Về phương tiện phục vụ công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác thẩm định vay vốn của các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Sacombank CN Thăng Long (Trang 88)

- Chi phí tổng vốn đầu tư xây dựng 7.201.727.000 0,

1.4.2.5.Về phương tiện phục vụ công tác thẩm định

8 Chi phí dự phòng

1.4.2.5.Về phương tiện phục vụ công tác thẩm định

Về chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định: Sacombank hoạt động theo hình thức Tập đoàn với các công ty thành viên đều hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nên việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định rất nhanh chóng và chuyên nghiệp, chính xác, toàn diện. Các công ty thành viên (SBA, SBS…) giúp ích rất nhiều cho bộ phận thẩm định trong việc thẩm định giá, thẩm định BĐS, nghiên cứu thị trường...

Trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tuy đầy đủ máy vi tính, máy in, máy fax... nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho công tác thẩm định thì chưa được NH nghiên cứu, triển khai.

1.4.3. Hạn chế

Công tác thẩm định các DA trong lĩnh vực xây dựng được Chi nhánh rất chú trọng do chỉ một DA thất bại cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói riêng và của NH nói chung. Bên cạnh đó, các DA này thường khoản vốn vay thường lớn nên Chi nhánh sẽ phải trình lên Hội sở để tái thẩm định. Vậy nên nếu công tác thẩm định ở Chi nhánh không đạt chất lượng thì sẽ làm tăng những khoản chi phí không đáng có, và làm giảm uy tín của Chi nhánh. Mặc dù rất cố gắng, nhưng hiện nay Chi nhánh vẫn tồn tại một số hạn chế.

Quy trình thẩm định thống nhất có nhiều ưu điểm nhưng lại làm hạn chế các CBTĐ trong một số DA xây dựng lớn, mang tính đặc thù. Một số nội dung hướng dẫn còn chung chung, dàn trải, không chi tiết, cụ thể khiến CBTĐ lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tra cứu và áp dụng. Chính vì vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể cho từng loại DAĐT để đảm bảo chất lượng thẩm định.

1.4.3.2. Về phương pháp thẩm định

Các phương pháp thẩm định đã được CBTĐ ở Chi nhánh vận dụng rất tốt, tuy nhiên phương pháp dự báo vẫn chưa được sử dụng một cách triệt để, chủ yếu là dựa vào các hồ sơ mà khách hàng đưa ra. Các DA trong lĩnh vực xây dựng thường có giá trị lớn, có biến động bất thường nên cần phát huy hơn nữa thế mạnh của phương pháp phân tích độ nhạy. Dựa vào các DA đã, đang được thi công và hoàn thiện cùng các nhận định thực tế để đưa ra các chỉ tiêu thay đổi cũng như mức độ thay đổi hợp lý.

Thêm vào đó, các phương pháp được áp dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống, không đổi mới sáng tạo nên khó đáp ứng được trong tình hình hiện nay. Mỗi chỉ tiêu tài chính chỉ thể hiện được một phần nào đó nên không thể phản ánh toàn diện được hiệu quả của DA.

1.4.3.3. Về nội dung thẩm định

Mặc dù các CBTĐ đã tiến hành thẩm định rất đầy đủ và chi tiết các nội dung về khách hàng cũng như DAĐT nhưng vẫn có những nội dung đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực xây dựng thì CBTĐ khó có thể phân tích kĩ càng, chính xác, chủ yếu là dựa vào các DA tương tự.

Để việc tính toán được đơn giản, các NH nói chung và Chi nhánh nói riêng thường sử dụng tỷ suất chiết khấu theo lãi suất NH cho vay. Điều này không chính xác nên có thể gây sai sót trong quá trình đánh giá, phân tích các chỉ tiêu tài chính (đặc biệt là IRR). Bên cạnh đó, quá trình thẩm định chỉ được thực hiện trong trạng thái tĩnh, mà không xét đến yếu tố thời gian của tiền (trạng thái “động”). Các DA trong lĩnh vực xây dựng thường có thời gian thi công rất dài. Vì vậy việc không tính toán đên độ trễ của tiền theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác trong việc tính các chỉ tiêu. Ngoài ra, kế hoạch trả nợ mà NH đưa ra trong nội dung tài chính là một số cố định. Trong khi đó, NH có thể điều chỉnh lãi suất 3 tháng 1 lần nên sẽ có nhiều sự sai khác.

1.4.3.4. Về đội ngũ cán bộ thẩm định

nghiệm thực tế, khả năng phán đoán và dự báo còn nhiều hạn chế. Mặt khác, số lượng CBTĐ ở Chi nhánh còn thiếu, quá ít so với số CB QHKH nên khó đáp ứng được hết nhu cầu của công việc. Một CBTĐ phải chịu trách nhiệm cùng một lúc rất nhiều bộ hồ sơ, trong đó có cả những DA lớn, phức tạp. Điều này gây cho CBTĐ một áp lực lớn, nên nhiều lúc làm việc không có hiệu quả.

Không chỉ vậy, các DA trong lĩnh vực xây dựng đều là các DA có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp nên nếu không đi sâu tìm hiểu lĩnh vực này thì việc phân tích, thẩm định không phải là việc dễ dàng. Từ đó dẫn đến những sai lầm trong quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác thẩm định vay vốn của các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Sacombank CN Thăng Long (Trang 88)