Rối loạn hệ thống tỷ giá:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 59)

1.1.17.1. Khái niệm:

Tỷ giá là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền.

Rối loạn hệ thống tỷ giá là tình trạng tỷ giá liên tục biến động tăng hoặc giảm với biện độ lớn vượt khỏi khả năng điều tiết của “bàn tay vô hình” mà không thể phục hồi lại mức cân bằng cung cấu ngoại tệ khách quan. Các biến động tỷ giá theo hướng tiêu cực, đi ngược lại với các chủ trương chính sách tài chính – tiền tệ của nhà nước, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn của nền kinh tế. Vấn đề này lại càng nguy hiểm hơn đối với các quốc gia vừa hội nhập thế giới như Việt Nam hiện nay khi mà dự trữ ngoại hối chưa dồi dào, thị trường chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập, giáo điều.

Rối loạn tỷ giá có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như:

• Khủng hoảng kinh tế, lạm phát quốc gia tăng cao, khiến người dân mất lòng tin vào nội tệ và tìm đến các ngoại tệ mạnh mà chủ yếu là USD để bảo toàn tài sản, vốn của mình trước bão giá. Kết quả là trên thị trường sẽ xuất hiện tâm lý bầy đàn khiến ai cũng tích trữ, ghim giữ ngoại tệ mà không đưa vào lưu thông song song đó là sự ra đi một lượng vốn đầu tư xét cả về phương diện vốn nội địa và vốn nước ngoài khiến nền kinh tế càng thêm kiệt quệ cung ngoại tệ làm tỷ giá tăng mạnh.

Ở một khía cạnh khác, việc lạm phát tăng cao làm tỷ giá biến động còn là do người dân đã chuyển hướng tiêu dùng, tìm đến nguồn hàng hóa nước ngoài rẻ hơn trong nước.

• Dự trữ ngoại hối quốc gia quá ít cộng thêm sử dụng không hiệu quả, dần giảm sút dẫn đến vấn đề tín tệ có mức bảo đảm không cao cũng là một nguyên nhân làm mất lòng tin của người dân vào nội tệ gây ra biến động tỷ giá.

• Vấn đề nhập khẩu hàng hóa nước ngoài thái hóa (chủ yếu ở đây muốn nhắc đến các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế), không được kiểm soát dẫn đến cầu ngoại tệ quốc gia luôn cao. Và nội tệ mất giá sau đó là điều hiển nhiên.

• Các cuộc tấn công tiền tệ của các tập đoàn đầu cơ lớn , tạo nên mức cung cầu ảo trên thị trường và biến động đột ngột, bất ngờ, làm sụp đổ hoàn toàn NHNN quốc gia, phá vỡ hoàn toàn hệ thống tỷ giá hối đoái.

1.1.17.2. Tác hại của rối loạn hệ thống tỷ giá:

• Đối với hoạt động ngoại thương, khi tỷ giá tăng quá cao một mặt làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn so với nước ngoài, tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gia tăng nguồn thu cho quốc gia. Nhưng mặt trái của nó lại làm cho hàng hóa mà các doanh nghiệp phải nhập khẩu trở nên đắt hơn. Vấn đề đáng nói ở đây là hiện nay Việt Nam do trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ chưa phát triển toàn diện nên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu để duy trì, phát triển sản xuất. Do đó khi tỷ giá tăng quá có thể sẽ làm cho không ít doanh nghiệp trong nước khốn đốn, phá sản vì chí phí đầu vào, gây ra lực cản cho sự tăng trưởng bền vững của quốc gia.

Xét ở một khía cạnh khác, khi tỷ giá giảm mạnh, vấn đề xuất khẩu của quốc gia sẽ gặp trở ngại lớn do hàng hóa trong nước giờ đây sẽ đắt hơn nhiều trên trường quốc tế trong khi chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu quốc gia chưa thực sự mạnh để đánh bật yếu tố bất lợi về giá cạnh tranh. Điều đó sẽ dẫn đến hoạt động xuất khẩu trì trệ, giảm mạnh nguồn thu ngoại tệ, thất nghiệp tăng cao. Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu lại được lợi thế, thu về lượng hàng hóa nước ngoài nhiều hơn. Hai tham số xuất nhập khẩu ngày càng chênh lệch sẽ tạo ra gánh nặng nợ quốc gia, đến mức độ nào đó sẽ phá vỡ hoàn toàn hệ thống tài chính, mất khả năng chi trả toàn diện.

