Với các DA lớn và phức tạp, khi phân tích về hiệu quả tài chính và tính khả thi của DA, CBTĐ thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra lại độ an toàn và tính vững chắc của DA.
Phân tích độ nhạy của DA là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Trước tiên, CBTĐ phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Sau đó cho các nhân tố đó biến động theo thời gian như: chi phí tăng, doanh thu giảm, thay đổi chính sách thuế
theo hướng bất lợi,… rồi đánh giá tác động của sự thay đổi đó với hiệu quả tài chính. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tuỳ điều kiện cụ thể và thường theo trực quan của CBTĐ. Tuy nhiên, mức độ sai lệch so với dự kiến thường được chọn là từ 5% – 20%.
Nếu DA vẫn đạt được hiệu quả kể cả trong trường hợp các nhân tố bất lợi này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính thì DA có độ an toàn cao. Ngược lại thì cần xem xét lại tính khả thi của DA và đề xuất biện pháp hữu hiệu để khắc phục hoặc hạn chế chúng. Áp dụng phương pháp này vào DA, CBTĐ đã sử dụng phân tích độ nhạy một chiều và nhiều chiều để kiểm tra độ vững chắc của DA.
Bảng 1.8: Khảo sát độ nhạy một chiều – thay đổi công suất khai thác
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Giá trị
Thay đổi công suất khai thác
-30% -25% -11% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
NPV 121.018 -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992
IRR 13,8% 9,4% 10,0% 12,1% 12,2% 13,0% 13,8% 14,4% 14,8% 15,2%
(Nguồn: Báo cáo thẩm định DA xây dựng tổ hợp Crown Plaza)
Bảng 1.9: Khảo sát độ nhạy hai chiều – thay đổi công suất khai thác và giá bán sản phẩm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
NPV 121.018 Thay đổi giá bán sản phẩm
Thay đổi công suất khai thác DA 0% -30% -25% -11% -10% -5% 0% 5% 10% 15% -20% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 -17% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 -15% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 -5% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 0% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 2% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 5% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 8% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992 10% -197.080 -146.510 3.570 12.802 67.865 121.018 157.359 185.496 212.992
Thông thường phương pháp phân tích độ nhạy một chiều được áp dụng nhiều hơn vì nó khá đơn giản, trong khi phân tích độ nhạy nhiều chiều rất phức tạp. Tuy nhiên, phân tích độ nhạy nhiều chiều sẽ giúp đánh giá chính xác hơn: DA chủ yếu phụ thuộc vào công suất khai thác DA, còn không phụ thuộc vào sự thay đổi giá bán của sản phẩm.