Quy trình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thái Bình Dương (Trang 47)

Nhu cầu của con người về đồ ăn nhanh ngày càng tăng cao, chính vì thế mì ăn liền không thể thiếu trong mọi gia đình. Ninh Bình là một tỉnh dân số đông làm nông nghiệp , sản phẩm từ trồng trọt phong phú, đặc biệt là nguồn lao động rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của công ty. Chính vì vậy mà Công ty TNHH Thái Bình Dương đầu tư vào việc :

- Sản xuất và chế biến mì ăn liền

- Mua bán nguyên liệu để chế biến mì ăn liền

Để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế nói chung cũng như ngành sản xuất chế biến nói riêng, Công ty tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất kết hợp một số khâu lao động thủ công với dây chuyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá khép kín một số khâu trong dây chuyền sản xuất để tăng năng suất. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.

nghiệp

Sơ đồ 1- 01

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM

•Phối trộn: Nguyên liệu bột mì, phụ liệu ( tinh bột sắn, tinh bột khoai tây) được cân định lượng và phối trộn với 1 lượng nước nhất định, bột được nhào trộn khoảng 10 phút để tăng độ dẻo và độ đàn hồi cho sợi mì trong các công đoạn tiếp theo.

•Cắt, cán sợi : Bột khối sau khi nhào trộn được đưa qua cán thành bột tấm dày khoảng 1 mm. Sau khi cán thành tấm bột được đưa sang máy cắt tạo sợi, sợi mì có bề

Cắt, cán sợi Phối trộn

Cắt - định lượng Hấp

Làm nguội Vô khuôn - chiên

nghiệp

dày 1 mm, bề rộng khoảng 1.2mm.

•Hấp: Sau khi tạo sợi mì được đưa vào bồn hấp ở nhiệt độ 105oC với thời gian hấp từ 120-150s.

•Cắt – định lượng: Mì sau khi hấp đưa qua cắt định lượng thành từng vắt mì, rồi đưa qua tưới nước lèo nhằm làm tăng chất lượng sợi mì.

•Vô khuôn – chiên : Các vắt mì từ băng tải được đưa vào khuôn nhờ 1 ván trượt cong đặt ở đầu chảo chiên, các khuôn này nằm trên băng tải của thiết bị chiên liên tục và được đưa vào chảo chiên. Mì được chiên ở nhiệt độ 115-165oC.

•Làm nguội: Công đoạn nay nhằm làm giảm nhiệt độ trong vắt mì sau chiên và tách bọt dầu đọng lại trên vắt mì. Sau khi vắt mì nguội được phân loại và đóng gói thành phẩm.

•Kiểm tra và Đóng gói: Đóng gói sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình sản xuất, sản phẩm sau khi được chế biến xong cần kiểm tra kĩ về chất lượng, khối lượng để đảm bảo tính trung thực của nhà sản xuất, cũng như để tránh tình trạng chênh lệch nhau về khối lượng từng sản phẩm. Sản phẩm sau khi được kiểm tra kĩ lưỡng thì được đóng gói bao bì cẩn thận để bảo quản lâu dài và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bộ máy điều hành: Được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ để giảm chi phí hành chính. Do đó một số bộ phận phải kiêm nghiệm một số công việc.

- Bộ phận sản xuất: Dây chuyền sản xuất chính yêu cầu lao động có trình độ kỹ thuật. Bộ phận vận chuyển, bốc dỡ sử dụng lao động phổ thông.

- Mạng lưới kinh doanh tiếp thị đến tận cơ sở của người tiêu dùng.

Với mô hình tổ chức sản xuất của Công ty như vậy đã phần nào quán triệt được tư tưởng đổi mới cơ chế quản lý, xoá bỏ quan liêu bao cấp, tinh giảm bộ máy và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công nhân viên.

2.2.3 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thái Bình DươngBảng số 1- 01: B ng t ng h p k t qu ho t ế ạ động kinh doanh Bảng số 1- 01: B ng t ng h p k t qu ho t ế ạ động kinh doanh

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Giá trị ∑ sản

lượng Trđ 165.141 202.372 350.982 375.453 380.430

2 Doanh thu Trđ 102.178 163.796 184.102 190.530 198.490

3 Lợi nhuận Trđ 1.14 1.629 2.114 2.333 2.570

nghiệp

5 Thu nhậpbình quân Đ/n/t 1.517.627 2.342.991 2.574.364 2.800.780 3.200.000 (Trích từ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2008-

2009-2010-2011-2012)

Nhận xét: Mặc dù trong nền kinh tế khủng hoảng trên thế giới bao gồm cả việt Nam nhưng các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước dẫn đến chỉ tiêu: Lợi nhuận, mức nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng đáng kể. Điều đó cho thấy quy mô sản xuất của Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển trên cơ chế thị trường với những khó khăn và thử thách lớn. Đạt được kết quả này là do Công ty đã thường xuyên phân tích và dự đoán thị trường, biết phát huy lợi thế của mình, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thực tế; đầu tư đúng hướng, tiết kiệm chi phí sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty. Và đặc biệt đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập khá và ổn định.

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thái Bình Dương (Trang 47)