• Khi tỷ giá hối đoái tăng quá mức cho phép, dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia sẽ giảm xuống, vì lúc này tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư nhận được sau khi chuyển đổi vốn về lại đồng bản tệ nước mình. Mặc khác đối với các nhà đầu tư trong nước, họ sẽ cảm thấy bất an về đồng nội tệ và chuyển hướng nắm giữ các ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư ra nước ngoài để né tránh rủi ro gây tổn thất vốn. Tất cả điều đó sẽ làm

nguồn vốn trong nền kinh tế giảm sút đáng kể, thị trường tài chính trở nên ảm đạm, tác động đến tốc độ và hiệu quả luân chuyển vốn.

• Lạm phát sẽ làm gia tăng tỷ giá. Đến lượt mình tỷ giá lại tác động ngược trở lại làm lạm phát trở nên trầm trọng hơn. Bởi vì tỷ giá chính là chìa khóa để vốn ra vào nền kinh tế. Và như đã nói ở trên với tâm lý bầy đàn cùng sự sợ hại tổn thất vốn của các chủ thể, ngoại tệ sẽ càng được đánh giá cao trong thời buổi lạm phát càng kéo giá trị nội tệ xuống sâu hơn, hàng hóa ngày càng đắt hơn, làm “bi kịch” hơn hẳn bản chất vấn đề rắc rối thực chất của nền kinh tế.

• Tỷ giá hối đoái còn là một trong các công cụ đắc lực của chính sách tiền tệ quốc gia thông qua tác động đến cán cân vãng lai và tồng cầu để điều chỉnh cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Công cụ này lại càng quan trọng hơn nữa khi nền kinh tế mở cửa toàn diện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. Khi tỷ giá biến động bất ốn, chính sách tỷ giá hiển nhiên cũng sẽ kém hiệu quả, đôi khi còn thất bại, làm tiêu tốn tiền của đầu tư cho chính sách nhưng không những không thu được kết quả mà còn càng tồi tệ hơn.

Như vậy, tỷ giá hối đoái là nhân tố vô cùng quan trọng, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy cần phải được chính phủ điều tiết và giàm sát chặc chẽ nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

1.1.17.3. Sự can thiệp của chính phủ trong giám sát, điều tiết hệ thống tỷ giá trong thực tiển:

Chính sách tỷ giá: Là những định hướng và giải pháp của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội đã dự định.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nền kinh tế đều có quan hệ mật thiết với nhau, hoạt động giao thương giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ làm cho nhu cầu giao lưu tiền tệ cũng ngày càng tăng lên. Chính vì thế vai trò tỷ giá hối đoái đã và đang được cũng cố mạnh mẽ, công tác kiến tạo và thực hiện chính sách tỷ giá cũng ngày càng trở nên quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thành công của chính sách tiền tệ.

Các công cụ của chính sách tỷ giá:

Nhóm công cụ trực tiếp:

NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng làm thay đổi cung tiền có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động can thiệp này của NHTW thì phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung lượng thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông.

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ được thực hiện thông qua việc NHTW tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Một nghiệp vụ mua ngoại tệ trên thị trường của NHTW làm giảm cung ngoại tệ do đó làm tăng tỷ giá hối đoái và ngược lại. Do đó đây là công cụ tác động mạnh lên tỷ giá hối đoái.

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ là việc NHTW mua bán các chứng từ có giá tuy nhiên nó chỉ tác dộng gián tiếp đến tỷ giá mà lại có tác dộng trực tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô khác (lãi suất, giá cả). Nó được dùng phối hợp với nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ khử đi sự tăng giảm cung nội tệ do nghiệp vụ thị trường mở gây ra.

Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng biện pháp can thiệp hành chính như biện pháp kết hối, quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời gian mua ngoại tệ, nhằm giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định,

Nhóm công cụ gián tiếp:

Lãi suất tái chiết khấu là công cụ hiệu quả nhất. Cơ chế tác động của nó đến tỷ giá hối đoái như sau: khi lãi suất chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó tác động đến xu hướng dịch chuyển của dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn hoặc ít nhất làm cho người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Cụ thể lãi suất tăng dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có xu

hướng chuyển đồng ngoại tệ của mình sang đồng nội tệ để thu lãi suất cao hơn do đó tỷ giá sẽ giảm (nội tệ tăng) và ngược lại muốn tăng tỷ giá sẽ giảm lãi suất chiết khấu.

