Kế toán tổng hợp biến động giảm TSCĐHH

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thái Bình Dương (Trang 30)

TSCĐHH của doanh ngiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán , thanh lý, do trả lại vốn các thành viên,…Tùy theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.

- Giảm TSCĐ do nhượng bán.

Căn cứ vào tình hình cụ thể kế toán ghi các bút toán sau:

Bút toán 1: Xóa sổ TSCĐ nhượng bán

Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ nhượng bán Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ nhượng bán

Bút toán 2 : Phản ánh giá nhượng bán TSCĐ

Nợ các TK liên quan: 111, 112, 131, …Tổng giá thanh toán Có TK 711: Giá nhượng bán (chưa có thuế GTGT) Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Nếu DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì phần ghi “ có TK 711” là tổng giá thanh toán.

Bút toán 3: Chi phí nhượng bán khác (sửa chữa,tân trang, môi giới…) phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ.

Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112, …

- Giảm TSCĐ do thanh lý:

Căn cứ vào chứng từ liên quan đến hoạt động thanh lý TSCĐ, kế toán ghi các bút toán sau:

+ Bút toán 1: Xóa sổ TSCĐ ( tương tự nhượng bán) + Bút toán 2: Số thu hồi về thanh lý:

Nợ TK 111, 112: Thu hồi bằng tiền

Nợ TK 152, 153: Thu hồi vật liệu, dụng cụ, nhập kho Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua

Có TK 3331 (33311) Thuế GTGT phải nộp nếu có Có TK 711: Thu nhập vê thanh lý

+ Bút toán 3: Tập hợp chi phí thanh lý

Nợ TK 811: Tập hợp chi phí thanh lý thực tế phát sinh Nợ TK 133( 1331): Thuế GTGT được khấu trừ nếu có Có TK liên quan: (111, 112, 331, 334…)

- Giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ:

Kế toán căn cứ vào giá trị còn lại của từng đối tượng TSCĐ cụ thể để ghi các bút toán cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại của TSCĐ không lớn, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế

Nợ TK 627(6273): Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641(6413): Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642 : Tính vào chi phí quản lý DN Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn, kế toán sẽ đưa vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính có liên quan:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế

Nợ TK 242: Giá trị còn lại tính vào chi phí trả trước Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

- Giảm giá trị TSCĐ do góp vốn liên doanh, liên kết

Nợ TK 222: Ghi tăng giá trị vốn góp vào cơ sở liên doanh

đồng kiểm soát, hoặc

Nợ TK 223: Ghi tăng giá trị vốn góp liên kết

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản góp vốn

Có TK 711: Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản Góp vốn< giá trị vốn góp được ghi nhận)

Ngược lại, nếu giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn, kế toán ghi tăng chi phí hoạt động khác:

Nợ TK 222: Nợ TK 223: Nợ TK 214:

Nợ TK 811: Phần chênh lệch

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ góp vốn

- Giảm do trả lại vốn góp cho các thành viên tham gia công ty bằng TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau:

Nợ TK 411: Ghi giảm số vốn đã trao trả cho các thành viên Nợ TK 214(2141): Giá trị hao mòn lũy kế

Nợ (hoặc có ) TK 412: Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản giao trả với giá thỏa thuận. Có TK 211: nguyên giá TSCĐ

- Giảm TSCĐ do phát hiện thiếu:

Căn cứ biên bản kiểm kê TSCĐ, kế toán ghi nhận giá trị TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý:

Nợ TK 214 (2141): Giá trị hao mòn Nợ TK 138: Giá trị thiếu chờ xử lý Có TK 211: Nguyên giá

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thái Bình Dương (Trang 30)