Phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác thẩm định vay vốn của các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Sacombank CN Thăng Long (Trang 55)

4 Cây xanh, bể bơi,

1.3.3. Phương pháp thẩm định

CBTĐ Hoàng Thái Dương của Chi nhánh Thăng Long đã vận dụng rất linh hoạt các phương pháp thẩm định trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của công ty xây dựng Vinaconex 2 như phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy,...

Theo quy trình thẩm định DA, phương pháp thẩm định thường được sử dụng đầu tiên và sử dụng nhiều nhất là phương thẩm định theo trình tự, từ tổng quát đến chi tiết, từ tính đầy đủ đến tính hợp lý, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Trong quá trình thực hiện từng bước, nếu thấy nội dung nào không khả thi, không hợp lý thì có thể tùy từng mức độ để yêu cầu sửa chữa, bổ sung, hoặc từ chối luôn hồ sơ vay vốn. Phương pháp này không chỉ áp dụng cho cả DA mà còn được vận dụng cho từng nội dung như trên phương diện pháp lý, phương diện thị trường, kỹ thuật, tài chính,… của DA.

Một biện pháp không thể không nói đến là phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. Phương pháp này cũng được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các nội dung thẩm định. Trong khía cạnh pháp lý của DA, CBTĐ phải tham chiếu hồ sơ của DA với các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước như Luật đất đai ngày 26/11/2003, Luật xây dựng ngày 26/11/2003, Luật đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị

định số 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý DAĐT xây dựng công trình,… Với khía cạnh thị trường, phương pháp này được sử dụng để đánh giá sản phẩm của DA, so sánh với các khu đô thị khác để thẩm định lợi thế của DA trên thị trường BĐS, xác định khả năng cạnh tranh của DA. Trên phương diện kỹ thuật, một nội dung rất phức tạp thì CBTĐ phải kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả thẩm định toàn diện, chính xác. Còn nội dung tài chính thì phương pháp này được sử dụng để làm cơ sở dự báo doanh thu và chi phí, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Ngoài việc tham chiếu với các văn bản pháp quy thì CBTĐ còn phải so sánh, đối chiếu với các DA đã và đang thi công xây lắp để có thể đánh giá DA một cách chính xác và toàn diện hơn.

Trong nội dung thẩm định thị trường của DA, trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước (Cục Quản lý nhà Bộ xây dựng), từ các tập đoàn, DN, công ty BĐS (Savills Việt Nam) từ các phương tiện thông tin đại chúng (internet, báo đài)… cùng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, CBTĐ có thể sử dụng phương pháp dự báo để xác định cung cầu thị trường về nhà ở trên địa bàn Hà Nội. Từ những kết quả đó, dự báo doanh thu của DA khi DA hoàn thành và đi vào giai đoạn kinh doanh.

Còn phương pháp phân tích độ nhạy và triệt tiêu rủi ro đều là những phương pháp không thể bỏ qua khi thẩm định nội dung tài chính, đặc biệt là đối với những DA vay dài hạn và tiềm ẩn nhiều rủi ro như DA xây dựng để đảm bảo khả năng trả nợ. Phương pháp phân tích độ nhạy giúp đảm bảo độ an toàn cho các chỉ tiêu tài chính, là một trong những căn cứ để nhận định tính khả thi và tính hiệu quả của DA. Đứng trên góc độ NH, Chi nhánh cũng đã có những biện pháp bảo đảm tiền vay, phòng tránh và hạn chế rủi ro cho DA rất hiệu quả. Ngoài ra, công tác quản lý rủi ro tín dụng cũng luôn được đề cao.

Các phương pháp thẩm định luôn được CBTĐ kết hợp một cách chuẩn xác, linh hoạt và khoa học, giúp cho chất lượng công tác thẩm định tại Chi nhánh luôn được đảm bảo, chiếm được lòng tin của các cá nhân và tổ chức gửi tiền, làm tăng khả năng huy động vốn, giúp cho Chi nhánh luôn đạt kết quả kinh doanh cao hơn so với các Chi nhánh khác, trở thành một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất toàn hệ thống Sacombank.

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác thẩm định vay vốn của các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Sacombank CN Thăng Long (Trang 55)