Muốn giảm tỷ giá hối đoái thì Chính phủ có thể quy đinh mức thuế quan cao, quy định hạn ngạch và thực hiện trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Và ngược lại sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra Chính phủ có thể sử dụng một số biện pháp khác như điều chỉnh tỷ lên dự trữ bắt buôc bằng ngoại tệ với NHTW, quy định mức lãi suất trân kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ mục đích là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.17.4. Ví dụ minh họa:

Vì tỷ giá hối đoái có thể tác động lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế nên trong ví dụ này, người viết xin đi chi tiết hơn về diễn biến tình hình căng thẳng tỷ giá trong năm 2011 xen kẽ cùng các biện pháp mà chính phủ đã áp dụng đề điều tiết, giám sát cho từng giai đoạn trong năm.

Trong tháng 1/2011, trên thị trường chính thức, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 18.932 VND/USD, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng 19.495-19.500 VND/USD. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do dao động nhẹ, xoay quanh mức 20.980 – 21.050 VND/USD. Sáng ngày 26/01/2011: Đôla Mỹ xuống dưới 21.000 đồng Việt Nam/USD. Từ ngày 27/01, khi lượng mua tăng cao hơn, tỷ giá đôla Mỹ bắt đầu lên cao dần hơn mức 21.000 đồng Việt Nam/USD. Các ngày sau đồng USD tăng khá mạnh. Sáng ngày 31/01/2011: Đôla Mỹ vượt mức 21.500 đồng Việt Nam.

Không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, vào đầu giờ sáng ngày 11/2/2011 NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sự (9,3%), nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 lên 20.693 VND/USD đồng thời giảm biên độ xuống còn +/-1%.

Sự tăng tỷ giá này, thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá… Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường.

Tiếp đó, vào tháng 3 năm 2011, NHNN đã siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do. Ngày 3/3/2011 NHNN đã ban hành Thông Tư Số 02/2011/TT – NHNN, theo đó các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không được vượt quá 14%, riêng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không được vượt quá 14.5%.

Đến ngày 9/4/2011, NHNN tiếp tục ban hành Thông Tư Số 09/2011/TT – NHNN

quy định áp đặt trần lãi suất thấp cho tiền gửi bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng. chi tiết như sau: Lãi suất huy động vốn tối đa bằng ngoại tệ của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú là 1%; Đối với cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú thì lãi suất tối đa là 3%. Và do đó mở rộng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và lãi suất VND lúc đó đã lên kịch trần.

Do vậy, cung ngoại tệ đã tăng lên khi các doanh nghiệp và cá nhân chuyển đổi tiền gửi bằng ngoại tệ sang tiền gửi bằng VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao. Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường, tính đến ngày 10/6 tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng tới 22,21%, càng tạo cung cho thị trường.

Sau hàng loạt các chính sách của NHNN thì đến đầu tháng 4/2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM đều giảm xuống, và có lúc còn thấp hơn tỷ giá chính thức.

Để rồi ngày 29/4 trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD. Từ 29/4 và nối dài sau đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào. Trạng thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng. Qua đó đã góp 3 tỷ USD vào dự trữ ngoại hối trong gia đoạn 6 tháng đầu năm 2011 (Báo cáo của bộ kế hoạch đầu tư).

Tuy vậy, mặt trái của việc tăng mua ngoại tệ, là có thể sẽ đẩy một lượng tiền đồng lớn ra thị trường, gây áp lực lên lạm phát. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định điều này sẽ không xảy ra vì Ngân hàng Nhà nước vẫn còn nhiều công cụ để quản lý, điều tiết dòng tiền như nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ... Trong trường hợp cần thiết,

thậm chí ngân hàng trung ương còn có thể điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền đồng để điều tiết. "Không bao giờ Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ, đưa tiền cung ứng ra rồi để 5 - 6 tháng sau đó, chúng gây nên lạm phát", Thống đốc khẳng định.

Từ đó, NHNN đã có những động thái thể hiện rõ việc siết chặt thị trường ngoại hối, hạn chế việc nắm giữ và vay vốn bằng USD, nâng cao vị thế của tiền đồng. Chỉ trong 2 ngày 31/5 và 1/6 năm 2011 NHNN đã liên tục ban hành Thông tư số 13/2011/TT- NHNN; Thông tư số 14/2011/TT – NHNN; Quyết Định Số 1209/QĐ-NHNN liên quan đến các vấn đề kết hối, quy định giảm các mức lãi suất huy động ngoại tệ cụ thể và tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng.

Với tỷ lệ DTBB cao các ngân hàng buộc đặt ra lãi suất huy động thấp và cho vay

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 59)