất ổn trong chu chuyển dòng vốn giữa các quốc gia trên thế giới.

Kết luận: qua tìm hiểu về khủng hoảng tài chính, ta đã thấy được suy cho cùng nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng đều xuất phát từ những thất bại trong hệ thống tài chính nhưng không được chính phủ kiềm soạt, can thiệp kịp thời như: thông tin bất cân xứng, chạy đua lãi suất, lũng đoạn thị trường,… Và các yếu tố này sẽ được đào sâu nghiên cứu tập trung ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w